Hạch toán hàng nhập khẩu không thanh toán [Cập nhật 2024]

Kế toán tại các doanh nghiệp xuất nhập khẩu hàng ngày sẽ phải thực hiện các bút toán ghi nhận hoạt động để duy trì thông tin kế toán đảm bảo các hoạt động hỗ trợ quản trị như lập báo cáo, tham mưu. Một trong các bút toán mà họ thực hiện thường xuyên nhất chính là hạch toán hàng nhập khẩu. Vậy cách hạch toán hàng nhập khẩu không thanh toán như thế nào? Hãy cùng ACC tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây!

Cách hạch toán hàng nhập khẩu và các vấn đề kế toán cần lưu ý - MISA AMIS

Hạch toán hàng nhập khẩu không thanh toán

1. Vấn đề tỷ giá hàng nhập khẩu

Không giống như các bút toán hạch toán mua hàng thông thường, khi thực hiện bút toán hạch toán hàng nhập khẩu, kế toán viên phải đặc biệt chú ý đến các vấn đề tỷ giá được sử dụng

Áp dụng từ điều 51 thông tư 200/2014/TT-BTC, tỷ giá hàng nhập khẩu sẽ áp dụng theo nguyên tắc:

  • Khi phát sinh khoản phải trả người bán từ hoạt động nhập khẩu (bên Có tài khoản 331), kế toán sử dụng tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm phát sinh (là tỷ giá bán của ngân hàng thương mại nơi thường xuyên có giao dịch).
  • Khi thanh toán cho người bán (bên Nợ tài khoản 331), kế toán ghi theo tỷ giá ghi sổ thực tế đích danh cho từng đối tượng chủ nợ (Trường hợp chủ nợ có nhiều giao dịch thì tỷ giá thực tế đích danh được xác định trên cơ sở bình quân gia quyền di động các giao dịch của chủ nợ đó).
  • Trường hợp ứng trước cho bên bán bằng ngoại tệ:
  •  Khi thực hiện ứng trước (bên Nợ tài khoản 331) bằng ngoại tệ: áp dụng tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm ứng trước;
  •  Khi khoản ứng trước đã đủ điều kiện ghi nhận tài sản hoặc chi phí (bên Có TK 331): áp dụng tỷ giá ghi sổ thực tế đích danh đối với số tiền đã ứng trước.

Lưu ý:

Cuối kỳ, kế toán phải đánh giá lại các khoản phải trả cho người bán có gốc ngoại tệ tại tất cả các thời điểm lập Báo cáo tài chính theo quy định của pháp luật.

Doanh nghiệp phải theo dõi chi tiết các khoản nợ phải trả cho người bán theo từng loại nguyên tệ.

2. Hạch toán hàng nhập khẩu khi Nhập hàng trước, thanh toán sau

2.1. Công ty có tồn quỹ ngoại tệ:

Bước 01: Khi hàng về (không được lấy tỷ giá trên Tờ khai để hạch toán vào giá trị hàng hóa. Tỷ giá tờ khai chỉ để cơ quan Hải quan tính thuế NK, TTĐB, BVMT, GTGT…)

a/ Hạch toán giá trị hàng nhập kho và công nợ phải trả:

Nợ TK 152,153, 156, 211…: (Số tiền nguyên tệ x Tỷ giá bán ra ngày nhập kho)
Có TK 331

b/ Hạch toán các loại thuế phải nộp (số tiền thuế thì xem trên tờ khai hải quan): 

Nợ TK 156:
Có TK 3333: Thuế nhập khẩu
Có TK 3332: Thuế tiêu thụ đặc biệt
Có TK 333…: Thuế khác không được hoàn tính vào giá.

c/ Khi nộp các khoản thuế:
Nợ TK 3333,33312,3332/ Có TK 111,112

d/ Khấu trừ thuế giá trị gia tăng hàng nhập khẩu:
Nợ TK 133 / Có TK 33312

Bước 02: Ngày thanh toán tiền hàng

Nợ TK 331: Số tiền nguyên tệ x Tỷ giá bán ra ngày nhập kho (tỷ giá ngày hàng về)
Nợ TK 635: Lỗ tỷ giá (tỷ giá xuất quỹ > tỷ giá công nợ khách hàng)
Có TK 112: Số tiền nguyên tệ x Tỷ giá xuất quỹ
Có TK 515: Lãi tỷ giá (tỷ giá xuất quỹ < tỷ giá công nợ khách hàng)

2.2. Công ty không tồn quỹ ngoại tệ: (hợp đồng mua bán ngoại tệ giao ngay)

Bước 1: Khi hàng về (tương tự như 2.1)

Bước 2: Khi thanh toán (theo tỷ giá trên hợp đồng mua ngoại tệ)

