Hướng dẫn hạch toán công cụ dụng cụ trên phần mềm Fast

Phần mềm kế toán Fast là phần mềm dành cho các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ. Phần mềm này có ưu điểm là giao diện dễ làm việc, luôn cập nhật những thay đổi mới nhất về các chính sách điều khoản thuế, thông tư và các nghị định của Bộ tài chính, bám sát các chế độ kế toán hiện hành, và xử lý dữ liệu số liệu một cách nhanh chóng. Dưới đây là Hướng dẫn hạch toán công cụ dụng cụ trên phần mềm Fast.

Cong Ty Phan Mem Fast
Hướng dẫn hạch toán công cụ dụng cụ trên phần mềm Fast

1. Giới thiệu phần mềm Fast

Thông tin chung

  • Tên công ty: Công ty Cổ phần Phần mềm Quản lý Doanh nghiệp
  • Tên tiếng Anh: Fast Software Company
  • Tên viết tắt: FAST
  • Ngày thành lập: 11-06-1997
  • Lĩnh vực kinh doanh: Phát triển, tư vấn và triển khai ứng dụng phần mềm và giải pháp quản trị doanh nghiệp trên nền tảng CNTT.
  • Trụ sở và các văn phòng: Tại Hà Nội, TP Hồ Chí Minh và Đà Nẵng.
  • Số nhân viên: Hơn 500 (tính đến 31-12-2021)
  • Số khách hàng: Hơn 42.000 (tính đến 30-6-2022)
  • Website: www.fast.com.vn

Giải pháp cho các doanh nghiệp vừa và lớn

+ Fast Business Online - Giải pháp ERP trên nền tảng web

+ Fast CRM Online - Phần mềm quản lý quan hệ khách hàng

+ Fast HRM Online  - Phần mềm quản lý nhân sự - chấm công - tính lương

+ Fast DMS Online - Phần mềm quản lý phân phối

Giải pháp cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ

+ Fast Accounting - Phần mềm kế toán cho doanh nghiệp vừa và nhỏ

+ Fast Accounting Online - Phần mềm kế toán trên nền điện toán đám mây cho doanh nghiệp vừa và nhỏ

+ Fast Accounting Online for Bookkeepers - Phần mềm dành cho người làm dịch vụ kế toán

Giải pháp chung

+ Fast e-Invoice - Giải pháp hóa đơn điện tử

+ Fast e-Contract - Giải pháp hợp đồng điện tử

Giải pháp dành cho đào tạo

+ Fast Accounting Online for Education - Phần mềm kế toán trên nền điện toán đám mây dành cho đào tạo và thực hành môn kế toán máy cho sinh viên trong các trường học.

Dịch vụ

+ Tư vấn ứng dụng: Tư vấn và triển khai ứng dụng phần mềm và giải pháp quản trị doanh nghiệp trên nền tảng CNTT.

+ Tư vấn, hỗ trợ sử dụng: Tư vấn, hỗ trợ trong suốt quá trình sử dụng phần mềm, đào tạo nâng cao...

+ Dịch vụ CNTT: Dịch vụ mạng, bảo trì hệ thống máy tính, cung cấp các phần mềm bản quyền, cung cấp máy chủ...

+ Tư vấn triển khai ứng dụng phần mềm cho đào tạo môn kế toán máy cho các trường, các trung tâm đào tạo.

2. Giới thiệu phân hệ kế toán CCDC

Phân hệ “Kế toán CCDC” lưu giữ các thông tin cần thiết về CCDC từ thời điểm tăng đến khi giảm, giúp người sử dụng nắm rõ các thông tin kế toán về CCDC tại một thời điểm bất kỳ. Với các tính năng cho phép cập nhật các thay đổi liên quan đến CCDC như điều chuyển bộ phận sử dụng, điều chỉnh trích chi phí kỳ… và khả năng khai báo phân bổ chi phí đa dạng, linh hoạt phần mềm giúp cho việc quản lý CCDC đáp ứng các yêu cầu của kế toán một cách thuận tiện và chính xác.

Thông tin về CCDC

Theo dõi các thông tin như số lượng, nguyên giá, giá trị đã phân bổ, giá trị còn lại, phương pháp phân bổ chi phí, số kỳ phân bổ, nhóm CCDC, loại CCDC, bộ phận sử dụng, lý do tăng, nước sản xuất, năm sản xuất...

Có 3 trường, mỗi trường là một danh mục với nhiều mã, để phân nhóm, phân loại CCDC phục vụ thống kê, phân tích.

Cho phép khai báo các tài khoản ngầm định liên quan – tài khoản chi phí chờ phân bổ, tài khoản chi phí - để hỗ trợ cho việc tự động hạch toán bút toán phân bổ khấu hao.

Các tiện ích

Nhập (import) danh mục CCDC từ excel.

Khai báo các thay đổi về CCDC

  • Điều chuyển bộ phận sử dụng.
  • Khai báo tạm dừng phân bổ (trích chi phí).
  • Khai báo giảm.
  • Khai báo hỏng.
  • Khai báo thôi phân bổ (trích chi phí).

Tính trích chi phí, phân bổ chi phí, tạo bút toán sổ cái

Có thể tính giá trị trích chi phí cho trường hợp trong một kỳ CCDC được điều chuyển qua nhiều bộ phận sử dụng hoặc cho nhiều dự án/công trình.

Có thể điều chỉnh giá trị trích chi phí sau khi tính theo công thức.

Có thể khai báo cách thức phân bổ chi phí đa dạng, linh loạt cho nhiều đối tượng như bộ phận hạch toán, dự án, sản phẩm, lệnh sản xuất.

Thực hiện tạo bút toán phân bổ chi phí và hạch toán vào sổ cái.

Các báo cáo

Có các nhóm báo cáo sau:

  • Báo cáo kiểm kê CCDC.
  • Báo cáo tăng giảm CCDC.
  • Báo cáo trích chi phí CCDC.

Mỗi nhóm báo cáo gồm nhiều báo cáo chi tiết, tổng hợp và phân tích theo nhiều chiều/đối tượng khác nhau.

3. Tài khoản hạch toán CCDC

- Hạch toán nhập mua CCDC:

Nợ TK 1531                                      

Công cụ, dụng cụ

- Nợ TK 133                                         

Thuế GTGT được khấu trừ

- Có TK 111, 112, 331,…      

Tiền mặt; Tiền gửi ngân hàng; Phải trả cho người bán…

- Hạch toán xuất dùng CCDC:

Nợ TK 242                                         

Chi phí trả trước

- Có TK 153                           

Công cụ, dụng cụ

4. Hướng dẫn thực hiện

4.1. Bút toán ghi tăng công cụ, dụng cụ:

Bút toán ghi tăng công cụ, dụng cụ được thực hiện tại các phần hành sau: Mua dịch vụ, Thanh toán.

4.2. Khai báo thông tin công cụ, dụng cụ:

Vào phân hệ Công cụ\ Công cụ dụng cụ, chọn biểu tượng Mới trên thanh công cụ.

Đối với công cụ, dụng vụ phân bổ theo phương pháp thời gian:

  • Chọn Kiểu phân bổ = 0 – Theo thời gian.
  • Khai báo các thông tin chung: mã công cụ, tên công cụ, loại công cụ, mã tăng công cụ, ngày tăng, ngày tính phân bổ, mã bộ phận, tài khoản công cụ, tài khoản chờ phân bổ, tài khoản chi phí,…

+Ngày tăng công cụ: nhập vào ngày nhận bàn giao công cụ.

+Ngày tính phân bổ: nhập vào ngày bắt đầu trích phân bổ công cụ.

+Số kỳ phân bổ (tháng): nhập vào số kỳ phân bổ thực tế áp dụng cho công cụ.

+Ngày kết thúc phân bổ: được ngầm định tính dựa vào Ngày tính phân bổ và Số kỳ phân bổ, được phép sửa lại.

Lưu ý: thông tin này có tham gia xử lý nếu tham số Tính hết giá trị còn lại vào kỳ kết thúc phân bổ = Có (trong phần Khai báo tham số tùy chọn – phân hệ CCDC).

  • Khai báo thẻ Chi tiết: mã nguồn vốn, nguyên giá, giá trị đã phân bổ, giá trị phân bổ kỳ,…
  • Khai báo thẻ Phụ tùng kèm theo (nếu có)
  • Khai báo thẻ Thông tin chung

+Khai báo các thông tin: số hiệu, thông số kỹ thuật, nước sản xuất, năm sản xuất,…

  • Khai báo thẻ Khác

+Giá trị làm tròn: khi tính phân bổ, nếu giá trị còn lại của công cụ sau khi tính nhỏ hơn hoặc bằng giá trị khai báo tại trường này thì hệ thống sẽ trích luôn phần giá trị còn lại này vào kỳ tính phân bổ hiện hành. 

  • Tính năng trên áp dụng cho mọi phương pháp tính phân bổ.
  • Nhấn Lưu.
  • Chọn biểu tượng In trên thanh công cụ để in chứng từ.

Đối với công cụ, dụng vụ phân bổ theo phương pháp phân bổ 2 lần:

  • Chọn Kiểu khấu hao = 1 – Phân bổ 2 lần.

+Lần phân bổ đầu tiên sẽ dựa vào Ngày tính phân bổ

+Lần phân bổ thứ 2 sẽ được phân bổ vào kỳ của Ngày kết thúc phân bổ. Riêng đối với CCDC được khai báo hỏng thì lần 2 sẽ được phân bổ vào kỳ khai báo hỏng.

  • Khai báo các thông tin chung: mã công cụ, tên công cụ, loại công cụ, mã tăng công cụ, ngày tăng, ngày tính phân bổ, số kỳ phân bổ, ngày kết thúc phân bổ, mã bộ phận, tài khoản công cụ, tài khoản chờ phân bổ, tài khoản chi phí,…

+Số kỳ phân bổ: được chương trình ngầm định là 2.

+Ngày kết thúc phân bổ: người dùng tự cập nhật.

  • Khai báo thẻ Chi tiết: mã nguồn vốn, nguyên giá, giá trị đã phân bổ, giá trị phân bổ kỳ,…
  • Nhấn Lưu.
  • Chọn biểu tượng In trên thanh công cụ để in chứng từ.

Trên đây là nội dung giới thiệu của chúng tôi về Hướng dẫn hạch toán công cụ dụng cụ trên phần mềm Fast cũng như các vấn đề pháp lý khác có liên quan trong phạm vi này. Trong quá trình tìm hiểu nếu quý khách hàng còn thắc mắc hay quan tâm và có nhu cầu tư vấn và hỗ trợ vui lòng liên hệ với chúng tôi.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo