Hàn Quốc có cho 2 quốc tịch hay không? [Cập nhật 2024]

Hai quốc tịch là tình trạng pháp lí của người cùng lúc có hai quốc tịch. Đây là tình trạng đặc biệt vì mỗi người khi được sinh ra thường chỉ có một quốc tịch. Theo quy định của pháp luật Việt Nam, người Việt Nam định cư ở nước ngoài hay còn gọi là Việt kiều, có thể vừa mang quốc tịch nước ngoài vừa mang quốc tịch Việt Nam. Vậy, Hàn Quốc có cho 2 quốc tịch hay không? [Cập nhật 2023], để giải đáp thắc mắc trên, mời quý khách hàng tham khảo bài viết dưới đây.

1. Hai quốc tịch là gì?

Hai quốc tịch là tình trạng pháp lí của người cùng lúc có hai quốc tịch. Đây là tình trạng đặc biệt vì mỗi người khi được sinh ra thường chỉ có một quốc tịch. Tình trạng này cũng dẫn đến nhiều vấn đề phức tạp cho cả bản thân đương sự và các cơ quan có thẩm quyền của các quốc gia mà đương sự có quốc tịch.

Sở dĩ trong thực tế có hiện tượng có hai hay nhiều quốc tịch là do một số nguyên nhân như: do có sự xung đột pháp luật về quốc tịch của các quốc gia khác nhau, do người đã nhập quốc tịch mới mà chưa mất quốc tịch cũ, trẻ em sinh ra mà cha mẹ có quốc tịch khác nhau....

Trong quan hệ quốc tế, việc kí kết các điều ước quốc tế song phương hoặc đa phương là một trong những biện pháp tương đối hiệu quả để hạn chế tình trạng hai quốc tịch. Khi kí kết, các bên có thể thoả thuận đưa nguyên tắc quốc tịch hữu hiệu vào nội dung của điều ước. Theo nguyên tắc này, người có hai quốc tịch của hai nước kí kết sẽ chỉ được coi là công dân (tức là có quốc tịch) của nước mà họ thực chất gắn bó nhất nếu trong một thời gian nhất định họ không lựa chọn cho mình quốc tịch của một trong hai nước.

Hàn Quốc có cho 2 quốc tịch không

Hàn Quốc có cho 2 quốc tịch không

2. Lợi ích của chế độ hai quốc tịch

2.1 Tính lưu động toàn cầu

Một số hộ chiếu không cho phép bạn đi du lịch đến bất kỳ điểm nào và có thể khá hạn chế. Điều này làm cho việc đi du lịch trở thành một vấn đề phức tạp vì sẽ cần phải xin visa du lịch. Một hộ chiếu thứ hai có thể đưa ra giải pháp cho vấn đề này bằng cách tăng tính lưu động của một cá nhân, loại bỏ hệ thống hành chính quan liêu khỏi phương trình.

2.2 Kinh doanh

Sở hữu quốc tịch thứ hai mở ra nhiều cơ hội kinh doanh và ký kết các giao dịch kinh doanh, đó là trường hợp không khả dụng hoặc khó có thể dựa trên hộ chiếu gốc.

2.3 Tối ưu hóa thuế 

Một số khu vực pháp lý nhất định cung cấp luật thuế với nhiều thuận lợi có thể mang lại nhiều quyền lợi cho bạn và doanh nghiệp. Cho dù điều này bao gồm hiệp định tránh đánh thuế hai lần và tăng vốn, tối ưu hóa thuế sẽ cho phép bạn quản lý tài sản của mình tốt hơn.

2.4 An ninh

Sở hữu hộ chiếu thứ hai từ một quốc gia ổn định khiến bạn an tâm hơn. Trong trường hợp có bất kỳ sự bất ổn nào về xã hội, chính trị hoặc kinh tế tại quốc gia của bạn, bạn sẽ vẫn có một kế hoạch B.

2.5 Chất lượng cuộc sống

Tùy thuốc vào hộ chiếu mà bạn sở hữu. bạn có thể được cấp quyền tiếp cận vào hệ thống giáo dục và chăm sóc sức khỏe đẳng cấp thế giới cũng nhưng lối sống được nâng cao về mọi mặt.

Bằng cách sở hữu chế độ hai quốc tịch, các gia đình có giá trị ròng cao có thể mở khóa toàn bộ tiềm lực của họ bằng cách tiếp cận các cơ hội tốt hơn ở một quốc gia khác. Điều này đảm bảo tương lai gia đình của bạn thông qua giáo dục, chăm sóc sức khỏe hoặc đơn giản là một lối sống tốt hơn.

3. Việt Nam có cho phép công dân mang hai quốc tịch hay không?

Việt Nam cho phép công dân mang hai quốc tịch (song tịch), song đó phải là những trường hợp đặc biệt và được Chủ tịch nước cho phép, các trường hợp đó như sau:

1. Theo quy định tại Khoản 2, Điều 13 Luật Quốc tịch Việt Nam: “ Người Việt Nam định cư ở nước ngoài mà chưa mất quốc tịch Việt Nam theo quy định của pháp luật Việt Nam trước ngày Luật này có hiệu lực thì vẫn còn quốc tịch Việt Nam."

2. Trường hợp nhập Quốc tịch Việt Nam mà không phải thôi quốc tịch nước ngoài.

Theo khoản 2, 3, Điều 19 Luật Quốc tịch Việt Nam thì những người dưới đây, trong trường hợp đặc biệt, nếu được Chủ tịch nước cho phép khi nhập quốc tịch Việt Nam mà không phải thôi quốc tịch nước ngoài:

a) Là vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ hoặc con đẻ của công dân Việt Nam;
b) Có công lao đặc biệt đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
Việt Nam;
c) Có lợi cho Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Điều 9 Nghị định số 16/2020NĐ-CP ngày 03/02/2020 của Chính phủ hướng dẫn một số điều và biện pháp thi hành Luật Quốc tịch Việt Nam quy định Trường hợp đặc biệt xin nhập quốc tịch Việt Nam đồng thời xin giữ quốc tịch nước ngoài là trường hợp đáp ứng đầy đủ tất cả các điều kiện sau:

1. Có đủ điều kiện nhập quốc tịch Việt Nam theo quy định của Luật Quốc tịch Việt Nam.

2. Có công lao đặc biệt đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam và việc nhập quốc tịch đồng thời giữ quốc tịch nước ngoài là có lợi cho Nhà nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.

3. Việc xin giữ quốc tịch nước ngoài của người đó khi nhập quốc tịch Việt Nam là phù hợp với pháp luật của nước ngoài đó.

4. Việc thôi quốc tịch nước ngoài dẫn đến quyền lợi của người đó ở nước ngoài bị ảnh hưởng.

5. Không sử dụng quốc tịch nước ngoài để gây phương hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức và cá nhân; xâm hại an ninh, lợi ích quốc gia, trật tự, an toàn xã hội của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

3. Xin Trở lại Quốc tịch Việt Nam đồng thời xin giữ Quốc tịch nước ngoài

Theo quy định tại khoản 5, Điều 23 Luật Quốc tịch Việt Nam quy định “Người được trở lại quốc tịch Việt Nam thì phải thôi quốc tịch nước ngoài, trừ những người sau đây, trong trường hợp đặc biệt, nếu được Chủ tịch nước cho phép:
a) Là vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ hoặc con đẻ của công dân Việt Nam;
b) Có công lao đặc biệt đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
Việt Nam;
c) Có lợi cho Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Theo quy định tại Điều 14, Nghị định số 16/2020NĐ-CP thì “Người xin trở lại quốc tịch Việt Nam thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 5 Điều 23 Luật Quốc tịch Việt Nam, nếu đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây thì được coi là trường hợp đặc biệt để trình Chủ tịch nước xem xét việc cho trở lại quốc tịch Việt Nam mà không phải thôi quốc tịch nước ngoài:

1. Có đủ điều kiện trở lại quốc tịch Việt Nam theo quy định của Luật Quốc tịch Việt Nam.

2. Việc xin giữ quốc tịch nước ngoài của người đó khi trở lại quốc tịch Việt Nam là phù hợp với pháp luật của nước ngoài đó.

3. Việc thôi quốc tịch nước ngoài dẫn đến quyền lợi của người đó ở nước có quốc tịch bị ảnh hưởng.

4. Không sử dụng quốc tịch nước ngoài để gây phương hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức và cá nhân; xâm hại an ninh, lợi ích quốc gia, trật tự, an toàn xã hội của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

4. Hàn Quốc có cho 2 quốc tịch hay không? 

Theo "Luật Quốc tịch sửa đổi", những công dân Hàn Quốc có hai quốc tịch từ khi chào đời sẽ được quyền giữ cả hai quốc tịch nếu cam kết không đòi hỏi quyền lợi là công dân nước khác khi sinh sống tại Hàn Quốc.

Bắt đầu từ tháng 1/2011, Hàn Quốc sẽ bắt đầu thực hiện luật hai quốc tịch, theo đó, tất cả những công dân Hàn Quốc sinh sống ở nước ngoài, những nhân tài ngoại quốc và người nước ngoài kết hôn với công dân Hàn Quốc sẽ được giữ hai quốc tịch nhưng phải tuân thủ một số điều kiện cụ thể.

Bộ Tư pháp Hàn Quốc cho biết biện pháp này nhằm không cho phép những công dân nước này có hai quốc tịch sử dụng quyền là công dân nước khác để trốn tránh việc thực hiện luật pháp Hàn Quốc.

Những nhân tài người nước ngoài có đóng góp nhất định cho đất nước Hàn Quốc cũng có thể được nhập quốc tịch Hàn Quốc mà không phải thôi quốc tịch ban đầu và cũng không phụ thuộc vào thời gian đã sinh sống ở Hàn Quốc như trước đây. Theo luật Quốc tịch hiện hành, những người nước ngoài đã sinh sống liên tục ở Hàn Quốc từ 5 năm trở lên hoặc những người lấy vợ (hoặc chồng) là công dân Hàn Quốc và đã sống ở Hàn Quốc liên tục 2 năm trở lên mới được xem xét cho nhập quốc tịch Hàn Quốc.

"Luật Quốc tịch sửa đổi" của Hàn Quốc - được soạn thảo nhằm ngăn chặn việc chảy máu chất xám, thu hút nhân tài ngoại quốc và góp phần khắc phục tình trạng tỷ lệ sinh thấp - sẽ chính thức có hiệu lực từ ngày 1/1/2011.

Trên đây là bài viết Hàn Quốc có cho 2 quốc tịch hay không? [Cập nhật 2023] Công ty Luật ACC tự hào là đơn vị hàng đầu hỗ trợ mọi vấn đề liên quan đến pháp lý, tư vấn pháp luật, thủ tục giấy tờ cho khách hàng là cá nhân và doanh nghiệp trên Toàn quốc với hệ thống văn phòng tại các thành phố lớn và đội ngũ cộng tác viên trên tất cả các tỉnh thành: Hà Nội, TP. HCM, Bình Dương, TP. Cần Thơ, TP. Đà Nẵng và Đồng Nai... Liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo