Phân biệt hàng hóa mậu dịch và hàng phi mậu dịch

Kế toán tại các doanh nghiệp xuất nhập khẩu hàng ngày sẽ phải thực hiện các bút toán ghi nhận hoạt động để duy trì thông tin kế toán đảm bảo các hoạt động hỗ trợ quản trị như lập báo cáo, tham mưu. Một trong các bút toán mà họ thực hiện thường xuyên nhất chính là hạch toán hàng nhập khẩu. Vậy hạch toán hàng mẫu nhập khẩu phi mậu dịch như thế nào? Và hàng hoá mậu dịch khác so với hàng mậu dịch ra sao? Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, mời bạn đọc cùng theo dõi bài viết: Phân biệt hàng hóa mậu dịch và hàng phi mậu dịch.

Hach Toan Ke Toan La Gi

Phân biệt hàng hóa mậu dịch và hàng phi mậu dịch

1. Hàng hóa phi mậu dịch là gì?

Hàng hóa phi mậu dịch là các loại hàng mẫu, hàng biếu tặng, hàng khuyến mại. Tất cả các mặt hàng này sẽ không phải chịu bất kỳ một chi phí nào khi mang về sử dụng. Bên cạnh đó, hàng hóa phi mậu dịch sẽ không được phép bán và cũng không được khấu trừ thuế.

Hàng hóa phi mậu dịch là những loại hàng hóa nhập khẩu không mang mục đích thương mại, không thuộc danh mục hàng cấm nhập khẩu, nhập khẩu theo giấy phép quy định của các cơ quan quản lý chuyên ngành.

Hàng hóa nhập phi mậu dịch sẽ phải nộp thuế ngay trước khi thông quan hàng hóa gồm các mặt hàng sau đây:

  • Quà biếu, quà tặng, của các tổ chức, cá nhân ở nước ngoài gửi cho các cá nhân, tổ chức ở Việt Nam hoặc của các cá nhân, tổ chức ở Việt Nam gửi cho các cá nhân, tổ chức ở nước ngoài;
  • Hàng hóa của các cơ quan đại diện ngoại giao, các tổ chức quốc tế đang làm việc tại Việt Nam và những người làm việc tại các cơ quan, tổ chức trên;
  • Hàng hóa viện trợ nhân đạo;
  • Hàng hóa tạm nhập khẩu của những cá nhân được Nhà nước Việt Nam cho miễn thuế;
  • Các loại hàng mẫu không thanh toán;
  • Dụng cụ nghề nghiệp, các phương tiện làm việc của những người xuất nhập cảnh;
  • Hành lý cá nhân của người nhập cảnh gửi theo vận tải đơn, hàng hóa mang theo người của người nhập cảnh vượt tiêu chuẩn miễn thuế;
  • Tài sản di chuyển của các cá nhân, tổ chức;
  • Các loại hàng hóa phi mậu dịch khác.

2. Chi tiết về hạch toán hàng mẫu nhập khẩu phi mậu dịch

Dưới đây là cách hạch toán hàng hóa phi mậu dịch:

Khi hàng về: Vì hàng phi mậu dịch là không phải thanh toán nên hạch toán thẳng vào chi phí quản lý.

  • Nợ TK 642
  • Có TK 711

Hạch toán phí:

  • Nợ TK 642
  • Có TK 3333
  • Có TK 33312

Khi nộp thuế nhập khẩu, thuế giá trị gia tăng hàng nhập khẩu:

  • Nợ TK 3333, 33312
  • Có TK 111, 112

Đồng thời phản ánh thuế giá trị gia tăng hàng nhập khẩu được khấu trừ:

  • Nợ TK 133
  • Có TK 711

3. Phân biệt hàng hóa mậu dịch và hàng phi mậu dịch

Giống nhau:

Hai loại hàng hóa này có hai điểm chung nổi bật đó là:

  • Thứ nhất, cả hai loại hàng hóa phi mậu dịch và hàng hóa mậu dịch đều phải trả phí giá trị gia tăng cho nhà nước và các khoản phí quốc tế có kèm theo theo quy định.
  • Thứ hai là cả hai loại hàng này đều phải kèm theo hóa đơn để các cơ quan tổ chức có thể kiểm soát được giá trị và kiểm định tính chính xác. Tránh những trường hợp vận chuyển phi pháp giả danh làm các hàng hóa mậu dịch hay phi mậu dịch.
Cả hai loại hàng hóa đều phải nộp thuế giá trị gia tăng cho nhà nước

Khác nhau:

Vậy còn điểm khác nhau giữa hàng hóa mậu dịch và hàng hóa phi mậu dịch là gì? Dựa vào các thông tin và chúng tôi cung cấp ở trên có lẽ bạn cũng có thể biết được đặc điểm khác nhau cơ bản của hai hình thức này là gì phải không?

Đúng vậy, hai loại hàng hóa này cũng có hai điểm khác biệt cơ bản về thời gian và mục đích:

  • Mục đích: Hàng mậu dịch được xuất nhập khẩu với mục đích mua bán, kinh doanh, phục vụ cho sản xuất, còn hàng hóa phi mậu dịch chỉ được phép xuất nhập khẩu với mục đích biếu tặng, viện trợ, không được phép trao đổi, mua bán vì mục đích thương mại.
  • Thời gian: Thời gian thanh toán của hàng phi mậu dịch nhanh hơn, do đó thời gian nhận hàng của loại hàng hóa này cũng được rút ngắn hơn so với các hàng hóa mậu dịch.

4. Hàng hóa phi mậu dịch có được khấu trừ thuế đầu vào hay không?

Trường hợp nhập khẩu hàng hóa bằng tờ khai hải quan hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu phi mậu dịch, không có chứng từ thanh toán tiền mua hàng hóa không được khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào vì hàng hóa nhập khẩu bằng tờ khai hải quan hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu phi mậu dịch không phải là hàng hóa mua bán nhằm mục đích thương mại nên không phát sinh nghĩa vụ thanh toán, không có hợp đồng và hóa đơn thể hiện việc mua bán hàng hóa.

4. Những lưu ý đối với việc nhập khẩu hàng phi mậu dịch

Hàng phi mậu dịch là một danh từ được chỉ chung cho tất cả các mặt hàng nhập khẩu nhưng không nằm trong mục đích kinh doanh. Khi làm các thủ tục đối với hàng phi mậu dịch cũng cần phải lưu ý những điều như sau:

– Hàng phi mậu dịch cũng phải nộp thuế nhập khẩu. Nếu như đơn hàng trị giá dưới 1.000.000 VNĐ thì sẽ không cần phải đóng thuế,

– Hàng phi mậu dịch cũng sẽ được hưởng thuế ưu đãi nếu có chứng nhận về xuất xứ.

– Thuế GTGT hàng nhập khẩu phi mậu dịch sẽ không được khấu trừ, bởi vì tất cả hàng hóa nhập khẩu phi mậu dịch đều không phục cho mục đích sản xuất kinh doanh nên sẽ không được khấu trừ thuế. Thuế giá trị gia tăng đầu vào sẽ được đưa vào chi phí khác trong hồ sơ khai báo Thuế.

– Hàng phi mậu dịch có thể được bán ra với dạng thanh lý tài sản, ghi nhận cho doanh thu khác của doanh nghiệp.

– Hàng phi mậu dịch có thể là những hàng hóa thanh toán hay không thanh toán qua ngân hàng (thanh toán qua mẫu hay là hàng viện trợ thì không cần thanh toán).

– Hàng phi mậu dịch đa phần sẽ không phải kiểm tra chuyên ngành hay làm những chứng nhận hợp chuẩn, hợp quy hay công bố sản phẩm.

Trên đây là các nội dung giải đáp của chúng tôi về Phân biệt hàng hóa mậu dịch và hàng phi mậu dịch. Trong quá trình tìm hiểu, nếu như các bạn cần Công ty Luật ACC hướng dẫn các vấn đề pháp lý vui lòng liên hệ với chúng tôi để được giải đáp.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo