Nền kinh tế của nước ta hiện nay đang trên đà phát triển hội nhập cùng với nền kinh tế toàn cầu. Cùng với quá trình đổi mới cơ chế quản lý kinh tế của đất nước, kiểm toán Việt Nam ngày càng thể hiện vai trò quan trọng, góp phần tạo nên sự lành mạnh hóa nền tài chính quốc gia và chất lượng quản trị. Pháp luật về kiểm toán được hình thành từ khá sớm và tạo tiền đề cho sự ra đời của các tổ chức kiểm toán như hiện nay. Vậy hệ số lương của kiểm toán nhà nước được pháp luật quy định như thế nào? Mời quý bạn đọc cùng tham khảo bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về vấn đề này nhé!
hệ số lương của kiểm toán nhà nước
1. Kiểm toán là gì?
Kiểm toán trong tiếng Anh gọi là Audit.
Kiểm toán được hiểu là ột quá trình thu thập và đánh giá, xác thực các bằng chứng liên quan đến thông tin tài chính của doanh nghiệp, tổ chức nhằm xác định và báo cáo mức độ phù hợp giữa các thông tin đó đối với các chuẩn mực đã được thiết lập. Hay nói một cách đơn giản, kiểm toán là việc kiểm tra, xác minh tính trung thực của báo cáo tài chính, qua đó cung cấp những thông tin chính xác nhất về tình hình tài chính của doanh nghiệp, tổ chức. Trong đó, báo cáo tài chính bao gồm bảng cân đối kế toán, báo cáo thu nhập, báo cáo thay đổi vốn chủ sở hữu, báo cáo lưu chuyển tiền tệ, các chính sách kế toán quan trọng và các thuyết minh khác.
Ngành kiểm toán có sức ảnh hưởng lớn đến nhiều đối tượng, không chỉ đối với chủ thể doanh nghiệp được kiểm toán mà còn là căn cứ quan trọng của những nhà đầu tư đang quan tâm đến tình hình tài chính. Báo cáo tài chính còn là cơ sở pháp lý để xác định trách nhiệm và nghĩa vụ của một tổ chức đối với cơ quan nhà nước.
Xét về hình thức kiểm toán, có 3 loại kiểm toán gồm:
- Kiểm toán nhà nước: được thực hiện bởi cơ quan kiểm toán Nhà nước, tiến hành theo luật định và không thu phí, thông thường đối tượng được kiểm toán là những doanh nghiệp nhà nước.
- Kiểm toán độc lập: đâylà hình thức kiểm toán được thực hiện bởi các kiểm toán viên thuộc các công ty độc lập chuyên cung cấp dịch vụ kiểm toán. Nhiệm vụ chính của các kiểm toán viên là kiểm toán những báo cáo tài chính, các công ty độc lập có thể sẽ cung cấp một số dịch vụ khác về tài chính và kinh tế, tùy thuộc theo yêu cầu của khách hàng. Các công ty kiểm toán này nhận được sự tin cậy của bên thứ ba hoặc nhà đầu tư.
- Kiểm toán nội bộ: là những kiểm toán viên trong chính nội bộ của công ty, tổ chức. Việc kiểm toán được thực hiện theo yêu cầu của ban Quản trị hoặc Ban Giám đốc. Kiểm toán nội bộ thường được áp dụng trong nội bộ công ty mà ít nhận được sự tin cậy từ bên ngoài do người thực hiện kiểm toán là nhân viên trong công ty và làm việc dưới sự chỉ đạo của cấp trên.
Bạn đang quản lý một doanh nghiệp và muốn có một giải pháp kiểm toán toàn diện? ACC Group cung cấp dịch vụ kiểm toán trọn gói, đảm bảo rằng mọi khía cạnh của doanh nghiệp bạn đều được kiểm tra kỹ lưỡng. Hãy khám phá thêm về dịch vụ kiểm toán trọn gói cho doanh nghiệp của chúng tôi và tại sao nó là sự lựa chọn tốt cho bạn.
2. Các chức danh Kiểm toán viên nhà nước
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 20 Luật Kiểm toán nhà nước năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2020 quy định về các ngạch kiểm toán viên nhà nước, theo đó, Kiểm toán viên nhà nước gồm các ngạch sau đây:
- a) Kiểm toán viên;
- b) Kiểm toán viên chính;
- c) Kiểm toán viên cao cấp.
Như vậy, theo quy định của pháp luật hiện hành thì có ba mã ngạch của Kiểm toán viên, bao gồm: Kiểm toán viên; Kiểm toán viên chính và Kiểm toán viên cao cấp.
Cơ sở phân ngạch này dựa trên quy định chung của pháp luật công chức, khi trong pháp luật công chức quy định về phân chia ngạch công chức, mà bản thân các Kiểm toán viên nói chung là những công chức, do đó, Kiểm toán nhà nước cũng phải tiến hành phân ngạch Kiểm toán viên, đảm bảo sự phù hợp với pháp luật công chức.
Hiện nay chức danh và việc phân ngạch Kiểm toán viên nhà nước được quy định tại Quyết định 1922/QĐ-KTNN ngày 15 tháng 11 năm 2021 do Tổng Kiểm toán nhà nước ban hành Quy định chức danh, mã số ngạch và tiêu chuẩn nghiệp vụ chuyên môn các ngạch Kiểm toán viên nhà nước.
Tại Điều 2 của Quyết định này quy định về chức danh và mã ngạch của Kiểm toán viên nhà nước như sau:
1. Ngạch Kiểm toán viên | Mã số ngạch: 06.043 |
2. Ngạch Kiểm toán viên chính | Mã số ngạch: 06.042 |
3. Ngạch Kiểm toán viên cao cấp | Mã số ngạch: 06.041 |
3. Hệ số lương của kiểm toán nhà nước
Hệ số lương của công chức Kiểm toán nhà nước được quy định tại Phụ lục 3 ban hành kèm theo Nghị quyết 325/2016/UBTVQH14 quy định chế độ đối với cán bộ, công chức của Kiểm toán Nhà nước do Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành, theo đó:
BẢNG HỆ SỐ LƯƠNG CỦA CÔNG CHỨC KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC
Số TT |
Nhóm chức danh |
Bậc 1 |
Bậc 2 |
Bậc 3 |
Bậc 4 |
Bậc 5 |
Bậc 6 |
Bậc 7 |
Bậc 8 |
Bậc 9 |
1 |
Loại A3 | |||||||||
Hệ số lương |
6,20 |
6,56 |
6,92 |
7,28 |
7,64 |
8,00 |
||||
2 |
Loại A2 | |||||||||
Hệ số lương |
4,40 |
4,74 |
5,08 |
5,42 |
5,76 |
6,10 |
6,44 |
6,78 |
||
Loại A1 | ||||||||||
3 |
Hệ số lương |
2,34 |
2,67 |
3,00 |
3,33 |
3,66 |
3,99 |
4,32 |
4,65 |
4,98 |
Ghi chú:
Đối tượng áp dụng bảng lương cán bộ, công chức ngành Kiểm toán nhà nước như sau:
- Loại A3 gồm: Chuyên viên cao cấp, Kiểm toán viên cao cấp và tương đương;
- Loại A2 gồm: Chuyên viên chính, Kiểm toán viên chính và tương đương;
- Loại A1 gồm: Chuyên viên, Kiểm toán viên và tương đương.
Trên đây là toàn bộ nội dung giới thiệu của chúng tôi về vấn đề hệ số lương của kiểm toán nhà nước, cũng như các vấn đề pháp lý có liên quan. Trong quá trình tìm hiểu nếu như quý bạn đọc còn thắc mắc và có nhu cầu sử dụng dịch vụ tư vấn của ACC về hệ số lương của kiểm toán nhà nước vui lòng liên hệ với chúng tôi bằng cách để lại bình luận hoặc liên hệ qua các thông tin dưới đây để được tư vấn và giải đáp một cách cụ thể nhất.
Nội dung bài viết:
Bình luận