Hạch toán thuế VAT hàng nhập khẩu trên phần mềm Misa

Hạch toán hàng nhập khẩu như thế nào sẽ phụ thuộc vào quá trình thanh toán tiền hàng nhập khẩu của Doanh nghiệp. Quá trình thanh toán tiền hàng nhập khẩu có thể xảy ra nhiều trường hợp. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, mời bạn đọc cùng theo dõi bài viết: Hạch toán thuế VAT hàng nhập khẩu trên phần mềm Misa.

Dich Vu Xuat Nhap Hang Hoa Quoc Te

Hạch toán thuế VAT hàng nhập khẩu trên phần mềm Misa

1. Cách hạch toán hàng nhập khẩu theo thông tư 200

Khi mua hàng hóa nhập khẩu: nhân viên kế toán phải làm tờ khai Hải quan và đóng thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt (nếu có).

Thuế nhập khẩu: là thuế đánh vào hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam. Khi hàng hóa về tới cửa khẩu thì nhân viên hải quan sẽ tiến hành kiểm tra hàng hóa và đối chiếu, so sánh với tờ khai hải quan đồng thời tính số thuế nhập khẩu phải thu theo quy định.

Để hàng hóa được thông quan, lưu hành nội địa thì doanh nghiệp nhập khẩu hàng phải nộp thuế nhập khẩu (TK SD: 3333).

Thuế Tiêu thụ đặc biệt: là khoản thuế gián thu, chỉ thu đối với một số sản phẩm, dịch vụ mà Nhà nước có chính sách định hướng tiêu dùng. Thuế tiêu thụ đặc biệt thường áp dụng mức thuế suất cao với mục tiêu điều tiết thu nhập của những cá nhân tiêu dùng các hàng hoá dịch vụ đặc biệt này. Các hàng hóa, dịch vụ chịu thuế thu nhập đặc biệt: Thuốc lá điếu, rượu, bia, xì gà, kinh doanh vũ trường, massage, karaoke, goft, kinh doanh xổ số… (TK SD: 3332).

Hai loại thuế này (nếu có) thì sẽ được cộng vào giá gốc của hàng hóa, dịch vụ.

2. Hạch toán tỷ giá hàng nhập khẩu

Khi phát sinh giao dịch bằng ngoại tệ, nhân viên kế toán phải quy đổi ra đồng Việt Nam theo tỷ giá giao dịch thực tế tại ngân hàng thương mại nơi mà doanh nghiệp mở tài khoản với nguyên tắc:

  • Tỷ giá giao dịch thực tế để tính toán doanh thu là tỷ giá mua vào của ngân hàng thương mại, nơi người nộp thuế mở tài khoản.
  • Tỷ giá giao dịch thực tế để tính toán chi phí là tỷ giá bán ra của ngân hàng thương mại, nơi người nộp thuế mở tài khoản tại thời điểm phát sinh các giao dịch thanh toán bằng ngoại tệ.

Khi phát sinh công nợ phải trả 331:

Đối với các khoản phải trả bằng ngoại tệ:

Khi phát sinh khoản nợ phải trả cho người bán (bên Có TK 331) bằng ngoại tệ, nhân viên kế toán phải quy đổi ra đồng Việt Nam theo tỷ giá giao dịch tại thời điểm phát sinh (là tỷ giá bán ra của ngân hàng thương mại thường xuyên có giao dịch). 

Với trường hợp ứng trước cho người bán, khi đủ điều kiện ghi nhận chi phí thì bên Có TK 331 sẽ áp dụng tỷ giá ghi sổ thực tế đích danh với số tiền đã ứng trước.

Khi thanh toán các khoản nợ phải trả cho người bán (bên Nợ TK 331) bằng ngoại tệ, nhân viên kế toán phải quy đổi ra đồng Việt Nam theo đúng tỷ giá ghi sổ thực tế đích danh cho từng đối tượng chủ nợ. (Trong trường hợp chủ nợ có nhiều giao dịch thì tỷ giá thực tế đích danh sẽ được xác định dựa trên cơ sở bình quân gia quyền di động các giao dịch của chủ nợ đó).

Với trường hợp phát sinh giao dịch ứng trước tiền cho người bán thì bên Nợ TK 331 áp dụng tỷ giá giao dịch thực tế (tỷ giá bán ra của ngân hàng thương mại nơi thường xuyên có giao dịch) tại thời điểm ứng trước.

Khi thanh toán, nếu:

– Thanh toán các khoản nợ phải trả bằng ngoại tệ, nếu tỷ giá ghi trên sổ kế toán các tài khoản nợ phải trả nhỏ hơn tỷ giá ghi trên sổ kế toán TK 111, 112, ghi:

  • Nợ TK 331… (tỷ giá ghi sổ kế toán).
  • Nợ TK 635 – Chi phí tài chính.
  • Có TK 112 (theo tỷ giá ghi trên sổ kế toán hoặc tỷ giá mua ngoại tệ của ngân hàng).

– Thanh toán nợ phải trả bằng ngoại tệ, nếu tỷ giá ghi trên sổ kế toán các TK 111, 112 nhỏ hơn tỷ giá ghi trên sổ kế toán của các TK Nợ phải trả, ghi:

  • Nợ TK 331… (tỷ giá trên sổ kế toán).
  • Có TK 515 – Doanh thu của hoạt động tài chính.
  • Có TK 112 (theo tỷ giá trên sổ kế toán hoặc tỷ giá mua ngoại tệ của ngân hàng).

3. Hạch toán thuế VAT hàng nhập khẩu trên phần mềm Misa

Để hiểu rõ nghiệp vụ của kế toán nhập khẩu, bạn cần tìm hiểu phương pháp và quy trình hạch toán, bao gồm:

3.1. Phương pháp và quy trình hạch toán kế toán hàng nhập khẩu

3.1.1. Căn cứ vào bộ chứng từ nhập khẩu

Bộ chứng từ nhập khẩu bao gồm: Hóa đơn thương mại, Phiếu đóng gói packing list, đơn đặt hàng, vận đơn, tờ khai, giấy tờ chứng minh đủ điều kiện nhập khẩu…sẽ hạch toán như sau:

Nợ TK 151 – Hàng đi đường (nếu hàng chưa về nhập kho).

Nợ TK 156, 158 – Hàng hóa, hàng kho bảo thuế (nếu hàng đã về nhập kho).

Có TK 331 – Phải trả cho người bán.

Lưu ý: Kế toán hạch toán theo dõi đúng loại ngoại tệ của giao dịch phát sinh và quy đổi ra đồng VND theo tỷ giá thực tế quy định tại Thông tư 200/2014/TT-BTC.

3.1.2. Căn cứ vào bộ chứng từ nộp thuế ở khâu nhập khẩu

Bộ chứng từ nộp thuế ở khâu nhập khẩu bao gồm: Tờ khai hải quan, giấy nộp tiền vào ngân sách nhà nước, giấy đề nghị thanh toán…sẽ hạch toán như sau:

– Hạch toán thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt khâu nhập khẩu:

Nợ TK 151, 156 – Hàng đi đường hoặc hàng hóa.

Có TK 3333 – Thuế nhập khẩu.

Có TK 3332 – Thuế tiêu thụ đặc biệt.

– Hạch toán thuế GTGT hàng nhập khẩu:

Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ.

Có TK 33312 – Thuế GTGT hàng nhập khẩu.

– Hạch toán thanh toán thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt và thuế GTGT hàng nhập khẩu:

Nợ TK 3333, 3332 – Thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt.

Nợ TK 33312 – Thuế GTGT hàng nhập khẩu.

Có TK 111, 112 – Tiền mặt hoặc tiền gửi ngân hàng.

3.1.3. Căn cứ vào chứng từ logistic

Chứng từ logistic là những chi phí có liên quan đến việc nhập khẩu lô hàng, tính từ thời điểm đặt hàng đến lúc nhập hàng về kho (hóa đơn GTGT của các hãng tàu, đại lý logistic, cơ quan hải quan…sẽ hạch toán như sau:

Nợ TK 151, 156 – Hàng đi đường hoặc hàng hóa.

Có TK 331 – Phải trả người bán.

Lưu ý: Kế toán tiến hành phân bổ chi phí logistic cho từng mã hàng hóa của lô hàng nhập khẩu. Tiêu thức phân bổ: theo trị giá hoặc theo số lượng, phân bổ toàn phần hoặc phân bổ từng phần tùy thuộc vào thực tế phát sinh.

3.1.4. Căn cứ vào chứng từ thanh toán lô hàng nhập khẩu

Chứng từ thanh toán lô hàng nhập khẩu sẽ hạch toán như sau:

Nợ TK 331 – Phải trả người bán.

Có TK 111, 112 – Tiền mặt hoặc tiền gửi ngân hàng.

Lưu ý:

Nếu phát sinh giao dịch thanh toán L/C (letter credit), kế toán cần hạch toán qua tài khoản 244 – Cầm cố, thế chấp, ký quỹ, ký cược.

Hàng nhập khẩu thường được thanh toán bằng ngoại tệ (không phải tiền Việt nam đồng). Do đó kế toán phải ghi nhận chênh lệch tỷ giá phát sinh khi thanh toán. Nếu phát sinh lãi chênh lệch tỷ giá, kế toán hạch toán vào tài khoản 515. Nếu phát sinh lỗ chênh lệch tỷ giá, kế toán hạch toán vào tài khoản 635.

Cuối năm tài chính, tại thời điểm lập BCTC, Kế toán phải tiến hành đánh giá lại tỷ giá hối đoái của khoản mục tiền tệ tương ứng với số dư bên có của TK 331. Nếu phát sinh lãi chênh lệch tỷ giá, kế toán hạch toán vào tài khoản 515. Nếu phát sinh lỗ chênh lệch tỷ giá, kế toán hạch toán vào tài khoản 635.

3.1.5. Căn cứ vào chứng từ thanh toán phí logistic

Chứng từ thanh toán phí logistic sẽ hạch toán như sau:

Nợ TK 331 – Phải trả người bán.

Có TK 111, 112 – Tiền mặt, tiền gửi ngân hàng.

3.2. Quy trình hạch toán kế toán xuất khẩu hàng hóa

3.2.1. Căn cứ vào bộ chứng từ xuất khẩu

Bộ chứng từ xuất khẩu bao gồm hóa đơn giá trị gia tăng, hóa đơn thương mại, đơn đặt hàng, đơn giao hàng, hợp đồng, tờ khai, giấy tờ chứng minh hàng đủ điều kiện xuất khẩu…sẽ hạch toán như sau:

– Ghi nhận doanh thu:

Nợ TK 112 – Tiền gửi ngân hàng (Nếu khách hàng trả tiền ngay).

Nợ TK 131 – Phải thu khách hàng (Nếu khách hàng chưa thanh toán).

Có TK 511 – Doanh thu.

Có TK 333 – Thuế phải nộp NS (chi tiết các loại thuế xuất khẩu phải nộp nếu có)

– Ghi nhận giá vốn:

Nợ TK 632 – Giá vốn hàng bán.

Có TK 156, 158 – Hàng hóa, hàng kho bảo thuế.

Lưu ý:

Trường hợp xuất khẩu hàng hóa ra nước ngoài, thì không cần xuất hóa đơn GTGT mà chỉ cần hóa đơn thương mại Commercial invoice.

Kế toán cần hạch toán theo dõi đúng loại ngoại tệ tương ứng với giao dịch phát sinh và quy đổi ra đồng VND theo tỷ giá thực tế quy định tại thông tư 200/2014/TT-BTC.

3.2.2. Căn cứ vào hóa đơn logistic của các công ty logistic, đại lý logistic

Chi phí làm hàng, chi phí vận chuyển, chi phí mở tờ khai…tính từ thời điểm xuất hàng ra khỏi kho đến khi hàng hóa đã được giao cho khách hàng, hạch toán như sau:

Nợ TK 641 – Chi phí bán hàng.

Có TK 331 – Phải trả người bán.

3.2.3. Căn cứ vào chứng từ nộp thuế xuất khẩu

Nếu có chứng từ nộp thuế xuất khẩu thì sẽ hạch toán như sau:

Nợ TK 333 – Thuế xuất khẩu phải nộp NSNN (chi tiết rõ loại thuế XK phải nộp).

Có TK 111, 112 – Tiền mặt, tiền gửi ngân hàng.

3.2.4. Căn cứ vào chứng từ thu tiền bán hàng (Giấy báo có của ngân hàng)

Cách hạch toán trong trường hợp này như sau:

Nợ TK 112 – Tiền gửi ngân hàng.

Cớ TK 131 – Phải thu khách hàng.

Lưu ý:

Hàng xuất khẩu thường được thanh toán bằng ngoại tệ (không phải tiền Việt nam đồng). Do đó kế toán phải ghi nhận chênh lệch tỷ giá phát sinh khi thanh toán. Nếu phát sinh lãi chênh lệch tỷ giá, kế toán hạch toán vào tài khoản 515. Nếu phát sinh lỗ chênh lệch tỷ giá, kế toán hạch toán vào tài khoản 635.

Cuối năm tài chính, tại thời điểm lập BCTC, Kế toán phải tiến hành đánh giá lại tỷ giá hối đoái của khoản mục tiền tệ tương ứng với số dư bên nợ của TK 131. Nếu phát sinh lãi chênh lệch tỷ giá, kế toán hạch toán vào tài khoản 515. Nếu phát sinh lỗ chênh lệch tỷ giá, kế toán hạch toán vào tài khoản 635.

3.2.5. Căn cứ vào chứng từ thanh toán tiền cho công ty, đại lý logistic, hạch toán như sau:

Nợ TK 331 – Phải trả người bán.

Có TK 111, 112 – Tiền mặt, tiền gửi ngân hàng.

Trên đây là các nội dung giải đáp của chúng tôi về Hạch toán thuế VAT hàng nhập khẩu trên phần mềm Misa. Trong quá trình tìm hiểu, nếu như các bạn cần Công ty Luật ACC hướng dẫn các vấn đề pháp lý vui lòng liên hệ với chúng tôi để được giải đáp.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo