Đối với doanh nghiệp có hoạt động nhập khẩu hàng hóa, những người làm công tác kế toán tại doanh nghiệp, dịch vụ kế toán phải lưu ý cách hạch toán tỷ giá hàng nhập khẩu, cách hạch toán thuế nhập khẩu, kê khai thuế giá trị gia tăng hàng nhập khẩu theo đúng quy định Luật quản lý thuế, Luật kế toán. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, mời bạn đọc cùng theo dõi bài viết: Hạch toán nhập kho hàng hóa nhập khẩu trên Misa.
Hạch toán nhập kho hàng hóa nhập khẩu trên Misa
1. Cách hạch toán hàng nhập khẩu theo thông tư 200
Khi mua hàng hóa nhập khẩu: nhân viên kế toán phải làm tờ khai Hải quan và đóng thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt (nếu có).
Thuế nhập khẩu: là thuế đánh vào hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam. Khi hàng hóa về tới cửa khẩu thì nhân viên hải quan sẽ tiến hành kiểm tra hàng hóa và đối chiếu, so sánh với tờ khai hải quan đồng thời tính số thuế nhập khẩu phải thu theo quy định.
Để hàng hóa được thông quan, lưu hành nội địa thì doanh nghiệp nhập khẩu hàng phải nộp thuế nhập khẩu (TK SD: 3333).
Thuế Tiêu thụ đặc biệt: là khoản thuế gián thu, chỉ thu đối với một số sản phẩm, dịch vụ mà Nhà nước có chính sách định hướng tiêu dùng. Thuế tiêu thụ đặc biệt thường áp dụng mức thuế suất cao với mục tiêu điều tiết thu nhập của những cá nhân tiêu dùng các hàng hoá dịch vụ đặc biệt này. Các hàng hóa, dịch vụ chịu thuế thu nhập đặc biệt: Thuốc lá điếu, rượu, bia, xì gà, kinh doanh vũ trường, massage, karaoke, goft, kinh doanh xổ số… (TK SD: 3332).
Hai loại thuế này (nếu có) thì sẽ được cộng vào giá gốc của hàng hóa, dịch vụ.
2. Hạch toán hàng nhập khẩu theo tỷ giá nào?
Khi phát sinh giao dịch bằng ngoại tệ, nhân viên kế toán phải quy đổi ra đồng Việt Nam theo tỷ giá giao dịch thực tế tại ngân hàng thương mại nơi mà doanh nghiệp mở tài khoản với nguyên tắc:
- Tỷ giá giao dịch thực tế để tính toán doanh thu là tỷ giá mua vào của ngân hàng thương mại, nơi người nộp thuế mở tài khoản.
- Tỷ giá giao dịch thực tế để tính toán chi phí là tỷ giá bán ra của ngân hàng thương mại, nơi người nộp thuế mở tài khoản tại thời điểm phát sinh các giao dịch thanh toán bằng ngoại tệ.
Khi phát sinh công nợ phải trả 331:
Đối với các khoản phải trả bằng ngoại tệ:
Khi phát sinh khoản nợ phải trả cho người bán (bên Có TK 331) bằng ngoại tệ, nhân viên kế toán phải quy đổi ra đồng Việt Nam theo tỷ giá giao dịch tại thời điểm phát sinh (là tỷ giá bán ra của ngân hàng thương mại thường xuyên có giao dịch).
Với trường hợp ứng trước cho người bán, khi đủ điều kiện ghi nhận chi phí thì bên Có TK 331 sẽ áp dụng tỷ giá ghi sổ thực tế đích danh với số tiền đã ứng trước.
Khi thanh toán các khoản nợ phải trả cho người bán (bên Nợ TK 331) bằng ngoại tệ, nhân viên kế toán phải quy đổi ra đồng Việt Nam theo đúng tỷ giá ghi sổ thực tế đích danh cho từng đối tượng chủ nợ. (Trong trường hợp chủ nợ có nhiều giao dịch thì tỷ giá thực tế đích danh sẽ được xác định dựa trên cơ sở bình quân gia quyền di động các giao dịch của chủ nợ đó).
Với trường hợp phát sinh giao dịch ứng trước tiền cho người bán thì bên Nợ TK 331 áp dụng tỷ giá giao dịch thực tế (tỷ giá bán ra của ngân hàng thương mại nơi thường xuyên có giao dịch) tại thời điểm ứng trước.
Khi thanh toán, nếu:
– Thanh toán các khoản nợ phải trả bằng ngoại tệ, nếu tỷ giá ghi trên sổ kế toán các tài khoản nợ phải trả nhỏ hơn tỷ giá ghi trên sổ kế toán TK 111, 112, ghi:
- Nợ TK 331… (tỷ giá ghi sổ kế toán).
- Nợ TK 635 – Chi phí tài chính.
- Có TK 112 (theo tỷ giá ghi trên sổ kế toán hoặc tỷ giá mua ngoại tệ của ngân hàng).
– Thanh toán nợ phải trả bằng ngoại tệ, nếu tỷ giá ghi trên sổ kế toán các TK 111, 112 nhỏ hơn tỷ giá ghi trên sổ kế toán của các TK Nợ phải trả, ghi:
- Nợ TK 331… (tỷ giá trên sổ kế toán).
- Có TK 515 – Doanh thu của hoạt động tài chính.
- Có TK 112 (theo tỷ giá trên sổ kế toán hoặc tỷ giá mua ngoại tệ của ngân hàng).
