Biện pháp hạn chế xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu là gì?

Trong thập niên 90 của thế kỉ XX, Hoa Kỳ phàn nàn Nhật Bản thặng dư trong mua bán với Hoa Kỳ quá nhiều và Nhật Bản bảo hộ ngành sản xuất thiết bị máy bay trong nước. Sau khi đàm phán thất bại, Hoa Kỳ quyết định trả đũa bằng luật Super 3013 nhằm hạn chế nhập khẩu ô tô từ Nhật. Sau đó, Nhật phải nhượng bộ tự hạn chế xuất khẩu ô tô sang Hoa Kỳ và tăng nhập máy bay từ Hoa Kỳ. Tranh chấp thương mại mới kết thúc.

Như vậy, chúng ta có thể thấy rằng tùy thuộc vào tình hình sản xuất kinh doanh các mặt hàng trong nước, căn cứ trên nhu cầu thực tế về nền kinh tế của mỗi quốc gia sẽ lựa chọn cho mình những biện pháp hạn chế lượng hàng hóa xuất đi hoặc nhập vào trong mỗi thời kì. Trong bài viết dưới đây, hãy cùng ACC tìm hiểu đôi chút về biện pháp hạn chế xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu nhé.

Biện Pháp Hạn Chế Xuất Khẩu, Hạn Chế Nhập Khẩu Là Gì
Biện pháp hạn chế xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu là gì?

Việt Nam là một nước đang phát triển, do đó, để bảo đảm nền kinh tế phát triển một cách bền vững, để điều tiết nền kinh tế, bảo vệ các doanh nghiệp trong nước, cân bằng hoặc có lợi thế hơn về cán cân thương mại, Nhà nước đã xây dựng các quy định chặt chẽ về xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa. Trong đó, có quy định về biện pháp hạn chế xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu trong Luật quản lý ngoại thương năm 2017.

Khái niệm

Tại Điều 15 Luật Quản lý ngoại thương 2017 định nghĩa biện pháp hạn chế xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu như sau:

Hạn chế xuất khẩu là biện pháp do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định áp dụng nhằm hạn chế số lượng, khối lượng, trị giá của hàng hóa xuất khẩu, cửa khẩu xuất khẩu hàng hóa, quyền xuất khẩu hàng hóa của thương nhân.

Hạn chế nhập khẩu là biện pháp do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định áp dụng nhằm hạn chế số lượng, khối lượng, trị giá của hàng hóa nhập khẩu, cửa khẩu nhập khẩu hàng hóa, quyền nhập khẩu hàng hóa của thương nhân.

Như vậy, các biện pháp hạn chế xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu nhằm hạn chế về số lượng, khối lượng, trị giá của hàng hóa, cửa khẩu xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa và quyền xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa của thương nhân thông qua việc thực hiện chế độ hạn ngạch xuất khẩu, hạn ngạch nhập khẩu, hạn ngạch thuế quan, chỉ định cửa khẩu xuất khẩu, nhập khẩu, chỉ định thương nhân xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa.

Các trường hợp ngoại lệ

Tại Điều 16 Luật Quản lý ngoại thương 2017 quy định các trường hợp ngoại lệ như sau:

“1. Việc xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa bị hạn chế xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu quy định tại Mục này không vì mục đích thương mại được thực hiện theo quy định của pháp luật có liên quan.

2. Việc xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa bị hạn chế xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu quy định tại Mục này đối với khu vực hải quan riêng được thực hiện theo quy định tại Mục 8 Chương này.”

Từ quy định trên, có thể nhận thấy có hai trường hợp ngoại lệ đối với biện pháp hạn chế xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu.

Trường hợp thứ nhất đó là hàng hóa bị áp dụng biện pháp hạn chế xuất khẩu, nhập khẩu nhưng những hàng hóa này thuộc diện xuất khẩu, nhập khẩu không vì mục đích thương mại thì sẽ không bị áp dụng biện pháp này. Có nghĩa là, những hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu vì mục đích như nhân đạo, cứu trợ, nghiên cứu khoa học… và không phát sinh mục đích thương mại trong việc xuất khẩu, nhập khẩu thì thuộc trường hợp ngoại lệ của biện pháp hạn chế xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu.

Trường hợp thứ hai đó là hàng hóa bị hạn chế xuất khẩu, nhập khẩu nhưng lại được quy định cụ thể trong mục quản lý hàng hóa đối với khu vực hải quan riêng của Luật quản lý ngoại thương. Lúc này, hàng hóa sẽ được thực hiện theo các quy định tại khu vực hải quan riêng.

Khu vực hải quan riêng là khu vực địa lý xác định trên lãnh thổ Việt Nam được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên; có quan hệ mua bán, trao đổi hàng hóa với phần lãnh thổ còn lại và nước ngoài là quan hệ xuất khẩu, nhập khẩu (theo Khoản 4 Điều 3 Luật Quản lý ngoại thương 2017).

Việc áp dụng biện pháp quản lý hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu trong khu vực hải quan riêng được quy định tại Điều 56, 57 Luật Quản lý ngoại thương 2017 như sau:

Theo Khoản 2 Điều 56 Luật Quản lý ngoại thương 2017:

“2. Không áp dụng biện pháp quản lý ngoại thương đối với hàng hóa đưa từ nội địa vào khu vực hải quan riêng”.

Theo Khoản 2 Điều 57 Luật Quản lý ngoại thương 2017:

“2. Không áp dụng biện pháp quản lý ngoại thương, trừ biện pháp cấm nhập khẩu, tạm ngừng nhập khẩu, biện pháp kiểm dịch đối với hàng hóa được đưa từ nước ngoài vào khu vực hải quan riêng”.

Như vậy, trong bài viết này, ACC đã cung cấp tới quý độc giả những thông tin cần thiết liên quan đến Biện pháp hạn chế xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu là gì?. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến nội dung bài viết hoặc các vấn đề pháp lý khác, vui lòng liên hệ ngay với ACC để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời nhé!

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo