Chi phí vận chuyển là khoản chi phát sinh thường xuyên trong doanh nghiệp, từ nghiệp vụ mua hàng cho đến bán hàng, xuất nhập khẩu. Kinh tế ngày càng phát triển , vấn đề kinh doanh và vận chuyển hàng hóa lại đóng vai trò hết sức quan trọng. Trước tình hình trên, nhiều đơn vị hàng hóa ra đời với đa dạng dịch vụ như vận chuyển nội địa, dịch vụ vận chuyển quốc tế,… Vậy cách hạc toán chi phí vận chuyển hành xuất khẩu như thế nào? Hãy cùng ACC tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây!
Hạch toán chi phí vận chuyển hàng xuất khẩu [ Mới nhất 2023]
1. Tài khoản hạch toán chi phí vận chuyển
Chi phí vận chuyển hạch toán vào tài khoản nào là vướng mắc của rất nhiều kế toán. Tùy theo mục đối tượng vận chuyển là hàng mua (TSCĐ, nguyên vật liệu…) hay hàng bán mà cách ghi sổ sẽ khác nhau. Cụ thể như sau:
Chi phí vận chuyển hàng mua
- Với hàng tồn kho
Theo chuẩn mực kế toán số 02, chi phí vận chuyển, bốc xếp trong quá trình mua hàng được coi là chi phí mua và được tính vào giá gốc hàng tồn kho.
>> Do đó, chi phí vận chuyển hàng mua nhập kho sẽ được hạch toán vào tài khoản giá gốc của hàng tồn kho tương ứng, bao gồm: TK 152 (Nguyên vật liệu), TK 153 (Công cụ dụng cụ) hoặc TK 156 (Hàng hóa).
- Với tài sản cố định
Theo chuẩn mực kế toán số 03: Chi phí vận chuyển và bốc xếp là nhóm chi phí liên quan trực tiếp đến việc đưa tài sản vào trạng thái sẵn sàng sử dụng, được tính vào nguyên giá tài sản cố định.
>> Do đó, chi phí vận chuyển mua tài sản cố định được hạch toán vào TK 211.
Như vậy, chi phí vận chuyển hàng mua sẽ được hạch toán vào tài khoản hàng tồn kho hoặc tài sản cố định tương ứng.
Nợ TK 152, 153, 156, 211
Nợ TK 133 (nếu có)
Có TK 111, 112, 141, 334…
Vận chuyển hàng đi bán, xuất khẩu
Chi phí vận chuyển để đưa hàng hóa đến nơi bán được coi là chi phí bán hàng, do đó sẽ được hạch toán vào tài khoản 621 (nếu áp dụng theo thông tư 200), hoặc tài khoản 622 (nếu áp dụng theo thông tư 133).
2. Phân bổ chi phí vận chuyển hàng mua
Khi mua hàng, nếu doanh nghiệp vận chuyển cùng lúc nhiều loại hàng hóa, tài sản khác nhau thì sẽ phải phân bổ chi phí vận chuyển cho từng loại mặt hàng, theo một tiêu thức thống nhất.
Các văn bản pháp luật hiện nay không quy định về tiêu thức phân bổ, nhưng có 2 cách phân bổ thường được các kế toán sử dụng thực tế như sau:
Phân bổ theo giá trị mỗi loại mặt hàng
Cách phân bổ này có thể áp dụng khi vận chuyển cùng lúc các loại hàng hóa, tài sản có nhiều kích thước, chủng loại đa dạng.
Công thức:
Chi phí phân bổ cho hàng nhập kho | = | Chi phí mua từng mặt hàng | x | Chi phí vận chuyển chung |
Tổng giá trị hàng mua |
Ví dụ:
Doanh nghiệp A vận chuyển hàng về nhập kho, chi phí vận chuyển là 6 triệu đồng. Thông tin như sau:
Hàng hóa | Đơn giá | Số lượng | Thành tiền |
Cam (kg) | 30,000 | 300 | 9,000,000 |
Gấm (mét) | 900,000 | 200 | 18,000,000 |
Tổng | 500 | 27,000,000 |
Kế toán tiến hành phân bổ chi phí vận chuyển trên cho 2 loại hàng hóa là Cam và Gấm:
Cam: 9,000,000 / 27,000,000 x 6,000,000 = 2,000,000
Gấm: 18,000,000 / 27,000,000 x 6,000,000 = 4,000,000
Phân bổ theo số lượng hàng hóa
Với các mặt hàng có kích thước tương đương nhau hoặc có cùng một đơn vị đo (kg, mét…) kế toán có thể áp dụng theo cách phân bổ này.
Công thức:
Chi phí phân bổ cho hàng nhập kho | = | Số lượng từng mặt hàng | x | Chi phí vận chuyển chung |
Tổng số lượng hàng mua |
Ví dụ: Doanh nghiệp A vận chuyển hàng về nhập kho với tổng chi phí thuê xe là 6 triệu đồng (không có VAT). Thông tin như sau:
Hàng hóa | Số lượng | Phân bổ chi phí vận chuyển |
Cam (kg) | 300 | 300 / 500 x 6,000,000 = 3,600,000đ |
Dưa hấu (kg) | 200 | 200 / 500 x 6,000,000 = 2,400,000đ |
Tổng | 500 | 6,000,000 |
3. Xử lý chi phí vận chuyển không có hóa đơn
Trong thực tế, kế toán gặp phải một trường hợp rất oái oăm, đó là chi phí vận chuyển không có hóa đơn hợp lệ.
Lúc này, kế toán có thể xử lý như sau để giúp khoản chi này đủ điều kiện trở thành chi phí hợp lệ khi tính thuế TNDN.
- Bước 1: Ký hợp đồng lao động thời vụ dưới 3 tháng, kèm theo bản sao căn cước công dân của người vận chuyển.
- Bước 2: Thanh toán chi phí thông qua tiền lương của nhân viên vận chuyển (tài khoản 334). Khoản tiền lương này cần được đưa vào bảng lương của DN.
- Bước 3: Chi trả lương, lấy chữ ký người vận chuyển trên bảng thanh toán lương của doanh nghiệp.
Lưu ý:
Nếu khoản chi lớn hơn 2 triệu đồng/lần hoặc tháng thì khoản thu nhập này của người vận chuyển, bốc dỡ phải khấu trừ thuế TNCN 10%, hoặc yêu cầu người vận chuyển làm cam kết 23 – tổng thu nhập trong năm không thuộc nhóm phải nộp thuế TNCN.
Trên đây là các thông tin về Hạch toán chi phí vận chuyển hàng xuất khẩu [ Mới nhất 2023] mà ACC cung cấp tới quý bạn đọc Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào cần hỗ trợ về vấn đề trên vui lòng liên hệ với Công ty Luật ACC của chúng tôi. Công ty Luật ACC luôn cam kết sẽ đưa ra nhưng hỗ trợ tư vấn về pháp lý nhanh chóng và có hiệu quả nhất. Xin chân thành cảm ơn quý bạn đọc.
Nội dung bài viết:
Bình luận