3. Định khoản
Khi nhập khẩu hàng hoá, vật tư, tài sản cố định
Kế toán phản ánh giá trị hàng hoá, vật tư, tài sản cố định nhập khẩu bao gồm tổng số tiền thanh toán cho người bán (theo tỷ giá giao dịch thực tế), thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế nhập khẩu, thuế bảo vệ môi trường phải nộp, ghi:
- Nợ TK 152, 153, 156, 211
- Có TK 331 – Phải trả cho người bán
- Có TK 3332 – Thuế tiêu thụ đặc biệt
- Có TK 3333 – Thuế nhập khẩu (chi tiết thuế nhập khẩu)
- Có TK 33381 – Thuế bảo vệ môi trường
- Có các TK 111, 112, 331…
Thuế giá trị gia tăng đầu vào của hàng hóa nhập khẩu được khấu trừ, ghi:
- Nợ TK 1331 – Thuế giá trị gia tăng được khấu trừ
- Có TK 33312 – Thuế giá trị gia tăng hàng nhập khẩu
Khi nộp thuế cho Ngân sách Nhà Nước – Căn cứ vào Giấy nộp tiền vào ngân sách nhà nước, ghi:
- Nợ TK 33312 – Thuế giá trị gia tăng hàng nhập khẩu
- Nợ TK 3332 – Thuế tiêu thụ đặc biệt.
- Nợ TK 3333 – Thuế nhập khẩu (chi tiết thuế nhập khẩu)
- Nợ TK 33381 – Thuế bảo vệ môi trường
- Có TK1111/ TK1121
Để hàng nhập khẩu về tới doanh nghiệp, hạch toán:
- Nợ TK 156/152/153/211
- Nợ TK 1331 (nếu có)
- Có TK 1111/ TK 1121/ TK 331
4. Mô tả nghiệp vụ
Khi phát sinh nghiệp vụ mua hàng nhập khẩu về nhập kho, thông thường sẽ phát sinh các hoạt động sau:
- Khi hàng về đến cảng, nhân viên mua hàng sẽ lập tờ khai hải quan và xuất trình các giấy tờ liên quan (tờ khai, hợp đồng, vận đơn, hóa đơn vận chuyển…).
- Hải quan kiểm hóa và xác định thuế phải nộp.
- Nhân viên mua hàng nộp thuế nhập khẩu (trường hợp buộc phải nộp thuế ngay).
- Hải quan cho thông quan hàng hóa, nhân viên mua hàng nhận hàng hóa tại cảng và cho vận chuyển hàng về kho của công ty (tự vận chuyển hoặc thuê ngoài).
- Khi hàng hóa về đến kho của công ty, nhân viên mua hàng giao toàn bộ hóa đơn, chứng từ cho kế toán mua hàng, đồng thời đề nghị nhập kho hàng hàng hóa.
- Kế toán kho lập Phiếu nhập kho.
- Căn cứ vào phiếu nhập kho, thủ kho kiểm, nhận hàng và ký vào phiếu nhập kho.
- Thủ kho ghi sổ kho, còn kế toán ghi sổ kế toán kho.
- Kế toán mua hàng hạch toán thuế và kê khai hóa đơn đầu vào.
- Nếu sau khi nhận hàng phải thanh toán luôn tiền hàng, kế toán sẽ hoàn thành các thủ tục thanh toán cho nhà cung cấp.
5. Thực hiện theo 4 bước
Bước 1: Hạch toán chi phí trước hải quan |
Lưu ý: 1. Với các chi phí trước hải quan phát sinh bằng ngoại tệ, cần lựa chọn Loại tiền ngoại tệ để khai báo giá trị chi phí trước hải quan. 2. Trước khi lập chứng từ mua dịch vụ, kế toán cần phải khai báo một hàng hoá là phí trước hải quan có tính chất là Dịch vụ trên danh mục Vật tư hàng hoá. |
Bước 2: Hạch toán chi phí vận chuyển hàng về kho |
|
Bước 3: Hạch toán chứng từ mua hàng nhập khẩu về nhập kho |
(Trước tiên cần vào menu Hệ thống\Tùy chọn\Mua hàng, tích chọn ô Tính Giá tính thuế nhập khẩu dựa trên Phí trước HQ nguyên tệ, Phí trước HQ bằng tiền hạch toán)
Lưu ý: Chương trình đáp ứng các trường nhập thông tin thuế chống bán phá giá từ MISA SME 2022 – R22
|
Bước 4: Kết chuyển chi phí mua hàng (chi phí trước hải quan, chi phí hàng về kho) vào giá mua hàng hóa |
|
Lưu ý:
1. Nếu không theo dõi chi phí mua hàng trên tài khoản 1562 thì tại bước 1, bước 2, có thể hạch toán trực tiếp chi phí mua hàng vào tài khoản 1561 và bỏ qua bước 4: Kết chuyển chi phí mua hàng vào giá mua hàng hóa.
2. Trường hợp Thủ kho có tham gia sử dụng phần mềm, sau khi chứng từ mua hàng nhập khẩu nhập kho được lập, chương trình sẽ tự động sinh ra phiếu nhập kho trên tab Đề nghị nhập, xuất kho của Thủ kho. Thủ kho sẽ thực hiện ghi sổ phiếu nhập kho vào sổ kho.
3. Nếu chứng từ mua hàng lựa chọn phương thức Thanh toán ngay, hệ thống sẽ căn cứ vào hình thức thanh toán là tiền mặt, uỷ nhiệm chi, séc chuyển khoản hay séc tiền mặt mà tự động sinh ra các chứng từ chi tiền mặt hoặc chi tiền gửi ngân hàng trên phân hệ Quỹ hoặc Ngân hàng.
Trên đây là các nội dung giải đáp của chúng tôi về Hạch toán nhập kho hàng hóa nhập khẩu trên Misa. Trong quá trình tìm hiểu, nếu như các bạn cần Công ty Luật ACC hướng dẫn các vấn đề pháp lý vui lòng liên hệ với chúng tôi để được giải đáp.
Nội dung bài viết:
Bình luận