Hành vi không tuân thủ pháp luật là gì? [Chi tiết 2024]

Thực tế đã cho thấy, tuân thủ pháp luật luôn là một trong những nguyên tắc thực hiện trong xã hội của các chủ thể khi tham gia vào các mối quan hệ xã hội. Do đó, khi thực hiện một hành vi mà pháp luật không cho phép thì tùy thuộc vào từng trường hợp khác nhau mà có thể hiểu là công dân không tuân thủ pháp luật.

Vi Pham Ky Luat La Gi
Hành vi không tuân thủ pháp luật là gì?

1. Hành vi không tuân thủ pháp luật là gì?

Tuân thủ pháp luật là một trong những nội dung bắt buộc đối với mỗi công dân. Do đó, khi thực hiện một hành vi mà pháp luật không cho phép thì tùy thuộc vào từng trường hợp khác nhau mà có thể hiểu là công dân không tuân thủ pháp luật.

2. Doanh nghiệp sẽ phải đối mặt với những bất lợi gì khi không tuân thủ pháp luật?

Nhiều Doanh nghiệp chưa hiểu biết rõ các quy định của pháp luật nhưng lại có hành vi “lách luật”, không tuân thủ pháp luật sẽ dẫn đến việc Doanh nghiệp lúng túng, không biết xử lý như thế nào khi có rủi ro xảy ra. Khi không hiểu rõ các quy định của pháp luật, việc “lách luật” hay không tuân thủ pháp luật sẽ ảnh hưởng rất lớn đối với hoạt động kinh doanh của Doanh nghiệp. Doanh nghiệp có thể sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi không tuân thủ quy định pháp luật, nghiêm trọng hơn thì Doanh nghiệp có thể bị đình chỉ hoạt động, thu hồi Giấy đăng ký Doanh nghiệp.

Hiện nay nhiều Doanh nghiệp vừa và nhỏ có tình trạng “lách luật” không giao kết hợp đồng lao động theo quy định của pháp luật. Công ty A (xin được dấu tên) là cơ sở sản xuất đồ gia dụng, để sản xuất đủ số lượng theo yêu cầu của thị trường, Công ty này đã tuyển thêm 20 nhân công trong độ tuổi từ 30-35 để phục vụ sản xuất.

Tuy nhiên, khi đại diện nhóm nhân công đề nghị ký kết hợp đồng lao động bằng văn bản thì Công ty từ chối với lý do công việc mùa vụ trong 5 tháng nên chỉ cần lập hợp đồng bằng lời nói. Do nhóm nhân công này không hiểu rõ về quy định của pháp luật nên đã làm việc cho Công ty A nhiều hơn 05 tháng với quyền và lợi ích của mình không được đảm bảo.

Khi cơ quan có thẩm quyền kiểm tra, Công ty này đã bị xử phạt hành chính với số tiền là 10.000.000 đồng với hành vi giao kết hợp đồng lao động không bằng văn bản với người lao động làm công việc có thời hạn từ đủ 01 tháng trở lên theo quy định tại Điều 9 Nghị định số 12/2022/NĐ-CP ngày 17/01/2022 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng đối với các hành vi vi phạm quy định về giao kết hợp đồng lao động và đồng thời áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả buộc Công ty A giao kết hợp đồng lao động bằng văn bản với người được ủy quyền giao kết hợp đồng lao động cho nhóm 20 người lao động trên.

Có thể thấy, đây chỉ là trường hợp nhỏ với mức xử phạt “khá nhẹ” cho hành vi không tuân thủ quy định của pháp luật. Do đó, để đảm bảo tối đa quyền và lợi ích của mình trong kinh doanh, Doanh nghiệp cần hiểu rõ và tuân thủ đúng các quy định mà pháp luật đề ra đối với hoạt động kinh doanh của mình,

Pháp luật đặt ra để điều chỉnh hành vi của các cá nhân, tổ chức. Trường hợp Doanh nghiệp không tuân thủ các quy định của pháp luật sẽ dễ dàng nhận thấy hậu quả rằng quyền và lợi ích của Doanh nghiệp sẽ không được bảo đảm. Bên cạnh đó, hiện nay, Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách nhằm hỗ trợ, tạo điều kiện cho Doanh nghiệp phát triển sau dịch bệnh Covid-19. Do đó, Doanh nghiệp không tuân thủ pháp luật sẽ gặp khó khăn trong việc hưởng những chính sách ưu đãi này của Nhà nước.

