“Làm kho bạc nhà nước nhàn lắm, không áp lực! Làm kho bạc nhà nước lương cao, rất được trọng vọng!” Chắc hẳn những bạn đang theo đuổi nghề công chức đã từng nghe rất nhiều lời nhận xét như vậy về công chức Kho bạc nhà nước. Vậy cụ thể công việc của Công chức kho bạc nhà nước là gì? Lương thưởng ra sao?Cùng Tìm Hiểu Hệ Số Lương Kho Bạc Nhà Nước được quy định như thế nào? qua bài viết sau.
Tìm Hiểu Hệ Số Lương Kho Bạc Nhà Nước
1. Công chức Kho bạc nhà nước là gì?
Kho bạc Nhà nước là cơ quan trực thuộc Bộ Tài chính, thực hiện chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Tài chính quản lý nhà nước về quỹ ngân sách nhà nước, các quỹ tài chính nhà nước; quản lý ngân quỹ nhà nước; tổng kế toán nhà nước; thực hiện việc huy động vốn cho ngân sách nhà nước và cho đầu tư phát triển thông qua hình thức phát hành trái phiếu Chính phủ theo quy định của pháp luật.
Công chức Kho bạc nhà nước là tên gọi chung của tất cả các ngạch công chức chuyên môn xử lý nghiệp vụ kho bạc. Công chức Kho bạc nhà nước sẽ trực tiếp hoặc gián tiếp thực hiện một phần hành công việc thuộc nghiệp vụ quản lý kho bạc theo sự phân công của đơn vị.
2. Chức trách, nhiệm vụ công chức Kho bạc nhà nước
Theo Điều 3 Quyết định 26/2015/QĐ-TTg ngày 08/7/2015 quy định Kho bạc Nhà nước được tổ chức thành hệ thống dọc từ Trung ương đến địa phương theo đơn vị hành chính, đảm bảo nguyên tắc tập trung, thống nhất như sau:
– Cơ quan Kho bạc Nhà nước ở Trung ương:
(1) Vụ Tổng hợp – Pháp chế;
(2) Vụ Kiểm soát chi;
(3) Vụ Kho quỹ;
(4) Vụ Hợp tác quốc tế;
(5) Vụ Thanh tra – Kiểm tra;
(6) Vụ Tổ chức cán bộ;
(7) Vụ Tài vụ – Quản trị;
(8) Văn phòng;
(9) Cục Kế toán nhà nước;
(10) Cục Quản lý ngân quỹ;
(11) Cục Công nghệ thông tin;
(12) Sở Giao dịch Kho bạc Nhà nước;
(13) Trường Nghiệp vụ Kho bạc;
(14) Tạp chí Quản lý Ngân quỹ Quốc gia.
Các tổ chức quy định từ (1) đến (12) là tổ chức hành chính giúp Tổng Giám đốc thực hiện chức năng quản lý nhà nước; các tổ chức quy định tại (13) và (14) là tổ chức sự nghiệp.
– Cơ quan Kho bạc Nhà nước ở địa phương:
+ Kho bạc Nhà nước ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi chung là Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh) trực thuộc Kho bạc Nhà nước.
+ Kho bạc Nhà nước ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (gọi chung là Kho bạc Nhà nước cấp huyện) trực thuộc Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh.
Kho bạc Nhà nước được tổ chức điểm giao dịch tại các địa bàn có khối lượng giao dịch lớn theo quy định của pháp luật.
Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh, Kho bạc Nhà nước cấp huyện có tư cách pháp nhân, con dấu riêng, được mở tài khoản tại Ngân hàng Nhà nước và các ngân hàng thương mại theo quy định của pháp luật.
3. Lương và thưởng công chức Kho bạc nhà nước
Lương và thưởng công chức Kho bạc nhà nước
Về thu nhập, đối với các bạn nhân viên tập sự, lương sẽ lấy theo 85%, nhân viên chính thức lấy 100% lương. Hiện lương công chức Kho bạc được đánh giá rơi vào khoảng 6-8 triệu tùy vị trí. Nếu đi vùng cao có thể lên tới gần 10 triệu.
Tổng lương = { Hệ số lương + hệ số phụ cấp(chức vụ, khu vực, thu hút, ưu đãi….)} x lương tối thiểu.
Theo Quyết định, các nội dung chi thực hiện theo chế độ, tiêu chuẩn định mức đã được cơ quan có thẩm quyền ban hành. Bộ trưởng Bộ Tài chính phê duyệt, ban hành định mức chi nghiệp vụ KBNN trên cơ sở vận dụng các tiêu chuẩn, mức chi quy định hiện hành, phù hợp tình hình cụ thể và khả năng nguồn kinh phí.
Mức chi tiền lương, tiền công đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động bình quân toàn hệ thống KBNN áp dụng không vượt quá 1,8 lần và chi bổ sung thu nhập từ kinh phí tăng thu tiết kiệm chi không vượt quá 0,2 lần so với mức lương đối với cán bộ, công chức, viên chức do Nhà nước quy định; tiền lương tăng thêm và bổ sung thu nhập không bao gồm phụ cấp công vụ, phụ cấp làm đêm, làm thêm giờ.
Mức chi tiền lương, tiền công đối với cán bộ, công chức, viên chức của KBNN được điều chỉnh phù hợp với lộ trình cải cách chính sách tiền lương của Nhà nước và chấm dứt khi thực hiện chế độ tiền lương mới.
Nghị quyết về dự toán ngân sách Nhà nước năm 2019 được Quốc hội thông qua ngày 9/11 quy định từ ngày 1/7/2019, mức lương cơ sở sẽ tăng từ 1,39 triệu lên thành 1,49 triệu đồng/tháng.
Vì vậy, lương trung bình của công chức kho bạc có thể tính xấp xỉ như sau:
– Lương cơ bản 2,34x1490k = 3486k
– Phụ cấp kho bạc nhà nước- phụ cấp công vụ: 25% = 871k
– Phụ cấp đặc thù ngành: 1,8 x lương cơ bản = 1,8 x 2,34x 1490 = 6276k
– Tiền phụ cấp ăn trả mỗi quý = 2700k : 3 = 900k
– Tiền abc thưởng =2000k : 3= 667k
Trừ bảo hiểm xã hội 8% và bảo hiểm y tế 1,5 % thì còn khoảng 10 triệu.
Ngoài ra các các dịp lễ tết, tiền ăn chưa, thưởng cuối năm, nhân viên sẽ được phụ cấp thêm 1 khoản chi phí.
4. Câu hỏi thường gặp
4.1 Hệ số lương là gì?
Hệ số lương là một con số dùng để tính toán mức lương cơ bản của cán bộ, công chức, viên chức dựa trên mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.
4.2 Các yếu tố nào ảnh hưởng đến việc tăng hệ số lương?
Các yếu tố ảnh hưởng đến việc tăng hệ số lương bao gồm:
- Thâm niên công tác: Cán bộ có thời gian làm việc dài hơn thường được tăng bậc lương.
- Hiệu suất công việc: Kết quả đánh giá công việc hàng năm có thể ảnh hưởng đến việc tăng hệ số lương.
- Đào tạo và nâng cao trình độ chuyên môn.
- Được thăng chức hoặc chuyển sang vị trí công việc có hệ số lương cao hơn.
4.3 Có cần điều kiện gì để được tăng bậc hệ số lương không?
Để được tăng bậc hệ số lương, cán bộ thường cần đáp ứng các điều kiện như:
- Hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
- Đủ thời gian làm việc tối thiểu theo quy định cho từng bậc lương.
- Tham gia các khóa đào tạo nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ (nếu có yêu cầu).
- Không vi phạm kỷ luật lao động.
Trên đây là toàn bộ thông tin tư vấn mà chúng tôi sưu tầm và muốn chia sẻ đến quý bạn đọc về quy định liên quan đến hệ số lương kho bạc nhà nước. Nếu có bất kỳ thắc mắc liên quan, bạn đọc vui lòng liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ tư vấn.
Nội dung bài viết:
Bình luận