Quy định về hạch toán kế toán trong nhà hàng khách sạn

Kế toán (tiếng Anh: Accounting) là quá trình ghi chép, lưu lại những giao dịch diễn ra trong suốt quá trình hoạt động của doanh nghiệp. Để dựa vào đó phân tích và lập báo cáo tổng kết tình hình tài chính cho ban giám đốc công ty. Theo VCCI thì “Kế toán là nghệ thuật thu nhận, xử lý và cung cấp thông tin về toàn bộ tài sản và sự vận động của tài sản (hay là toàn bộ thông tin về tài sản và các hoạt động kinh tế tài chính) trong doanh nghiệp nhằm cung cấp những thông tin hữu ích cho việc ra các quyết định về kinh tế – xã hội và đánh giá hiệu quả của các hoạt động trong doanh nghiệp”. Tuy nhiên nhiều người lại chưa thực sự quan tâm về vấn đề này. Hãy cùng ACC tìm hiểu các thông tin về hạch toán kế toán nhà hàng khách sạn thông qua bài viết dưới đây để hiểu rõ thêm về vấn đề này nhé.

Hands

hạch toán kế toán nhà hàng khách sạn

1. Kế toán là gì?

Nếu dạo qua một vòng, có thể các bạn sẽ bắt gặp những khái niệm máy móc khác nhau về kế toán. Tuy nhiên, ở đây chúng tôi không làm như vậy. Mọi thứ cần được đơn giản hoá. Và dưới đây là khái niệm dễ hiểu nhất về kế toán.

Kế toán là quá trình ghi lại các giao dịch tài chính liên quan đến các hoạt động của một doanh nghiệp.

Quy trình kế toán bao gồm tóm tắt, phân tích và báo cáo các giao dịch tài chính cho các cơ quan giám sát, cơ quan quản lý và tổ chức thu thuế.

Báo cáo tài chính được sử dụng trong kế toán là một bản tóm tắt ngắn gọn về các giao dịch tài chính trong một kỳ kế toán, tóm tắt các hoạt động, tình hình tài chính và dòng tiền của công ty.

Kế toán là một trong những chức năng chính đối với mọi doanh nghiệp. Công việc của kế toán có thể được xử lý bởi một kế toán viên tại công ty nhỏ hoặc thậm chí là một phòng kế toán với hàng chục, hàng trăm nhân viên kế toán ở công ty lớn.

Các báo cáo được tạo ra bởi các luồng kế toán khác nhau giúp cho nhà quản lý doanh nghiệp có thể đưa ra các quyết định kinh doanh sáng suốt.

2. Đối tượng của kế toán là gì?

Có 2 đối tượng của kế toán, cụ thể:

– Tài sản của đơn vị bao gồm tài sản ngắn hạn và dài hạn:

  • Tài sản ngắn hạn: là tài sản được đầu tư trong thời gian ngắn, có sự dao động, chuyển đổi và thu hồi vốn trong vòng một năm.
  • Tài sản dài hạn là những tài sản có thời gian chuyển đổi, đầu tư và có thể thu hồi trong một thời gian dài, dao động trên 12 tháng hoặc sau nhiều chu kỳ kinh doanh.

– Sự vận động của tài sản: bao gồm biến động làm tăng và biến động làm giảm, được thực hiện dựa trên 3 quá trình, cụ thể:

  • Quá trình 1: Mua hàng (bao gồm sự tham gia của các yếu tố như tiền, nguyên vật liệu, thuế GTGT,…);
  • Quá trình 2: Sản xuất (gồm các nguyên vật liệu và tài sản bị hao mòn, phát sinh chi phí sản xuất);
  • Quá trình 3: Bán hàng (thu lại lợi nhuận sẽ tác động đến sản phẩm, chi phí bán hàng,…);

3. Kế toán viên là gì?

Bất kể quy mô của doanh nghiệp to hay nhỏ, kế toán là một chức năng cần thiết để nhà quản trị có thể ra quyết định, lập kế hoạch chi phí và đo lường hiệu quả kinh tế.