Nợ TK 331: Số tiền nguyên tệ x Tỷ giá bán ra ngày nhập kho
Nợ TK 635: Lỗ tỷ giá (tỷ giá mua ngoại tệ của NH > tỷ giá công nợ khách hàng)
Có TK 112: Số tiền nguyên tệ x Tỷ giá mua ngoại tệ của ngân hàng
Có TK 515: Lãi tỷ giá (tỷ giá mua ngoại tệ của NH < tỷ giá công nợ khách hàng)

3. Hạch toán các loại thuế đối với hàng nhập khẩu

Khi mua hàng hóa nhập khẩu thì các doanh nghiệp phải làm tờ khai hải quan đồng thời đóng các loại thuế vào Ngân sách Nhà nước (Thuế Nhập khẩu, thuế Tiêu thụ đặc biệt, thuế giá trị gia tăng).

Kế toán lưu ý:

  • Các loại thuế hàng nhập khẩu đã được cơ quan Hải quan tính căn cứ vào tờ khai Hải quan nên doanh nghiệp chỉ cần dựa vào tờ khai để hạch toán tiền thuế.
  • Các khoản thuế phát sinh được tính vào giá trị của hàng nhập khẩu
  • Doanh nghiệp khai thuế theo phương pháp khấu trừ có thể được kê khai khấu trừ thuế GTGT đầu vào; DN khai thuế theo phương pháp trực tiếp thì thuế GTGT đầu vào được tính vào giá trị hàng nhập khẩu
  • Dựa trên tờ khai hải quan, kế toán định khoản:

Nợ TK 152, 153,156, 211

Có TK 3332 – Thuế tiêu thụ đặc biệt (nếu có)

Có TK 3333 – Thuế xuất nhập khẩu

Có TK 333… (thuế khác nếu có)

  • Nếu thuế GTGT được khấu trừ, kế toán ghi

Nợ TK 133

Có TK 33312 – Thuế GTGT hàng nhập khẩu

  • Nếu thuế GTGT không được khấu trừ hoặc DN nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp, kế toán ghi:

Nợ TK 152, 153,156, 211

Có TK 33312 – Thuế GTGT hàng nhập khẩu

  • Khi nộp thuế, kế toán ghi:

Nợ TK 33312, TK 3332, TK 3333, TK 33381

Có TK 111, TK 112

Hạch toán tại các doanh nghiệp xuất nhập khẩu tương đối khó khăn nên việc cần đến sự hỗ trợ của các phần mềm công nghệ là điều dễ hiểu. Hiện nay, trên thị trường có nhiều phần mềm công nghệ, trong đó nổi bật có phần mềm kế toán online MISA AMIS đáp ứng tối các nghiệp vụ xuất nhập khẩu:

  • Tính giá vốn cho từng đơn hàng, hợp đồng:
    • Tự động tổng hợp các chi phí trực tiếp cho từng đơn hàng, hợp đồng
    • Tự động phân bổ chi phí chung cho từng đơn hàng, hợp đồng dựa trên nguyên vật liệu trực tiếp, nhân công trực tiếp, chi phí trực tiếp hay doanh thu
    • Tự động kết chuyển chi phí từng đơn hàng, hợp đồng để ghi nhận giá vốn của từng đơn hàng, hợp đồng
  • Quản lý tình hình nhập – xuất – tồn kho theo từng hợp đồng
  • Hạch toán đa ngoại tệ;
    • Hạch toán các chứng từ doanh thu, chi phí theo nhiều loại ngoại tệ
    • Tự động tính các tỷ giá xuất quỹ ngoại tệ và hạch toán chênh lệch tỉ giá xuất quỹ theo một trong hai phương pháp bình quân tức thời và bình quân cuối kỳ
    • Khi phát sinh nghiệp vụ thu tiền khách hàng hay trả tiền nhà cung cấp bằng ngoại tệ mà có phát sinh chênh lệch tỉ giá thì phần mềm sẽ tự động hạch toán
    • Tự động đánh giá lại ngoại tệ cuối năm và tổng hợp lên các BCTC
  • Quản lý doanh thu, chi phí, lãi/lỗ, tình hình thực hiện của từng hợp đồng:

Trên đây là các thông tin về Hạch toán hàng nhập khẩu không thanh toán [Cập nhật 2023] mà ACC cung cấp tới quý bạn đọc Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào cần hỗ trợ về vấn đề trên vui lòng liên hệ với Công ty Luật ACC của chúng tôi. Công ty Luật ACC luôn cam kết sẽ đưa ra nhưng hỗ trợ tư vấn về pháp lý nhanh chóng và có hiệu quả nhất. Xin chân thành cảm ơn quý bạn đọc.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo