Để đi vào hoạt động, các doanh nghiệp phải có những tài sản với số lượng nhất định, trong đó có cả tài sản cố định. Trong nhiều trường hợp, doanh nghiệp phải nhập khẩu tài sản cố định. Vậy khi nhập khẩu tài sản cố định, kế toán cần phải hạch toán trường hợp này như thế nào? Bài viết dưới đây của Công ty Luật ACC sẽ cung cấp thông tin về Chi tiết về hạch toán nhập khẩu tài sản cố định. Mời các bạn tham khảo.

1. Nhập khẩu là gì?
Theo quy định tại Điều 28 Luật Thương mại 2005 về nhập khẩu hàng hóa cụ thể như sau: Nhập khẩu hàng hóa là việc hàng hoá được đưa vào lãnh thổ Việt Nam từ nước ngoài hoặc từ khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật.
Các hình thức nhập khẩu bao gồm:
- Nhập khẩu trực tiếp
Tham gia vào hình thức này, bên mua và bên bán sẽ trực tiếp ký kết hợp đồng với nhau. Các điều khoản và quyền lợi trong hợp đồng thương mại do hai bên tự thống nhất, không bị ràng buộc bởi một đơn vị trung gian nào.
Đây là hình thức được sử dụng khá phổ biến bởi cách thức đơn giản, nhanh chóng. Theo đó, bên nhập khẩu cần nghiên cứu kỹ về thị trường để xác định sản phẩm hay dịch vụ cần nhập. Sau đó tìm kiếm đối tác phù hợp, ký kết và thực hiện hợp đồng, tự bỏ vốn, chịu mọi rủi ro và chi phí trong giao dịch…
- Nhập khẩu ủy thác
Đối với loại nhập khẩu ủy thác, không chỉ có sự tham gia của bên mua và bên bán mà còn có một bên thứ 3 (đơn vị trung gian). Hình thức này được sử dụng khi người mua hàng thuê một đơn vị khác (ủy thác) đứng ra thay họ nhập khẩu hàng hóa.
Những cá nhân hay doanh nghiệp mới thường gặp khó khăn khi tự nhập hàng, phần lớn do thiếu kinh nghiệm và không am hiểu về thương mại quốc tế, hoặc không đủ tư cách pháp nhân. Do đó, ủy thác cho một đơn vị trung gian sẽ giúp cho việc nhập lô hàng được nhanh chóng và suôn sẻ.
Trách nhiệm của bên nhận ủy thác là phải cung cấp thông tin về thị trường, giá cả, khách hàng, những điều kiện có liên quan đến đơn hàng được ủy thác, ký kết hợp đồng và thực hiện các thủ tục liên quan đến nhập khẩu.
Với hình thức này, doanh nghiệp thực hiện nghiệp vụ nhập khẩu ủy thác không phải bỏ vốn, không cần xin hạn ngạch cũng như không phải tìm kiếm đối tác, giá cả… Đổi lại bên ủy thác sẽ trả phí dịch vụ cho bên nhận ủy thác.
- Buôn bán đối lưu
Buôn bán đối lưu hay còn gọi là nhập khẩu hàng đổi hàng, được thực hiện song song với hoạt động xuất khẩu. Hình thức này không dùng tiền tệ mà dùng hàng hóa làm phương tiện trao đổi. Hàng hóa dùng để nhập - xuất có giá trị tương đương nhau.
- Tạm nhập tái xuất
Tạm nhập tái xuất là hình thức hàng hóa được đưa vào Việt Nam nhưng không để tiêu thụ mà để xuất sang nước thứ 3 nhằm thu lợi nhuận. Hoạt động này bao gồm cả xuất khẩu và nhập khẩu, mục đích là để thu ngoại tệ.
- Nhập khẩu gia công
Với nhập khẩu gia công, bên nhận gia công sẽ nhập nguyên liệu từ bên xuất khẩu về để sản xuất theo yêu cầu của hợp đồng giữa hai bên.
Xét về tính chất, hình thức nhập khẩu gia công và xuất khẩu gia công giống nhau. Mục đích đều là gia công theo yêu cầu của các nước khác.
2. Tài sản cố định là gì?
Tài sản cố định không có quy định chung mà theo Thông tư 45/2013/TT-BTC thì tài sản có thời gian sử dụng cố định và khấu hao theo thời gian và được định nghĩa cụ thể đối với từng loại tài sản cố định như sau:
- Tài sản cố định hữu hình
Là những tư liệu lao động chủ yếu có hình thái vật chất thoả mãn các tiêu chuẩn của tài sản cố định hữu hình, tham gia vào nhiều chu kỳ kinh doanh nhưng vẫn giữ nguyên hình thái vật chất ban đầu như nhà cửa, vật kiến trúc, máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải...
- Tài sản cố định vô hình
Là những tài sản không có hình thái vật chất, thể hiện một lượng giá trị đã được đầu tư thoả mãn các tiêu chuẩn của tài sản cố định vô hình, tham gia vào nhiều chu kỳ kinh doanh, như một số chi phí liên quan trực tiếp tới đất sử dụng; chi phí về quyền phát hành, bằng phát minh, bằng sáng chế, bản quyền tác giả...
- Tài sản cố định thuê tài chính
Là những TSCĐ mà doanh nghiệp thuê của công ty cho thuê tài chính. Khi kết thúc thời hạn thuê, bên thuê được quyền lựa chọn mua lại tài sản thuê hoặc tiếp tục thuê theo các điều kiện đã thỏa thuận trong hợp đồng thuê tài chính. Tổng số tiền thuê một loại tài sản quy định tại hợp đồng thuê tài chính ít nhất phải tương đương với giá trị của tài sản đó tại thời điểm ký hợp đồng.
Mọi TSCĐ đi thuê nếu không thoả mãn các quy định nêu trên được coi là tài sản cố định thuê hoạt động.
- Tài sản cố định tương tự
Là TSCĐ có công dụng tương tự trong cùng một lĩnh vực kinh doanh và có giá trị tương đương.
3. Hạch toán nhập khẩu tài sản cố định
- khi doanh nghiệp nhâp khẩu tài sản cố định
Nợ 2411 (trị giá nhập khẩu tài sản cố định)
Có 331 (trị giá nhập khẩu tài sản cố định)
- Thuế nhập khẩu tài sản cố định
Nợ 2411 (tiền thuế nhập khẩu tài sản cố định)
Có 3333 (tiền thuế nhập khẩu tài sản cố định)
- Thuế GTGT hàng nhập khẩu
Nợ 1332 (tiền thuế GTGT hàng nhập khẩu )
Có 33312 (tiền thuế GTGT hàng nhập khẩu )
- Chi phí vận chuyển, lắp đặt , chay thử,……
Nợ 2411 (tri giá các khoản chi phí)
Nơ 133 (thuế GTGT nếu có)
Có 111,112,331 (tổng trị giá các khoản chi phí)
- Doanh nghiệp thanh toán tiền thuế nhập khẩu và thuế GTGT hàng nhập khẩu cho cơ quan nhà nước
Nợ 3333 (số tiền nộp thuế nhập khẩu)
Nợ 33312 (số tiền nộp thuế GTGT hàng nhập khẩu)
Có 111,112,… (tổng tiền nộp thuế nhập khẩu và thuế GTGT hàng nhập khẩu)
- Doanh nghiệp được người bán giảm giá hoặc được hưởng chiếc khấu thương mại cho lô hàng nhập khẩu tài sản cố đinh.
Nợ 111,112,331 (số tiền đươc giảm giá và chiếc khấu thương mại)
Có 2411 (số tiền đươc giảm giá và chiếc khấu thương mại)
- Doanh nghiệp trả tiền hàng nhập khẩu
Nợ 331 ( số tiền trả cho người bán )
Có 111,112 ( số tiền trả cho người bán )
Nếu là ngoại tệ thường sẽ phát sinh chênh lệch tỷ giá
+ Nếu lãi
Nợ 331 (số tiền theo tỷ giá lúc ghi nhận nợ)
Có 1112,1122 (số tiền chuyển trả cho người bán theo tỷ giá lúc trả nợ)
Có 515 (chênh lệch tỷ giá lúc chuyển trả và lúc ghi nhận nợ)
+ Nếu lỗ
Nợ 331 (số tiền theo tỷ giá lúc ghi nhận nợ)
Nợ 635 (chênh lệch tỷ giá lúc trả nợ và lúc ghi nhận nợ)
Có 1112,1122 (số tiền trả cho người bán theo tỷ giá thực tế lúc trả nợ)
- Việc nhập khẩu tài sản cố định hoàn thành và tài sản đã đưa vào sử dụng
Nợ 211 (nguyên giá mua+ tất cả các khoản chi phí )
Có 2411 (nguyên giá mua của tài sản+ tất cả các khoản chi phí)
- Nếu tài sản được tài trợ từ các quỹ
Nợ 353,414,441 (nguyên giá mua của tài sản+ tất cả các khoản chi phí)
Trên đây là tất cả thông tin về Chi tiết về hạch toán nhập khẩu tài sản cố định [Mới nhất 2023] mà Công ty Luật ACC cung cấp tới các bạn đọc giả. Nếu các bạn đọc giả còn có bất kỳ thắc mắc hay góp ý nào liên quan đến bài viết hoặc những vấn đề pháp lý khác hãy liên hệ với Công ty Luật ACC để nhận được sự hỗ trợ từ đội ngũ luật sư và các tác giả. Chúng tôi luôn sẵn lòng giải đáp thắc mắc của các bạn đọc. Trân trọng!
Nội dung bài viết:
Bình luận