Một kế toán viên có thể xử lý hầu các công việc kế toán cơ bản, tuy nhiên kế toán viên công chứng được chứng nhận (CPA) nên được đảm nhiệm các nhiệm vụ kế toán quan trọng hơn.

Có hai loại kế toán quan trọng cho doanh nghiệp đó là kế toán quản trị và kế toán chi phí. Kế toán quản trị giúp đội ngũ quản lý đưa ra quyết định kinh doanh trong khi kế toán chi phí giúp chủ doanh nghiệp quyết định một sản phẩm nên có giá bao nhiêu.

Kế toán viên chuyên nghiệp tuân theo một bộ tiêu chuẩn được gọi là Nguyên tắc kế toán khi lập báo cáo tài chính.

4. Các loại kế toán trong doanh nghiệp

4.1. Kế toán tài chính

Kế toán tài chính là các quy trình được sử dụng để tạo báo cáo tài chính tạm thời và hàng năm.

Kết quả của tất cả các giao dịch tài chính xảy ra trong một kỳ kế toán được tóm tắt vào bảng cân đối kế toán, báo cáo thu nhập và báo cáo lưu chuyển tiền tệ.

Báo cáo tài chính của hầu hết các công ty được kiểm toán hàng năm bởi một công ty bên ngoài.

4.2. Kế toán quản trị

Kế toán quản trị sử dụng nhiều dữ liệu giống như kế toán tài chính nhưng nó được tổ chức và sử dụng thông tin theo nhiều cách khác nhau. Cụ thể kế toán quản trị tạo báo cáo hàng tháng hoặc theo quý mà nhóm quản lý của một doanh nghiệp có thể sử dụng để đưa ra quyết định về cách thức hoạt động của doanh nghiệp.

Kế toán quản trị cũng bao gồm nhiều khía cạnh khác của kế toán. Về cơ bản thì bất kỳ thông tin nào có thể hữu ích cho quản lý đều nằm ở đây.

4.3. Kế toán chi phí

Giống như kế toán quản trị giúp doanh nghiệp đưa ra quyết định về quản lý thì kế toán chi phí cũng giúp doanh nghiệp đưa ra các quyết định về chi phí.

Về cơ bản, kế toán chi phí xem xét tất cả các chi phí liên quan đến sản xuất một sản phẩm. Các nhà phân tích, quản lý, chủ doanh nghiệp và kế toán sử dụng thông tin này để xác định giá sản phẩm.

Trong kế toán chi phí, tiền được coi là một yếu tố kinh tế trong sản xuất, trong khi đối với kế toán tài chính thì tiền được coi là thước đo hiệu quả kinh tế của một công ty.

5. Công việc của kế toán là gì?

Trong một tổ chức doanh nghiệp, với mỗi vị trí và cấp bậc khác nhau, người làm kế toán sẽ đảm nhận những công việc và và nhiệm vụ không giống nhau. Tuy vậy nhưng nhìn chung thì công việc của một kế toán viên bao gồm những công việc chính xoay quanh:

– Ghi chép lại các hoạt động tài chính của doanh nghiệp;

– Kiểm tra sổ sách kế toán;

– Lập chứng từ cho tất cả các hoạt động tài chính có liên quan;

– Xử lý các dữ liệu kế toán để lập báo cáo về tình hình hoạt động tài chính cho quản lý doanh nghiệp;

6. Hạch toán kế toán nhà hàng

Hạch toán kế toán nhà hàng được chia ra thành nhiều loại khác nhau. Sau đây, chúng tôi sẽ cho bạn cái nhìn rõ hơn về cách hạch toán kế toán nhà hàng ăn uống và hạch toán kế toán nhà hàng khách sạn.

