Nhập khẩu hàng hóa là việc hàng hoá được đưa vào lãnh thổ Việt Nam từ nước ngoài hoặc từ khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật. Vậy hạch toán hàng nhập khẩu, cụ thể là hạch toán giá vốn hàng nhập khẩu như thế nào. Dưới đây là Cụ thể về cách hạch toán giá vốn hàng nhập khẩu [2023].
1. Nhập khẩu hàng hóa là gì?
Luật Thương mại 2005 Điều 28 khoản 1 định nghĩa như sau:
Nhập khẩu hàng hóa là việc hàng hoá được đưa vào lãnh thổ Việt Nam từ nước ngoài hoặc từ khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật.
2. Các hình thức nhập khẩu hàng hóa
Nhập khẩu trực tiếp
Đối với hình thức này thì người mua và người bán hàng hóa trực tiếp giao dịch với nhau, quá trình mua và bán không hề ràng buộc lẫn nhau. Bên mua có thể mua mà không bán và ngược lại.
Nhập khẩu trực tiếp được tiến hành khá đơn giản. Trong đó, bên nhập khẩu muốn ký kết được hợp đồng kinh doanh nhập khẩu thì phải nghiên cứu thị trường, tìm kiếm đối tác phù hợp, ký kết và thực hiện hợp đồng, tự bỏ vốn, chịu mọi rủi ro và chi phí trong giao dịch…
Nhập khẩu ủy thác
Nhập khẩu ủy thác được hiểu là hoạt động dịch vụ thương mại theo đó chủ hàng thuê một đơn vị trung gian thay mặt và đứng tên nhập khẩu hàng hóa bằng hợp đồng ủy thác.
Nói một cách dễ hiểu hơn, các doanh nghiệp trong nước có vốn ngoại tệ riêng và có nhu cầu nhập khẩu một loại hàng hóa nào đó, tuy nhiên lại không được phép nhập khẩu trực tiếp, hoặc gặp khó khăn trong quá trình kiếm, giao dịch với đối tác nước ngoài thì sẽ thuê những các doanh nghiệp có chức năng thương mại quốc tế tiến hành nhập khẩu cho mình.
Trách nhiệm của bên nhận ủy thác là phải cung cấp thông tin về thị trường, giá cả, khách hàng, những điều kiện có liên quan đến đơn hàng được ủy thác, ký kết hợp đồng và thực hiện các thủ tục liên quan đến nhập khẩu.
Với hình thức này, doanh nghiệp thực hiện nghiệp vụ nhập khẩu ủy thác không phải bỏ vốn, không cần xin hạn ngạch cũng như không phải tìm kiếm đối tác, giá cả… Đổi lại bên ủy thác sẽ trả phí dịch vụ cho bên nhận ủy thác nhập khẩu.
Buôn bán đối lưu
Buôn bán đối lưu có thể được coi là một phương thức thanh toán trong thương mại quốc tế, được sử dụng chủ yếu trong các giao dịch mua bán với chính phủ những nước đang phát triển. Hàng hóa và dịch vụ được đổi lấy hàng hóa và dịch vụ khác có giá trị tương đương. Ví dụ: Caterpillar xuất khẩu máy xúc sang Venezuela, bù lại, chính phủ Venezuela sẽ trả cho Caterpillar 350.000 tấn quặng sắt.
Trong phương thức này, chỉ với 1 hợp đồng doanh nghiệp có thể tiến hành đồng thời cả hai hoạt động trọng điểm là xuất khẩu và nhập khẩu. Lượng hàng hóa giao đi và hàng nhận về có giá trị tương đương nhau. Do đó, doanh nghiệp xuất khẩu được tính vào cả kim ngạch xuất khẩu và doanh thu trên hàng hóa nhập khẩu.
Tạm nhập tái xuất
Tạm nhập tái xuất là hình thức mà thương nhân Việt Nam nhập khẩu tạm thời hàng hóa vào Việt Nam, nhưng sau đó lại xuất khẩu chính hàng hóa đó ra khỏi Việt Nam sang một nước khác.
Hình thức này là tiến hành nhập khẩu hàng hóa nhưng không để tiêu thụ trong nước mà để xuất khẩu sang một nước thứ ba nhằm thu lợi nhuận. Giao dịch này bao gồm cả nhập khẩu và xuất khẩu với mục đích thu lại lượng ngoại tệ lớn hơn số vốn ban đầu đã bỏ ra.
Khi tiến hành tạm nhập tái xuất, doanh nghiệp cần tiến hành đồng thời hai hợp đồng riêng biệt, gồm: hợp đồng mua hàng ký với thương nhân nước xuất khẩu và hợp đồng bán hàng ký với thương nhân nước nhập khẩu.
Lưu ý, có trường hợp gần giống như tạm nhập tái xuất, nhưng hàng hóa được chuyển thẳng từ nước bán hàng sang nước mua hàng, mà không làm thủ tục nhập khẩu vào Việt Nam và không làm thủ tục xuất khẩu ra khỏi Việt Nam. Đó gọi là hình thức chuyển khẩu.
Nhập khẩu gia công
Là hình thức mà bên nhận gia công của Việt Nam nhập khẩu nguyên vật liệu từ người thuê gia công ở nước ngoài, theo hợp đồng gia công đã ký kết. Chẳng hạn như doanh nghiệp dệt may, giầy da của Việt Nam nhập nguyên phụ liệu từ Đài Loan để sản xuất hàng gia công cho đối tác Đài Loan.
