Trong cuộc đấu tranh giành, giữ và sử dụng chính quyền, các lực lượng chính trị từng bước hình thành nên các tổ chức, tập hợp lực lượng một cách chặt chẽ, có ý chí chung và hành động thống nhất, có mục tiêu, đường lối, phương pháp cụ thể, phù hợp... nhằm đưa cuộc đấu tranh đến thắng lợi. Mới đầu, các tổ chức này còn lẻ tẻ, dần dần nó được tổ chức ngày càng đông đảo hơn. Mỗi tổ chức đại biểu cho một nhóm lợi ích nhất định, nhằm đạt được những mục tiêu nhất định. Các tổ chức này cùng với nhà nước hợp thành hệ thống chính trị của xã hội. Ở Liên Xô, trước những năm sáu mươi của thế kỉ XX, người ta thường dùng khái niệm “hệ thống chuyên chính của giai cấp thống trị” (chỉ bao gồm các cơ quan nhà nước họp thành một hệ thống do giai cấp thống trị dựng nên để thống trị xã hội), dần dần được thay bằng “hệ thống chuyên chính vô sản”. Từ những năm sáu mươi của thế kỉ XX, khái niệm hệ thống chính trị chính thức được sử dụng trong các văn bản của Đảng Cộng sản Liên Xô và Nhà nước Xô Viết. Khái niệm này được ghi nhận trong Hiến pháp năm 1977 - Hiến pháp cuối cùng của Nhà nước Liên Xô (Chương I, Phần I). Hiến pháp (luật cơ bản) của Liên bang Cộng hoà xã hội chù nghĩa Xô Viết, được thông qua tại kì họp bất thường lần thứ 7, Khoá 9, ngày 07/10/1977 của Xô Viết tối cao Liên Xô, Nxb. Sách báo chính trị, Moskva, 1977, tr. 1 - 62 (tiếng Nga).
Khái niệm “hệ thống chính trị” được xem xét từ nhiều góc độ nghiên cứu khác nhau. Chẳng hạn, từ góc độ nghiên cứu nội dung và hình thức biểu hiện của các quan hệ chính trị trong xã hội,1 hệ thống chính trị được định nghĩa là phương thức thể hiện và phương tiện thực hiện các quan hệ chính trị. Từ góc độ nghiên cứu cơ cấu - chức năng của hệ thống chính trị thì hệ thống chính trị được quan niệm là tổng thể các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội trực tiếp nắm giữ hoặc tham gia thực thi quyền lực chính trị dưới sự lãnh đạo của một đảng cầm quyền hay liên minh các đảng cầm quyền. Quan hệ chính trị là quan hệ giữa các giai cấp, các tầng lớp xã hội liên quan tới việc giành, giữ và thực hiện quyền lực nhà nước…
Hệ thống chính trị là khái niệm đã xuất hiện trong sách báo chính trị pháp lý từ lâu. ở nước ta, vấn đề về hệ thống chính trị cũng đã được quan tâm nghiên cứu ở những góc độ khác nhau. Từ tháng 3 năm 1989, khái niệm này đã được sử dụng chính thức trong văn kiện của Đảng.
Hệ thống chính trị là một khái niệm có nội dung phong phú, được xem xét dưới nhiều góc độ khác nhau. Ở góc độ khái quát nhất, hệ thống chính trị được hiểu là một phạm trù thể hiện hình thức tổng quát nhất của chính trị và dân chủ, có nội dung chủ yếu là xác lập cơ chế thực hiện quyền lực chính trị và quyền lực nhà nước. Xét ở góc độ cấu trúc, hệ thống chính trị là một hệ thống thiết chế chính trị có mối quan hệ mật thiết với nhau. Xét theo góc độ chính trị - pháp lý gắn với mục tiêu và giá trị, hệ thống chính trị được hiểu là “một cơ cấu bao gồm nhà nước, các đảng phái, các đoàn thế, các tố chức xã hội chính trị tôn tại và hoạt động trong khuôn khổ của pháp luật hiện hành, được chế định theo tư tưởng giai cấp cầm quyền, nhằm tác động vào các quá trình kinh tế - xã hội với mục đích duy trì và phát triển chế độ đó"
Chính trị là một yếu tố thuộc kiến trúc thượng tầng, vì vậy các Vấn đề về hệ thống chính trị cũng cần được xem xét trong mối quan hệ chung giữa chính trị với kinh tế, văn hoá và xã hội. Theo đó, ứng với mỗi mô hình kinh tế - xã hội, tuỳ thuộc vào điều kiện và hoàn cảnh lịch sử cụ thể, có một mô hình tổ chức chính trị và dân chủ tương ứng. Ở nước ta, mô hình kinh tế - xã hội trước thời kì đổi mới được đặc trưng bằng cơ chế kế hoạch hoá tập trung, bao cấp và tương ứng với nó là hệ thống chuyên chính vô sản. Khi chuyển sang nền kinh tế thị trường định hướng chủ xã hội chủ nghĩa với những nhiệm vụ và mục tiêu cụ thể đòi hỏi phải có một hệ thống chính trị với những đặc trưng mới, phù hợp với yêu cầu phát triển của kinh tế - xã hội trong tình hình mới.
Kết quả tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị có tác động trực tiếp và mạnh mẽ đến sự phát triển của kinh tế - xã hội. Sự tác động đó có thể là tích cực nếu hệ thống chính trị được tổ chức và hoạt động phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của mô hình kinh tế - xã hội. Ngược lại, nếu hệ thống chính trị được tổ chức không phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của kinh tế - xã hội thì nó sẽ có tác động tiêu cực tới quá trình phát triển của kinh tế - xã hội.
Xuất phát từ bản chất của chế độ chính trị và những điều kiện lịch sử cụ thể, hệ thống chính trị của mỗi nước cũng có những đặc thù riêng. Hệ thống chính trị của nước ta hình thành và phát triển trong quá trình đấu tranh cách mạng, chính thức ra đời từ Cách mạng tháng Tám và ngày càng hoàn thiện. Theo những quy định trong Chương I Hiến pháp năm 2013, hệ thống chính trị của nước Cộng hoà chủ xã hội chủ nghĩa Việt Nam bao gồm: Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước Cộng hoà chủ xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Công đoàn Việt Nam, Hội nông dân Việt Nam, Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam và Hội cựu chiến binh Việt Nam, trong đó Đảng Cộng sản Việt Nam là hạt nhân chính trị lãnh đạo và Nhà nước là trụ cột của hệ thống chính trị.
Nội dung bài viết:
Bình luận