Hạch toán kế toán nhà hàng ăn uống

Chi phí đầu vào

– Hàng tháng, hàng tuần nhập nguyên liệu chế biến, thực phẩm, phụ gia, nước uống… dành cho khâu chế biến và bán, ghi:

  • Nợ TK 152, TK 156
  • Nợ TK 133
  • Có TK 331, TK 111, TK 112,…

(trên chứng từ mua hàng nhập kho nếu có)​

– Hàng ngày, hàng tuần thủ kho bếp xuất kho xuống bộ phận Bếp, bar để chế biến, ghi:

  • Nợ TK 621
  • Có TK 152

(trên chứng từ xuất kho nguyên vật liệu)​

– Chi phí nhân viên bếp, phụ bếp, bar tham gia trong quá trình chế biến, ghi:

  • Nợ TK 622
  • Có TK 334

(Hạch toán trên phân hệ lương của PM, nếu không dùng phân hệ lương có thể thực hiện hạch toán trên chứng từ nghiệp vụ khác)​

– Chi phí thuê mặt bằng hàng tháng, ghi:

  • Nợ TK 627
  • Nợ TK 133 (nếu có)
  • Có TK 331, TK 111, TK 112,…

(hạch toán trên chứng từ mua dịch vụ hoặc phiếu chi, ủy nhiệm chi nếu chi hoặc có thể theo dõi chi phí trả trước) ​trình sản xuất, chế biến, ghi:

  • Nợ TK 627
  • Trong kỳ có phát sinh mua thêm công cụ, dụng cụ để xuất dùng và phân bổ 1 lần trong quá
  • Nợ TK 133 (nếu có)
  • Có TK 331, TK 112, TK 111,…

(trong chứng từ mua hàng không qua kho hoặc phiếu chi)​

– Công cụ, dụng cụ giá trị lớn, xuất dùng trong Bếp, bar:

  •  Khi mua và đưa vào sử dụng, ghi:
  • Nợ TK 242
  • Nợ TK 133 (nếu có)
  • Có TK 331, TK 111, TK 112…

(trên chứng từ mua hàng không qua kho hoặc phiếu chi, UNC)​

+ Khi phân bổ hàng tháng, ghi:

  • Nợ TK 627
  • Nợ TK 242

(trên chứng từ phân bổ công cụ, dụng cụ hoặc chứng từ nghiệp vụ khác nếu không theo dõi CCDC trên Phần mềm)​

– Tài sản cố định dùng trong Bếp, Bar:

+ Khi mua và đưa vào sử dụng, ghi:

  • Nợ TK 211
  • Nợ TK 133 (nếu có)
  • Có TK 331, TK 111, TK 112…

(trên chứng từ mua hàng không qua kho hoặc phiếu chi)​

+ Khi phân bổ hàng tháng, ghi:

  • Nợ TK 627
  • Nợ TK 214

(trên chứng từ khấu hao tài sản cố định hoặc chứng từ nghiệp vụ khác nếu không theo dõi tài sản cố định trên phần mềm)​

– Cuối tháng sau khi tập hợp chi phí, thực hiện tính giá thành theo các bước:

Bước 1: Xác định kỳ tính giá thành cho tháng

Bước 2: Phân bổ chi phí chung

Bước 3: Kết chuyển chi phí

  • Nợ TK 154
  • Có TK 621, TK 622, TK 627​

Bước 4: Nghiệm thu kết chuyển giá vốn

  • Nợ TK  632
  • Có TK 154​

Bước 5:

1.  Báo cáo tổng hợp chi phí sản xuất

2. Sổ chi tiết chi phí sản xuất

3. Tổng hợp lãi lỗ công trình

4. Chi tiết lãi lỗ công trình

5. Bảng so sánh định mức vật tư (nếu có)

Hạch toán chi phí bán hàng, chi phí doanh nghiệp

Nhân công, chi phí chung, khấu hao, điện nước hạch toán giống trên và hạch toán trên tài khoản TK 641, TK 642 tùy vào loại chi phí thực tế.

Hạch toán doanh thu đầu ra

Hàng ngày, hàng kỳ, kế toán bán hàng dựa trên hóa đơn, đơn đặt hàng đi kèm, phiếu thanh toán từ nhân viên bán hàng, thu ngân thực hiện ghi nhận số lượng món ăn bán ra và thực hiện xuất hóa đơn, ghi:

  • Nợ TK 111, TK 112, TK 131
  • Có TK 511
  • Có TK 333 (có số hóa đơn)

(trên chứng từ bán hàng không kiêm phiếu xuất kho)

Một số lưu ý

– Đồ uống được tính như hàng thương mại, và giao cho bar hoặc nhân viên lễ tân quản lý, bán và làm báo cáo riêng

– Chi phí nguyên vật liệu phụ có thể xuất cho bếp, bar…rồi phân bổ hàng ngày, số chưa dùng hết để dư ở TK 154

– Mỗi hóa đơn cần có 1 bảng kê kèm theo để theo dõi món và tính giá thành

– Những trường hợp khách hàng không lấy hóa đơn, kế toán lập bảng kê và xuất 1 hóa đơn vào cuối ngày.

Hạch toán kế toán nhà hàng khách sạn

Kế toán dùng TK 632 để theo dõi hạch toán như sau:

– Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: là chi phí nguyên vật liệu trang bị cho phòng, buồng ngủ như xà phòng, trà, giấy vệ sinh, bàn chải đánh răng,nước phục vụ theo tiêu chuẩn, kem, dầu gội đầu,…

  • Hạch toán vào TK 621 (theo QĐ15) hoặc TK 154 ( theo QĐ 48)

– Chi phí nhân công trực tiếp: bao gồm tiền lương, tiền công, các khoản phụ cấp phải trả và các khoản trích theo lương của nhân viên phục vụ phòng, buồng

  • Hạch toán vào TK 622 (theo QĐ15) hoặc TK 154 (theo QĐ 48)

– Chi phí sản xuất chung: bao gồm lương của người quản lý trực tiếp, lương của nhân viên phục vụ như lễ tân, chi phí công cụ, khấu hao tài sản cố định và các chi phí khác bằng tiền

  • Hạch toán vào TK 627 (theo QĐ15) hoặc TK 154 (theo QĐ 48).

– Với hạch toán theo Quyết định 15, cuối tháng thêm bút toán kết chuyển

  • Nợ TK 154
  • Có TK 621, TK 622, TK 627
  • Cả 2 QĐ đều kết chuyển vào giá vốn: Nợ TK 632/ có TK 154

– Hạch toán về nước uống ngoài tiêu chuẩn:

Thông thường, các khách sạn sẽ mặc định cung cấp cho mỗi phòng 1 chai nước/ngày (tính trên 1 khách). Đây gọi là nước uống trong tiêu chuẩn (đã tính trong giá cho thuê phòng)

Nếu khách dùng thêm nước uống khác có trong phòng (ngoài tiêu chuẩn mặc định) và phần nước uống này có thu thêm tiền thì hạch toán như sau:

  • Nợ TK 1111/ Có TK 5111, Có TK 33311, và Nợ TK 632/ có TK 156 , TK 152 của giá gốc nước thu thêm.

– Kế toán không theo dõi các chi phí giá vốn trực tiếp bằng TK 632, mà tất cả các chi phí phát sinh đều phản ánh vào 2 tài khoản chi phí bán hàng (TK 641 theo QĐ15, TK 6421 theo QĐ48). Và tài khoản chi phí quản lý doanh nghiệp (TK 642 theo QĐ15, TK 6422 theo QĐ48).

Trên đây là một số thông tin về hạch toán kế toán nhà hàng khách sạn. Hy vọng với những thông tin ACC đã cung cấp sẽ giúp bạn giải đáp được những thắc mắc về vấn đề trên. Nếu bạn cần hỗ trợ hãy đừng ngần ngại mà liên hệ với Công ty Luật ACC, để được chúng tôi hỗ trợ nhanh chóng. ACC cam kết sẽ giúp bạn có trải nghiệm tốt nhất về các dịch vụ mà mình cung cấp đến khách hàng. Chúng tôi luôn đồng hành pháp lý cùng bạn.

 

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo