Hoàn thuế nhập khẩu là việc cơ quan có thẩm quyền thu thuế trả lại số tiền thuế đã thu của doanh nghiệp do khoản thu nhiều hơn số thuế phải nộp hoặc không thuộc trường hợp phải nộp. Bài viết dưới đây của Công ty Luật ACC sẽ cung cấp thông tin về Hướng dẫn hạch toán hoàn thuế nhập khẩu trên Misa. Mời các bạn tham khảo.

1. Các trường hợp được hoàn thuế nhập khẩu
Khoản 1 Điều 19 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016 quy định các trường hợp được hoàn thuế như sau:
(1) Người nộp thuế đã nộp thuế nhập khẩu, thuế xuất khẩu nhưng không có hàng hóa nhập khẩu, xuất khẩu hoặc nhập khẩu, xuất khẩu ít hơn so với hàng hóa nhập khẩu, xuất khẩu đã nộp thuế.
(2) Người nộp thuế đã nộp thuế xuất khẩu nhưng hàng hóa xuất khẩu phải tái nhập được hoàn thuế xuất khẩu và không phải nộp thuế nhập khẩu.
(3) Người nộp thuế đã nộp thuế nhập khẩu nhưng hàng hóa nhập khẩu phải tái xuất được hoàn thuế nhập khẩu và không phải nộp thuế xuất khẩu.
(4) Người nộp thuế đã nộp thuế đối với hàng hóa nhập khẩu để sản xuất, kinh doanh nhưng đã đưa vào sản xuất hàng hóa xuất khẩu và đã xuất khẩu sản phẩm.
(5) Người nộp thuế đã nộp thuế đối với máy móc, thiết bị, dụng cụ, phương tiện vận chuyển của các tổ chức, cá nhân được phép tạm nhập, tái xuất, trừ trường hợp đi thuê để thực hiện các dự án đầu tư, thi công xây dựng, lắp đặt công trình, phục vụ sản xuất, khi tái xuất ra nước ngoài hoặc xuất vào khu phi thuế quan.
Số tiền thuế nhập khẩu được hoàn lại xác định trên cơ sở trị giá sử dụng còn lại của hàng hóa khi tái xuất khẩu tính theo thời gian sử dụng, lưu lại tại Việt Nam.
Trường hợp hàng hóa đã hết trị giá sử dụng thì không được hoàn lại thuế nhập khẩu đã nộp.
Không hoàn thuế đối với số tiền thuế được hoàn dưới mức tối thiểu theo quy định của Chính phủ.
Lưu ý: Hàng hóa quy định tại các mục (1), (2), (3) được hoàn thuế khi chưa qua sử dụng, gia công, chế biến.
2. Cách hạch toán thuế nhập khẩu được hoàn
2.1. Cách hạch toán hoàn thuế nhập khẩu đối với vật tư, hàng hóa
Thuế nhập khẩu là loại thuế gián thu, thu vào các loại hàng hóa được phép nhập khẩu qua biên giới Việt Nam, độc lập trong hệ thống pháp luật thuế Việt Nam và các nước trên thế giới. Khi được hoàn Thuế nhập khẩu của vật tư, hàng hóa đã nộp ở khâu nhập khẩu, kế toán hạch toán:
- Trường hợp 1
Nợ TK 3333: Chi tiết thuế nhập khẩu
Có TK 632: Giá vốn hàng bán (trường hợp xuất hàng để bán)
Có các TK 152, 153, 156: (trường hợp xuất hàng trả lại).
- Trường hợp 2
Khi làm lệnh hoàn thuế nhập khẩu
+ Trường hợp nếu người nộp thuế mới hạch toán thuế phải nộp nhưng chưa nộp thì trừ ngay vào số thuế phải nộp và ghi tăng thu nhập, ghi:
Nợ tài khoản 333 (3331, 3334,..): giảm thuế phải nộp
Có tài khoản 711: tăng thu nhập khác
+ Nếu đã nộp thuế vào ngân sách thì ghi tăng thu nhập và ghi tăng thu nhập khác:
Nợ tài khoản 1388: chi tiết thuế được miễn giảm phải thu
Có tài khoản 711: tăng thu nhập khác
Khi công ty nhận được tiền ghi:
Nợ tài khoản 111, 112
Có tài khoản 1388
Trường hợp doanh nghiệp không nhận thu mà để số thuế được miễn giảm đã nộp này trừ vào số thuế phải nộp của kỳ phải nộp tiếp theo thì sau khi tính ra số thuế phải nộp ở kỳ đó, ghi:
Nợ TK 333: giảm thuế phải nộp
Có TK 1388
2.2. Cách hạch toán hoàn thuế nhập khẩu đối với tài sản cố định
Trong các quy định pháp luật không có khái niệm chung về tài sản cố định nhưng để được xác định là tài sản cố định thì tài sản phải có thời gian sử dụng trên 01 năm và có giá trị từ 30 triệu đồng trở lên. Khi được hoàn Thuế nhập khẩu của tài sản cố định đã nộp ở khâu nhập khẩu, kế toán hạch toán:
- Nợ TK 3333: Chi tiết thuế nhập khẩu
- Có TK 211: Tài sản cố định hữu hình (trường hợp xuất trả lại tài sản cố định)
- Có TK 811: Chi phí khác (trường hợp bán tài sản cố định).
2.3. Cách hạch toán hoàn thuế nhập khẩu đối với hàng hóa không thuộc sở hữu của đơn vị
Khi được hoàn Thuế nhập khẩu đã nộp ở khâu nhập khẩu nhưng hàng hóa không thuộc quyền sở hữu của đơn vị (khi tái xuất), (ví dụ thuế nhập khẩu đã nộp khi nhập khẩu hàng phục vụ gia công, chế biến), kế toán hạch toán:
- Nợ TK 3333: Thuế xuất, nhập khẩu (chi tiết thuế nhập khẩu)
- Có TK 1388: Thuế xuất, nhập khẩu (chi tiết thuế nhập khẩu)
Khi nhận được tiền thuế nhập khẩu được hoàn từ ngân sách nhà nước, hạch toán:
- Nợ TK 112: Tiền thuế nhập khẩu được hoàn từ ngân sách nhà nước;
- Có TK 3333: Tiền thuế nhập khẩu được hoàn từ ngân sách nhà nước (chi tiết thuế nhập khẩu).
3. Cách hạch toán hoàn thuế nhập khẩu trên misa
- Bước 1: Hạch toán chi phí trước hải quan
+ Vào phân hệ Mua hàng, chọn Chứng từ mua dịch vụ (hoặc vào tab Mua hàng hóa, dịch vụ, nhấn Thêm\Chứng từ mua dịch vụ).
+ Chọn phương thức thanh toán.
+ Tích chọn Là chi phí mua hàng và khai báo thông tin chi tiết về phí trước hải quan.
+ Sau khi khai báo xong, nhấn Cất.
- Bước 2: Hạch toán chi phí vận chuyển hàng về kho
+ Thực hiện thêm chứng từ mua dịch vụ tương tự như ở bước 1.
- Bước 3: Hạch toán chứng từ mua hàng nhập khẩu về nhập kho
+ (Trước tiên cần vào menu Hệ thống\Tùy chọn\Mua hàng, tích chọn ô Tính Giá tính thuế nhập khẩu dựa trên Phí trước HQ nguyên tệ, Phí trước HQ bằng tiền hạch toán)
+ Trên phân hệ Mua hàng, chọn Chứng từ mua hàng hóa (hoặc vào tab Mua hàng hóa, dịch vụ, nhấn Thêm\Chứng từ mua hàng hóa).
+ Khai báo các thông tin chi tiết của chứng từ mua hàng: Chọn loại chứng từ mua hàng cần lập là Mua hàng nhập khẩu nhập kho; Lựa chọn phương thức thanh toán; Chọn Loại tiền => Tỷ giá sẽ được tự động lấy lên theo cách thiết lập tại danh mục Loại tiền (Có thể nhập lại tỷ giá theo đúng thực tế nếu cần)
+ Tại tab Thuế: Khai báo thuế suất thuế nhập khẩu/thuế chống bán phá giá/thuế TTĐB (nếu có)/thuế GTGT hàng nhập khẩu. Chương trình sẽ tự động xác định tiền thuế phải nộp theo đúng thực tế trên tờ khai hải quan.
- Bước 4: Kết chuyển chi phí mua hàng (chi phí trước hải quan, chi phí hàng về kho) vào giá mua hàng hóa
+ Vào phân hệ Tổng hợp, chọn Chứng từ nghiệp vụ khác.
+ Hạch toán bút toán kết chuyển chi phí mua hàng vào giá mua hàng hóa.
Trên đây là tất cả thông tin về Hướng dẫn hạch toán hoàn thuế nhập khẩu trên Misa mà Công ty Luật ACC cung cấp tới các bạn đọc giả. Nếu các bạn đọc giả còn có bất kỳ thắc mắc hay góp ý nào liên quan đến bài viết hoặc những vấn đề pháp lý khác hãy liên hệ với Công ty Luật ACC để nhận được sự hỗ trợ từ đội ngũ luật sư và các tác giả. Chúng tôi luôn sẵn lòng giải đáp thắc mắc của các bạn đọc. Trân trọng!
Nội dung bài viết:
Bình luận