Thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) đóng vai trò quan trọng trong hoạt động của doanh nghiệp, là nguồn thu chủ lực cho ngân sách nhà nước và góp phần đảm bảo công bằng trong hoạt động kinh doanh. Việc xác định và hạch toán thuế TNDN chính xác là trách nhiệm và nghĩa vụ của mỗi doanh nghiệp. Bài viết này Công ty Luật ACC sẽ hướng dẫn bút toán xác định thuế TNDN một cách chi tiết, dễ hiểu và đầy đủ.
Hướng dẫn bút toán xác định thuế TNDN
1. Thuế TNDN là gì?
Thuế thu nhập doanh nghiệp là loại thuế trực thu, đánh trực tiếp vào thu nhập chịu thuế từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, hoạt động dịch vụ, các thu nhập khác theo quy định của pháp luật.
Thuế TNDN đóng vai trò quan trọng trong hệ thống các nguồn thu của Ngân sách Nhà nước. Thông qua nguồn thuế TNDN Nhà nước thực hiện khuyến khích, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh phát triển. Doanh nghiệp đóng thuế tạo ra nguồn thu cho nhà nước, tạo ra các sân chơi cho các doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh.
2. Hướng dẫn bút toán xác định thuế TNDN
Bút toán xác định thuế TNDN có nhiều trường hợp do đó khiến nhiều kế toán mới có thể bị lúng túng khi kê khai.
2.1. Tài khoản dùng kê khai thuế TNDN
Căn cứ theo Điều 41, Thông tư 133/2016/TT-BTC, kế toán sử dụng Tài khoản 3334 - Thuế thu nhập doanh nghiệp: phản ánh số thuế TNDN phải nộp, đã nộp và còn phải nộp vào Ngân sách Nhà nước.
2.2. Nguyên tắc kế toán
Tài khoản 3334 - Thuế thu nhập doanh nghiệp là tài khoản cấp 2 của tài khoản 333 - Thuế và các khoản phải nộp nhà nước. Theo đó thực hiện nguyên tắc kế toán theo quy định như sau:
- Dùng để phản ánh quan hệ giữa doanh nghiệp với Nhà nước về khoản thuế TNDN, các khoản khác phải nộp, đã nộp, còn phải nộp vào Ngân sách Nhà nước trong kỳ kế toán năm.
- Doanh nghiệp chủ động tính, xác định và kê khai số thuế phải nộp cho Nhà nước theo luật định; Kịp thời phản ánh vào sổ kế toán số thuế phải nộp, đã nộp, được khấu trừ, được hoàn…
- Kế toán phải mở sổ chi tiết theo dõi từng khoản thuế, phí, lệ phí và các khoản phải nộp, đã nộp và còn phải nộp.
2.3. Kết cấu Tài khoản 3334
Kết cấu Tài khoản 3334 như sau:
Bên Nợ:
- Nộp thuế TNDN vào Ngân sách Nhà Nước
- Số thuế TNDN tạm nộp lớn hơn số thuế TNDN phải nộp
Bên Có:
- Số thuế TNDN phải nộp
- Số thuế TNDN tạm nộp nhỏ hơn số thuế TNDN phải nộp
Tài khoản 3334 có thể có số dư bên Nợ hoặc số dư bên Có. Cụ thể được xác định như sau:
- Số dư bên Nợ: Số thuế TNDN đã nộp lớn hơn số thuế TNDN phải nộp
- Số dư bên Có: Số thuế TNDN còn phải nộp cuối kỳ.
2.4. Bút toán xác định thuế TNDN
Hạch toán cuối năm tài chính, khi làm tờ khai quyết toán thuế
(1) Nếu số thuế TNDN thực tế phải nộp lớn hơn thuế TNDN tạm tính ở các quý trong năm, kế toán phản ánh bổ sung số thuế TNDN còn phải nộp, ghi:
Khi tính thuế TNDN kế toán ghi:
- Nợ TK 8211: Chi phí thuế TNDN
- Có TK 3334: Thuế TNDN
Khi nộp thuế TNDN vào Ngân sách Nhà nước kế toán ghi:
- Nợ TK 3334: Thuế TNDN
- Có các TK 111, 112…
(2) Nếu số thuế TNDN thực tế phải nộp nhỏ hơn số dịch vụ hoàn thuế thuế TNDN tạm tính thì kế toán hạch toán giảm chi phí thuế TNDN, ghi:
- Nợ TK 3334: Thuế TNDN
- Có TK 8211: Chi phí thuế TNDN
(3) Cuối kỳ kế toán, kết chuyển chi phí thuế TNDN trong năm hiện hành
Trường hợp TK 8211 có số phát sinh Nợ lớn hơn so với số phát sinh Có thì số chênh lệch, ghi:
- Nợ TK 911: Xác định kết quả kinh doanh
- Có TK 8211: Chi phí thuế TNDN trong năm hiện hành
Trường hợp TK 8211 có số phát sinh Nợ nhỏ hơn so với số phát sinh Có thì số chênh lệch, ghi:
- Nợ TK 8211: Chi phí thuế TNDN trong năm hiện hành
- Có TK 911: Xác định kết quả kinh doanh.
(4) Trường hợp phát hiện ra sai sót của năm trước
Kế toán phải hạch toán thuế TNDN tăng hoặc giảm của năm trước vào chi phí thuế hiện hành của năm phát hiện ra sai sót khi phát hiện ra sai sót của năm trước. Cụ thể bút toán xác định thuế TNDN như sau:
- Nếu thuế TNDN của năm trước phải nộp bổ sung được ghi tăng vào chi phí thuế TNDN hiện hành của năm hiện tại kế toán ghi:
- Nợ TK 8211: Chi phí thuế TNDN trong năm hiện hành
- Có TK 3334: Thuế TNDN
Mang tiền đi nộp thuế TNDN:
- Nợ TK 3334: Thuế TNDN
- Có các TK 111, 112
- Nếu thuế TNDN phải nộp được ghi giảm do phát hiện sai sót của các năm trước được ghi giảm chi phí thuế TNDN hiện hành trong năm hiện tại kế toán ghi:
- Nợ TK 3334: Thuế TNDN
- Có TK 8211: Chi phí thuế TNDN
3. Trường hợp kế toán phát hiện sai sót của năm trước thì thực hiện bút toán xác định thuế TNDN như thế nào?
Người kế toán phải hạch toán thuế TNDN tăng hoặc giảm của năm trước vào chi phí thuế hiện hành của năm phát hiện ra sai sót. Hạch toán thuế TNDN thực hiện như sau:
Nếu số thuế thu nhập doanh nghiệp của năm trước phải nộp bổ sung được ghi tăng vào chi phí thuế TNDN hiện hành của năm hiện tại thì:
Nợ TK 8211: Chi phí thuế TNDN trong năm hiện hành
Có TK 3334: Thuế TNDN
Nộp thuế TNDN vào ngân sách Nhà nước:
Nợ TK 3334: Thuế TNDN
Có các TK 111, 112,...
Nếu số thuế TNDN phải nộp được ghi giảm do phát hiện sai sót của các năm trước được ghi giảm thuế TNDN trong năm hiện hành thì:
Nợ TK 3334: Thuế thu nhập doanh nghiệp
Có TK 8211: Chi phí thuế TNDN
Xem thêm: https://accgroup.vn/hach-toan-bo-sung-thue-tndn-nam-truoc
4. Thời hạn thực hiện bút toán thuế TNDN và nộp thuế
Thời hạn thực hiện bút toán thuế TNDN và nộp thuế
Thời hạn thực hiện bút toán thuế TNDN căn cứ theo thời hạn nộp tờ khai thuế TNDN. Theo đó, thời hạn thực hiện bút toán xác định thuế TNDN như sau:
- Trường hợp nộp tờ khai quyết toán thuế TNDN theo năm: Thời hạn thực hiện bút toán thuế TNDN chậm nhất ngày cuối cùng của tháng thứ 3 (tính từ ngày kết thúc năm dương lịch hoặc năm tài chính) của kỳ tính thuế tiếp theo.
- Trường hợp nộp tờ khai theo quý: Thời hạn thực hiện bút toán xác định thuế TNDN chậm nhất ngày cuối cùng của tháng đầu tiên của quý sau.
Doanh nghiệp căn cứ vào hóa đơn, chứng từ để tự tạm tính số tiền thuế TNDN phải nộp hàng quý, hàng năm theo quy định. Thời hạn nộp thuế căn cứ theo quy định tại Điều 55 Luật quản lý thuế số 38/2019/QH14. Cụ thể:
- Trường hợp người nộp thuế tính thuế, thời hạn nộp thuế chậm nhất là ngày cuối cùng của thời hạn nộp hồ sơ khai thuế.
- Trường hợp khai bổ sung hồ sơ khai thuế, thời hạn nộp thuế là thời hạn nộp hồ sơ khai thuế của kỳ tính thuế có sai, sót.
- Trường hợp doanh nghiệp phải nộp thuế TNDN tạm nộp theo quý, thời hạn nộp thuế chậm nhất là ngày 30 của tháng đầu quý sau.
5. Câu hỏi thường gặp
Những đối tượng nào cần thực hiện bút toán xác định thuế TNDN?
- Doanh nghiệp: Bao gồm doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, v.v.
- Chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp: Được thành lập tại Việt Nam hoặc ở nước ngoài.
- Cá nhân: Cá nhân kinh doanh, cá nhân nhận thù lao, hoa hồng, v.v.
Thời điểm thực hiện bút toán xác định thuế TNDN như thế nào?
- Đối với doanh nghiệp: Cuối mỗi tháng, quý, năm theo kỳ kế toán.
- Đối với cá nhân: Cuối mỗi tháng, quý, năm theo kỳ báo cáo thuế.
Doanh nghiệp có thể sử dụng phần mềm kế toán nào để thực hiện bút toán xác định thuế TNDN?
Có rất nhiều phần mềm kế toán trên thị trường hỗ trợ tính toán và hạch toán thuế TNDN tự động. Doanh nghiệp có thể lựa chọn phần mềm phù hợp với nhu cầu và điều kiện của mình như: Misa, KiotViet, Sun Accounting, v.v.
Hy vọng qua bài viết, Công ty Luật ACC đã giúp quý khách hàng hiểu rõ hơn về vấn đề Hướng dẫn bút toán xác định thuế TNDN. Đừng ngần ngại hãy liên hệ với Công ty Luật ACC nếu quý khách hàng có bất kỳ thắc mắc gì cần tư vấn giải quyết.
Nội dung bài viết:
Bình luận