Trong lĩnh vực xây dựng, việc hạch toán các khoản chi phí luôn là một trong những vấn đề quan trọng được quan tâm hàng đầu. Việc kế toán xây dựng sẽ giúp doanh nghiệp có thể xử lý các hóa đơn báo, cáo và bóc tách được chi phí công trình để tính toán được những khoản chi phi cần phải chi, doanh thu thu về từ các dự án một cách chi tiết nhất và giảm thiểu rủi ro trong quá trình xây dựng. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho quý bạn đọc thông tin về Hạch toán kế toán xây dựng công trình [Cập nhật 2023].

1. Công việc chính kế toán xây dựng phải làm
– Liên tục theo dõi và bám sát vào dự toán để kịp thời hỗ trợ việc đưa nguyên vật liệu vào từng công trình cho khớp và đúng tiến độ thi công.
– Lập và theo dõi bảng lương nhân công theo từng tiến độ thi công công trình.
– Theo dõi chi phí máy thi công và chi phí chung phục vụ cho từng công trình.
– Lập và phân bổ chi phí và tính giá thành cho từng công trình, hạng mục công trình khi được nghiệm thu.
– Lập các báo cáo tình hình nguyên vật liệu, kế toán, thuế hàng tháng, quý.
– Lập báo cáo tài chính cuối năm và thực hiện quyết toán thuế theo quy định của Nhà nước.
– Sắp xếp và lưu trữ sổ sách, chứng từ một cách khoa học, dễ tìm. Đặc biệt là các chứng từ phát sinh, các biên bản nghiệm thu theo từng giai đoạn, nghiệm thu toàn bộ, thanh lý hợp đồng.
– Đối chiếu số liệu giữa dự toán và thực tế phát sinh. Đối chiếu giữa chứng từ đầu vào và chi phí thực tế để lên kế hoạch cân đối đầu vào.
– Là người đại diện của doanh nghiệp khi cần làm việc với các cơ quan Nhà nước.
Công việc của kế toán xây dựng có những đặc điểm cụ thể như sau:
- Lúc doanh nghiệp trúng thầu công trình mà đã tham gia dự thầu, đã có giá trị và khối lượng tham gia thầu công trình, kế toán sẽ căn cứ vào dự toán đã trúng thầu để tiến hành bóc tách chi phí hạch toán. Mục đích của việc bóc tách chi phí này là để hiểu rõ chi phí trong dự toán dự án để kế toán định khoản cho chính xác.
- Ở lĩnh vực xây dựng, mỗi một công trình, một hạng mục đi kèm đều có một dự toán biệt lập. Từ đấy, kế toán bóc tách chi phí cho từng công trình riêng. Điểm dị biệt với định khoản trong kế toán thương mại dịch vụ là chi phí của dự án nào thì tập kết vào trị giá dự án đó.
- Đối với mỗi công trình, các loại chi phí được tập hợp, cấu thành nên giá thầu bằng hoặc có thể gần bằng giá trên bản dự toán được bộ phận kỹ thuật cung cấp. Căn cứ theo chi phí đấy để kế toán xác định giá vốn để đưa vào hạch toán cho dự án theo từng khoản mục chi phí.
2. Cách hạch toán kế toán xây dựng
Các nghiệp vụ thu chi, công nợ của kế toán xây dựng đều được hạch toán giống với thương mại, tuy nhiên việc tập hợp chi phí, tính giá thành công trình thì lại khác, cụ thể là:
2.1. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp cho công trình
Cách hạch toán nguyên vật liệu trực tiếp cho công trình như sau:
a) Hạch toán nghiệp vụ mua nguyên vật liệu:
- Nợ 152 (chi tiết theo từng vật tư)
- Nợ 1331
- Có 111, 112, 331
b) Hạch toán nghiệp vụ xuất nguyên vật liệu thi công:
– Theo Thông tư 200:
- Nợ 621 – chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
- Có 152
– Theo Quyết định 48:
- Nợ 1541 – chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
- Có 152
2.2. Chi phí nhân công trực tiếp
Cách hạch toán phí nhân công trực tiếp như sau:
a) Theo thông tư 200:
– Cuối tháng, tính lương phải trả công nhân:
- Nợ 622 – Chi phí nhân công trực tiếp
- Có 334
– Các khoản trích BHXH, BHYT, BHTN tính vào chi phí:
- Nợ 622
- Có 3383, 3384, 3389
b) Theo quyết định 48:
– Cuối tháng, tính lương phải trả công nhân:
- Nợ 1542 – Chi phí nhân công trực tiếp
- Có 334
– Các khoản trích BHXH, BHYT, BHTN tính vào chi phí:
- Nợ 1542
- Có 3383, 3384, 33
2.3. Chi phí máy thi công
Cách hạch toán chi phí máy thi công như sau:
a) Theo Thông tư 200:
– Cuối tháng, tính lương phải trả cho lái máy:
- Nợ 6231 – Chi phí nhân công máy thi công
- Có 334
– Các khoản trích BHXH, BHYT, BHTN tính vào chi phí:
- Nợ 627 – Chi phí sản xuất chung
- Có 3383, 3384, 3389
– Cuối tháng, trích khấu hao máy thi công:
- Nợ 6234 – Chi phí khấu hao
- Có 214
– Chi phí xăng dầu cho máy hoạt động:
- Nợ 6232 – Chi phí nguyên nhiên vật liệu
- Có 152
– Chi phí sửa chữa, thay thế phụ tùng, thuê máy:
- Nợ 6237
- Nợ 1331
- Có 111, 112, 331
b) Theo Quyết định 48:
– Cuối tháng, tính lương phải trả cho lái máy:
- Nợ 1543 – Chi phí máy thi công
- Có 334
– Các khoản trích BHXH, BHYT, BHTN tính vào chi phí:
- Nợ 1547 – Chi phí sản xuất chung
- Có 3383, 3384, 3389
– Cuối tháng, trích khấu hao máy thi công:
- Nợ 1543 – Chi phí máy thi công
- Có 214
– Chi phí xăng dầu cho máy hoạt động:
- Nợ 1543
- Có 152
– Chi phí sửa chữa, thay thế phụ tùng, thuê máy:
- Nợ 1543
- Nợ 1331
- Có 111, 112, 331
2.4. Chi phí chung cho công trình
Chi phí chung cho công trình bao gồm các khoản chi phí lán trại, điện nước, lương cán bộ quản lý,… và các chi phí phục vụ chung phát sinh tại công trình. Cách hạch toán các khoản chi phí chung như sau:
a) Theo thông tư 200:
– Cuối tháng, tính lương phải trả cho bộ phận quản lý công trình:
- Nợ 6271 – Chi phí sản xuất chung
- Có 334
– Các khoản trích BHXH, BHYT, BHTN của bộ phận quản lý công trình tính vào chi phí:
- Nợ 6271 – Chi phí sản xuất chung
- Có 3383, 3384, 3389
– Cuối tháng, trích khấu hao tài sản cố định phục vụ quản lý công trình:
- Nợ 6274
- Có 214
– Các chi phí chung khác:
- Nợ 627
- Nợ 1331
- Có 111, 112, 331
b) Theo Quyết định 48:
– Cuối tháng, tính lương phải trả cho bộ phận quản lý công trình:
- Nợ 1547 – Chi phí sản xuất chung
- Có 334
– Các khoản trích BHXH, BHYT, BHTN của bộ phận quản lý công trình tính vào chi phí:
- Nợ 1547 – Chi phí sản xuất chung
- Có 3383, 3384, 3389
– Cuối tháng, trích khấu hao tài sản cố định phục vụ quản lý công trình:
- Nợ 1543
- Có 214
– Các chi phí chung khác:
- Nợ 1547
- Nợ 1331
- Có 111, 112, 331
Trên đây là nội dung về Hạch toán chi phí kế toán xây dựng là gì? [Cập nhật 2023]. Mong rằng bài viết này sẽ cung cấp cho quý bạn đọc những thông tin bổ ích. Nếu có thắc mắc hay cần tư vấn, vui lòng liên hệ với công ty luật ACC để chúng tôi có thể giải đáp cho quý bạn đọc một cách nhanh chóng nhất.
Nội dung bài viết:
Bình luận