3. Cách hạch toán giá vốn hàng nhập khẩu
3.1. Cách tính thuế nhập khẩu, thuế GTGT hàng nhập khẩu
Tính giá tính thuế
TH1: Giá tính thuế – CIF
Đây là giá mua đã bao gồm phí vận tải (F) và phí bảo hiểm (I). Người mua không cần phải trả thêm chi phí khác.
Giá tính thuế = CFI
TH2: Giá tính thuế – FOB:
Đây là giá mua chưa bao gồm phí vận tải và phí bảo hiểm. Người mua sẽ phải trả thêm phí vận tải và phí bảo hiểm.
Giá tính thuế = Giá FOB + Phí vận tải + Phí bảo hiểm (nếu có)
Thuế nhập khẩu
Công thức:
Thuế nhập khẩu = Số lượng x Giá tính thuế x Mức thuế suất thuế nhập khẩu
Mức thuế suất thuế nhập khẩu:
Là thuế suất của hàng hóa chịu thuế quy định trong biểu thuế tại Thông tư số 164/2013/TT-BTC và được sửa đổi tại Thông tư 173/2014/TT-BTC, Thông tư 213/2014/TT-BTC.
Thuế tiêu thụ đặc biệt hàng nhập khẩu
Công thức:
Thuế tiêu thụ đặc biệt hàng nhập khẩu = Giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt x Thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt
Trong đó:
Giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt = Giá tính thuế nhập khẩu + Thuế nhập khẩu
Thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt: là thuế suất của hàng hóa chịu thuế quy định trong biểu thuế
Thuế GTGT hàng nhập khẩu
Công thức:
Thuế giá trị gia tăng hàng nhập khẩu = Giá tính thuế + Thuế nhập khẩu + Thuế tiêu thụ đặc biệt (nếu có) x % thuế suất thuế giá trị gia tăng).
3.2. Hạch toán kế toán hàng hóa nhập khẩu
Khi nhập khẩu hàng hoá, vật tư, tài sản cố định
Kế toán phản ánh giá trị hàng hoá, vật tư, tài sản cố định nhập khẩu bao gồm tổng số tiền thanh toán cho người bán (theo tỷ giá giao dịch thực tế), thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế nhập khẩu, thuế bảo vệ môi trường phải nộp, ghi:
Nợ TK 152, 153, 156, 211
Có TK 331 – Phải trả cho người bán
Có TK 3332 – Thuế tiêu thụ đặc biệt
Có TK 3333 – Thuế nhập khẩu (chi tiết thuế nhập khẩu)
Có TK 33381 – Thuế bảo vệ môi trường
Có các TK 111, 112, 331…
Thuế GTGT đầu vào của hàng hóa nhập khẩu được khấu trừ:
Nợ TK 1331 – Thuế giá trị gia tăng được khấu trừ
Có TK 33312 – Thuế giá trị gia tăng hàng nhập khẩu
Khi nộp thuế cho Ngân sách Nhà Nước – Căn cứ vào Giấy nộp tiền vào ngân sách nhà nước:
Nợ TK 33312 – Thuế GTGT hàng nhập khẩu
Nợ TK 3332 – Thuế tiêu thụ đặc biệt.
Nợ TK 3333 – Thuế nhập khẩu (chi tiết thuế nhập khẩu)
Nợ TK 33381 – Thuế bảo vệ môi trường
Có TK1111/ TK1121
Để hàng nhập khẩu về tới doanh nghiệp:
Nợ TK 156/152/153/211
Nợ TK 1331 ( nếu có)
Có TK 1111/ TK 1121/ TK 331
*Trường hợp được hoàn thuế nhập khẩu
Đối với hàng nhập khẩu mà còn lưu kho, lưu bãi
Trường hợp được hoàn thuế nhập khẩu đã nộp đối với hàng nhập khẩu mà còn lưu kho, lưu bãi dưới sự kiểm soát của Hải quan, được phép tái xuất khẩu thì số thuế nhập khẩu được hoàn lại:
Nợ TK 3333 – Nếu trừ vào số phải nộp
Nợ TK 111, 112 – Nếu được hoàn lại bằng tiền Có TK 152, 153, 156,…
Đối với hàng nhập khẩu ít hơn so với khai báo
Trường hợp thực tế nhập khẩu ít hơn so với khai báo. Hạch toán số thuế nhập khẩu đã nộp thừa được hoàn lại:
Nợ TK 3333 – Nếu trừ vào số phải nộp
Nợ TK 111, 112 – Nếu được hoàn lại bằng tiền Có TK 152, 153, 156, 211,…
*Trường hợp nhập khẩu nguyên liệu để sản xuất hàng xuất khẩu
Nhập khẩu nguyên liệu để sản xuất hàng xuất khẩu sẽ được hoàn thuế tương ứng với tỷ lệ xuất khẩu thành phẩm. Khi nhận được thông báo thuế chính thức của cơ quan Hải quan về số thuế nhập khẩu phải nộp:
Nợ TK 152, 153, 156,…
Có TK 3333 – Thuế xuất khẩu, nhập khẩu
Nội dung bài viết:
Bình luận