Đối với phần mềm hạch toán kế toán, phần cuối của tờ khai quyết toán thuế sẽ có phát sinh thêm mã chỉ tiêu H. Vậy ý nghĩa chỉ tiêu H trong quyết toán thuế TNDN là gì? Bài viết dưới đây sẽ nêu rõ ý nghĩa của chỉ tiêu này trên tờ khai quyết toán thuế TNDN.
Ý nghĩa chỉ tiêu H trong quyết toán thuế TNDN
1. Quyết toán TNDN là gì?
Quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) là công việc mà doanh nghiệp bắt buộc phải làm khi kết thúc năm dương lịch hoặc năm tài chính. Hàng quý, doanh nghiệp phải tạm nộp thuế TNDN của quý đó và cuối năm phải thực hiện quyết toán thuế theo quy định.
Xem thêm: https://accgroup.vn/ho-so-quyet-toan-thue-thu-nhap-doanh-nghiep
2. Chỉ tiêu H trong quyết toán thuế TNDN có ý nghĩa gì?
Chỉ tiêu H trong quyết toán thuế TNDN có ý nghĩa gì?
Trên tờ khai quyết toán thuế 03/TNDN có 8 mục chỉ tiêu lớn là: A, B, C, D, E, G, H, I.
Trong đó, chỉ tiêu H – Chênh lệch giữa số thuế phải nộp và số thuế đã tạm nộp có 03 chỉ tiêu từ H1 đến H3.
- Chỉ tiêu [H1] – Chênh lệch giữa số thuế phải nộp và số thuế đã tạm nộp trong năm của hoạt động sản xuất kinh doanh
Chỉ tiêu [H1] phản ánh chênh lệch giữa số thuế phải nộp và số thuế đã tạm nộp trong năm của hoạt động sản xuất kinh doanh
Công thức tính: H1=E1+E5-G2
- Chỉ tiêu [H2] – Chênh lệch giữa số thuế phải nộp và số thuế đã tạm nộp trong năm của hoạt động chuyển nhượng BĐS
Chỉ tiêu [H2] phản ánh chênh lệch giữa số thuế phải nộp và số thuế đã tạm nộp trong năm của hoạt động chuyển nhượng BĐS.
Công thức tính: H2=E3-G4
- Chỉ tiêu [H3] – Chênh lệch giữa số thuế phải nộp và số thuế đã tạm nộp của hoạt động chuyển nhượng cơ sở hạ tầng, nhà có thu tiền theo tiến độ
Chỉ tiêu [H3] phản ánh chênh lệch giữa số thuế phải nộp và số thuế đã tạm nộp của hoạt động chuyển nhượng cơ sở hạ tầng, nhà có thu tiền theo tiến độ.
Công thức tính: H3=E4-G5
Theo Điều 17 Thông tư số 151/2014/TT-BTC ngày 10/10/2014 của Bộ Tài chính, bổ sung Điều 12a, Thông tư số 156/2013/TT-BTC quy định tạm nộp thuế TNDN và quyết toán thuế năm.
Trường hợp tổng số thuế tạm nộp trong kỳ tính thuế thấp hơn số thuế TNDN phải nộp theo quyết toán từ 20% trở lên thì DN phải nộp tiền chậm nộp đối với phần chênh lệch từ 20% trở lên giữa số thuế tạm nộp với số thuế phải nộp theo quyết toán thuế tính từ ngày tiếp sau ngày cuối cùng của thời hạn nộp thuế quý bốn của DN đến ngày thực nộp số thuế còn thiếu so với quyết toán.
- Nếu Tổng số thuế tạm nộp của các quý mà thấp hơn số thuế TNDN phải nộp
Trường hợp này khi quyết toán từ 20% trở lên thì Doanh nghiệp phải nộp tiền phạt chậm nộp đối với phần chênh lệch từ 20% trở lên đó.
+ Số tiền chậm nộp được tính từ ngày tiếp sau ngày cuối cùng của thời hạn nộp thuế quý IV.
Ví dụ:
+ Năm 2020, công ty X đã tạm nộp thuế TNDN là 200.000.000. Nhưng khi quyết toán năm, số thuế TNDN phải nộp là 250.000.000, tăng 50.000.000.
=> Như vậy: 20% của số phải nộp theo quyết toán là: 150.000.000 x 20% = 30.000.000.
+ Phần chênh lệch từ 20% trở lên có giá trị là: 50.000.000 – 30.000.000 = 20.000.000.
Như vậy:
+ Công ty phải nộp thêm số thuế còn phải nộp sau quyết toán là 50 triệu đồng
+ Ngoài ra. Công ty bị tính tiền chậm nộp đối với số thuế chênh lệch từ 20% trở lên (là 20.000.000) từ ngày 31/1/2021. (Tính từ ngày tiếp sau ngày cuối cùng của thời hạn nộp thuế quý 4/2020).
Nếu hết thời hạn nộp tờ tờ khai quyết toán thuế TNDN (30/3/2021) mà công ty vẫn chưa nộp tiền thuế chênh lệch trên thì:
+ Số thuế chênh lệch còn lại (50.000.000 – 20.000.000 = 30.000.000) mà Công ty X chậm nộp thì bị tính tiền chậm nộp từ ngày tiếp sau ngày cuối cùng của thời hạn nộp hồ sơ quyết toán (từ ngày 1/4/2021) đến ngày thực nộp số thuế này.
- Trường hợp nếu số tiền thuế TNDN mà doanh nghiệp nộp ở 4 quý nhiều hơn khi quyết toán thì doanh nghiệp đã nộp thừa tiền thuế và số tiền thuế bị thừa này sẽ được bù trừ vào kỳ sau hoặc làm thủ tục hoàn thuế
3. Hạch toán thuế TNDN tạm nộp hàng quý vào cuối năm tài chính
Cuối năm tài chính, căn cứ vào số thuế TNDN thực tế phải nộp theo tờ khai quyết toán thuế hoặc số thuế do cơ quan thuế thông báo phải nộp
+ Nếu số thuế TNDN thực tế phải nộp trong năm lớn hơn số thuế TNDN tạm phải nộp, kế toán ghi:
- Nợ 8211 – Chi phí thuế TNDN hiện hành
Có TK 3334 – Thuế TNDN - Khi đi nộp tiền thuế TNDN:
Nợ TK 3334 – Thuế TNDN
Có TK 111, 112,…
+ Nếu số thuế TNDN thực tế phải nộp trong năm nhỏ hơn số thuế TNDN tạm phải nộp, tức nộp thừa thì kế toán ghi:
- Nợ TK 3334 – Thuế TNDN
Có TK 8211 – Chi phí thuế TNDN hiện hành
4. Câu hỏi thường gặp
Chỉ tiêu H trên tờ khai quyết toán thuế TNDN thể hiện điều gì?
Chỉ tiêu H thể hiện số tiền chênh lệch giữa số thuế TNDN phải nộp theo quyết toán và số thuế TNDN đã tạm nộp trong kỳ tính thuế.
Khi nào doanh nghiệp có số tiền tại chỉ tiêu H?
Doanh nghiệp có số tiền tại chỉ tiêu H trong hai trường hợp:
- Trường hợp 1: Số thuế TNDN đã tạm nộp trong kỳ tính thuế thấp hơn số thuế TNDN phải nộp theo quyết toán. Lúc này, giá trị tại chỉ tiêu H sẽ là số tiền chênh lệch dương. Doanh nghiệp cần nộp thêm số tiền này để hoàn thành nghĩa vụ thuế TNDN.
- Trường hợp 2: Số thuế TNDN đã tạm nộp trong kỳ tính thuế cao hơn số thuế TNDN phải nộp theo quyết toán. Lúc này, giá trị tại chỉ tiêu H sẽ là số tiền chênh lệch âm. Doanh nghiệp có thể hoàn thu số tiền này theo quy định của pháp luật.
Làm thế nào để tra cứu thông tin chi tiết về chỉ tiêu H?
Doanh nghiệp có thể tra cứu thông tin chi tiết về chỉ tiêu H trong các văn bản hướng dẫn của Bộ Tài chính về quyết toán thuế TNDN, hoặc tham khảo ý kiến của các chuyên gia tư vấn thuế.
Hy vọng qua bài viết, Công ty Luật ACC đã giúp quý khách hàng hiểu rõ hơn về vấn đề Ý nghĩa chỉ tiêu H trong quyết toán thuế TNDN. Đừng ngần ngại hãy liên hệ với Công ty Luật ACC nếu quý khách hàng có bất kỳ thắc mắc gì cần tư vấn giải quyết.
Nội dung bài viết:
Bình luận