Pháp luật đặt ra để điều chỉnh hành vi của các cá nhân, tổ chức. Trường hợp Doanh nghiệp không tuân thủ các quy định của pháp luật sẽ dễ dàng nhận thấy hậu quả rằng quyền và lợi ích của Doanh nghiệp sẽ không được bảo đảm. Bên cạnh đó, hiện nay, Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách nhằm hỗ trợ, tạo điều kiện cho Doanh nghiệp phát triển sau dịch bệnh Covid-19. Do đó, Doanh nghiệp không tuân thủ pháp luật sẽ gặp khó khăn trong việc hưởng những chính sách ưu đãi này của Nhà nước.

3. Giải pháp đảm bảo việc tuân thủ pháp luật cho Doanh nghiệp

Chủ Doanh nghiệp cần không ngừng học hỏi, nâng cao sự hiểu biết về pháp luật của mình trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh. Hiện nay, Nhà nước không ngừng đổi mới, hoàn thiện hệ thống pháp luật để phù hợp với từng thời kỳ và đảm bảo cho việc làm cơ sở để xử lý các hành vi vi phạm. Do đó, Doanh nghiệp cần nỗ lực hơn nữa trong việc tiếp cận, tìm hiểu về các quy định pháp luật liên quan đến lĩnh vực hoạt động của mình. Bên cạnh đó, như đã phân tích ở trên, Doanh nghiệp có thể thấy, việc tuân thủ pháp luật trong quá trình hoạt động kinh doanh là vô cùng quan trọng. Tuân thủ pháp luật là một trong những yếu tố quan trọng để tạo nên sự thành bại của một Doanh nghiệp.

Để đảm bảo cho việc tuân thủ pháp luật trong hoạt động kinh doanh, ngoài việc Doanh nghiệp tự mình học hỏi, nâng cao kiến thức về pháp luật, Doanh nghiệp có thể nhờ sự trợ giúp, tư vấn của Luật sư và văn phòng luật. Đối với những Doanh nghiệp lớn thông thường sẽ có bộ phận pháp chế nội bộ Doanh nghiệp, bộ phận này sẽ tư vấn, theo dõi quá trình tuân thủ pháp luật của Doanh nghiệp. Đối với các Doanh nghiệp vừa và nhỏ, chưa có bộ phận pháp chế hoặc bộ phận pháp chế chưa đủ mạnh để đảm bảo việc tuân thủ pháp luật của Doanh nghiệp, Doanh nghiệp có thể tham khảo sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật sư và văn phòng luật bên ngoài.

Luật sư và văn phòng luật có thể sẽ hỗ trợ Doanh nghiệp ngay cả những vấn đề có nguy cơ tiềm ẩn rủi ro, đảm bảo việc tuân thủ pháp luật của Doanh nghiệp trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh. Doanh nghiệp cần nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của việc tuân thủ pháp luật. Sự am hiểu, hiểu biết về pháp luật là chưa đủ để tuân thủ pháp luật. Tuân thủ pháp luật là hành vi xuất phát từ nhận thức của mỗi chủ Doanh nghiệp. Có nhiều đơn vị, cá nhân mặc dù am hiểu rất rõ về pháp luật, tuy nhiên vì lợi ích kinh tế mà sẵn sàng “lách luật”, không tuân thủ pháp luật. Do đó, nhận thức về tầm quan trọng của việc tuân thủ pháp luật là một yếu tố vô cùng quan trọng để biết được rằng Doanh nghiệp đó có thực sự tuân thủ hay không.

Trên đây là toàn bộ nội dung liên quan đến thắc mắc Hành vi không tuân thủ pháp luật là gì? mà ACC đã chia sẻ đến quý bạn đọc. Hy vọng rằng với những thông tin trên, quý bạn đọc có thể áp dụng được trong cuộc sống và công việc. Mọi thông tin thắc mắc, vui lòng liên hệ với chúng tôi; ACC với đội ngũ chuyên viên với nhiều năm kinh nghiệm trong nghề sẽ hỗ trợ quý bạn đọc một cách chuyên nghiệp và nhanh chóng nhất. Công ty Luật ACC - Đồng hành pháp lý cùng bạn.

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (888 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo