Các gói bảo hiểm thân vỏ xe ô tô

Bảo hiểm thân vỏ ô tô là loại bảo hiểm để bồi thường cho các thiệt hại phát sinh do yếu tố bên ngoài tác động lên các bộ phận của xe ô tô(Vỏ, kính, gương,…).

Bảo hiểm thân vỏ ô tô hay bảo hiểm vật chất là loại hình bảo hiểm tự nguyện với mức phí khác nhau của từng công ty bảo hiểm, loại xe. Bên cạnh loại hình bảo hiểm TNDS bắt buộc ô tô thì loại hình bảo hiểm thân vỏ sẽ là giải pháp phòng vệ bên cạnh khi các rủi ro thiệt hại đến trực tiếp ô tô của bạn

Honda-HR-V-2022
Các gói bảo hiểm thân vỏ xe ô tô

1. Bảo hiểm thân vỏ ô tô là gì ?

Bảo hiểm thân vỏ ô tô còn gọi là bảo hiểm vật chất là một sản phẩm trong nghiệp vụ bảo hiểm ô tô với mục đích bảo vệ về mặt tài chính khi không may phát sinh các rủi ro tác động (các yếu tố bên ngoài) lên chiếc xe ô tô gây ra thiệt hại (hư hỏng) cho bộ phận hay toàn bộ chiếc xe đó.

Ví dụ rủi ro vô ý khi di chuyển trên đường bị va chạm như va vào tường, đâm vào cột ...vv. Công ty bảo hiểm xét thấy nguyên nhân tổn thất thuộc phạm vi bảo hiểm thì sẽ căn cứ vào mức độ thiệt hại, phương án khắc phục tổn thất ( sơn, sửa, thay thế ...) để xác định số tiền bồi thường cho khách hàng.

2. Tại sao nên mua bảo hiểm thân vỏ ô tô?

Trong cuộc sống không thể tránh khỏi các tình huống tai nạn bất ngờ có thể xảy ra gây tổn thương cho ô tô. Do đó, việc mua bảo hiểm thân vỏ sẽ hạn chế phần nào tổn thất mà chủ sở hữu phải bỏ ra để sửa chữa lại xe trong trường hợp tai nạn bất ngờ hoặc chủ xe tự gây ra các tổn thất không mong muốn mà không có tác động của bên thứ ba.

Những nguyên nhân có thể gây ảnh hưởng đến thân xe như:

- Lái mới chưa có kinh nghiệm nên có thể mắc phải những lỗi lái xe cơ bản.

- Tai nạn bất ngờ do thiên nhiên tác động.

- Các vụ tai nạn bất ngờ xảy ra khi lưu thông trên đường.

- Hỏa hoạn, cháy nổ, chìm xe, bị các vật thể khác rơi vào,…

Những người mới sử dụng ô tô, chưa tự tin vào kỹ năng lái xe của mình tốt nhất nên mua bảo hiểm thân vỏ, để giảm bớt tổn thất nếu xảy ra tai nạn. Ngay cả những tài xế lâu năm, nếu cẩn thận vẫn có thể mua thêm bảo hiểm thân vỏ để hạn chế thiệt hại khi gặp sự cố bất ngờ.

3. Đối tượng nên mua bảo hiểm thân vỏ ô tô

Bảo hiểm thân vỏ ô tô là sự lựa chọn phù hợp đối với những tay lái mới, không tự tin vào khả năng cầm lái, dễ gặp phải va chạm khi lỗi đến từ phía mình.

Tuy nhiên, các chủ xe dù có kinh nghiệm lâu năm cũng nên sử dụng bảo hiểm thân vỏ ô tô, đặc biệt là với những chiếc xe cao cấp có giá thành sửa chữa đắt đỏ. Trong tình huống người lái bị mất tập trung hoặc không may gặp sự cố bất ngờ, bảo hiểm này có nhiệm vụ hỗ trợ chi phí sửa chữa cho chủ xe.

4. Các hình thức cơ bản của bảo hiểm thân vỏ

Thông thường có 5 loại gói bảo hiểm từ cơ bản đến mở rộng gồm: bảo hiểm cơ bản, bảo hiểm mất cắp phụ tùng, bảo hiểm thủy kích, bảo hiểm cháy nổ và bảo hiểm toàn bộ.

Bảo hiểm thân vỏ ô tô cơ bản có tác dụng bảo vệ chủ xe trong trường hợp xe có hư hỏng, va chạm bên ngoài thân vỏ hay máy móc, thường được mua kèm với gói bảo hiểm mất cắp phụ tùng, bảo hiểm thủy kích hay bảo hiểm cháy nổ.

Giống như tên gọi, bảo hiểm mất cắp phụ tùng chịu trách nhiệm bồi thường cho chủ xe khi có bất kỳ bộ phận nào trên xe bị trộm mất (gương, logo, camera lùi…). Hiện nay, các phụ tùng trên các dòng xe từ tầm trung hay cao cấp đều được rao bán với mức giá cao, do vậy hiện tượng trộm cắp phụ tùng rất hay xảy ra trên những chiếc xe này. 

Bảo hiểm thủy kích (ngập nước) là gói bảo hiểm có khả năng chi trả cho những chiếc xe bị ngập nước, hư hỏng nặng do ngập nước. Do chi phí sửa chữa khi xe bị thủy kích là rất cao, nếu sở hữu bảo hiểm thủy kích sẽ giúp giảm bớt gánh nặng về chi phí sửa chữa cho chủ xe.

Bảo hiểm cháy nổ hỗ trợ khách hàng hoàn lại số tiền tương ứng với thiệt hại xảy ra khi gặp sự cố cháy nổ đến từ yếu tố khách quan bên ngoài hoặc từ chính chiếc xe. 

Cuối cùng, bảo hiểm toàn bộ là cấp độ bảo hiểm cao, bảo hiểm này giúp khách hàng chi trả toàn bộ các chi phí hư hỏng từ thân vỏ, máy móc, ngập nước, thủy kích, cháy nổ đến mất cắp hay khi gặp sự cố.

5. Phí bảo hiểm thân vỏ ô tô là bao nhiêu?

Bảo hiểm thân vỏ là một hình thức bảo hiểm tự nguyện nên mức phí của loại bảo hiểm này cũng sẽ do các bên thỏa thuận dựa trên giá trị của xe.

Công thức tính như sau:

- Xe mới: Phí bảo hiểm thân vỏ = Tỷ lệ phí bảo hiểm (1,4% đến 2%) x Giá xe niêm yết

- Xe cũ:

Phí bảo hiểm thân vỏ = Tỷ lệ phí bảo hiểm x Tỷ lệ % tối thiểu chất lượng còn lại của xe x Giá trị xe mới

Tỷ lệ % chất lượng còn lại của xe được xác định như sau:

+ Ô tô đã sử dụng từ 01 - 03 năm: Tỷ lệ là 85%.

+ Ô tô đã sử dụng từ 03 - 06 năm thì tỷ lệ là 70%.

+ Ô tô đã sử dụng từ 06 - 10 năm thì tỷ lệ là 65%.

+ Ô tô sử dụng trên 10 năm thì tỷ lệ % là 50%.

Mức chiết khấu cho ô tô không sử dụng cho kinh doanh vận tải là 500.000 đồng/vụ, còn nếu là ô tô sử dụng cho kinh doanh thì được chiết khấu 01 triệu đồng/vụ.

6. Thời hạn bảo hiểm thân vỏ ô tô bao lâu?

Bảo hiểm thân vỏ là loại bảo hiểm tự nguyện nên người mua bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm có thể thỏa thuận về thời hạn bảo hiểm. Thông thường, bảo hiểm thân vỏ có thời hạn 01 năm bởi giá xe hàng năm đều có sự biến động, gián tiếp ảnh hưởng đến giá trị của hợp đồng bảo hiểm.

Ngoài ra các công ty bảo hiểm cũng chấp nhận thiết kế gói bảo hiểm thân vỏ có thời hạn dưới một năm và trên một năm. Trường hợp tham gia bảo hiểm từ 02 năm trở lên có thể được giảm phí tùy theo hãng bảo hiểm.

Trường hợp tái mua bảo hiểm thân vỏ ô tô của công ty công ty bảo hiểm, các giám định viên của công ty sẽ thẩm định hao mòn so với thời điểm trước để định giá xe còn lại, từ đó xác định mức phí bảo hiểm trong giai đoạn tiếp theo.

7. Quyền lợi bảo hiểm thân vỏ xe ô tô

Khi tham gia bảo hiểm, tùy thuộc vào yêu cầu của chủ xe, quy tắc bảo hiểm mà chủ xe tham gia có thể có các phạm vi quyền lợi bảo hiểm cho các rủi ro thiệt hại từ các nguyên nhân:

  • Tai nạn ngẫu nhiên, bất ngờ  ngoài sự kiểm soát của chủ xe/lái xe trong những trường hợp như đâm va, lật, đổ, rơi, chìm, hỏa hoạn, cháy nổ, bị các vật thể khác rơi, va chạm vào;
  • Các tai nạn bất khả kháng do thiên nhiên gây ra như giông, bão, lũ, lụt, sạt lở, sét đánh, động đất, mưa đá, sóng thần.
  • Mất cắp, mất cắp toàn bộ xe
  • Chi phí cẩu kéo, sạc nổ động cơ (nếu có và của từng công ty bảo hiểm áp dụng với phạm vi khác nhau.
  • Ngoài ra, công ty bảo hiểm cho chi trả cho các chi phí phát sinh do chủ xe thực hiện nhằm cứu vớt, cứu chữa… với mục tiêu ngăn ngừa tổn thất phát sinh thêm do rủi ro gây nên.

Các chi phí có thể được mở rộng tăng phạm vi bảo hiểm cho khách hàng:

  • Bảo hiểm mất cắp bộ phận
  • Bảo hiểm lựa chọn cơ sở sửa chữa
  • Bảo hiểm thủy kích
  • Bảo hiểm không tính khấu hao thay mới
  • Bảo hiểm cho việc gián đoạn hoạt động của xe (chi phí thuê xe trong thời gian sửa chữa)
  • Bảo hiểm hoạt động ngoài lãnh thổ Việt Nam

8. Thủ tục hưởng bảo hiểm thân vỏ:

- Người tham gia bảo hiểm liên hệ với cơ quan bảo hiểm để thông báo kịp thời.

- Phía cơ quan bảo hiểm thực hiện giám định tổn thất.

- Lập kế hoạch bồi thường và thực hiện bồi thường cho khách hàng.

Hồ sơ yêu cầu bồi thường bảo hiểm ô tô gồm:

  1. Thông báo tai nạn và Giấy yêu cầu bồi thường của Chủ xe cơ giới (theo mẫu do Công ty bảo hiểm cung cấp).
  2. Bản sao có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền hoặc của nhân viên Công ty bảo hiểm các giấy tờ sau:

- Giấy chứng nhận bảo hiểm.

- Giấy phép lái xe hợp lệ của người điều khiển xe đang hoạt động bị tai nạn (đối với loại xe cơ giới bắt buộc phải có Giấy phép lái xe).

- Giấy chứng nhận đăng ký xe.

- Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường hợp lệ.

  1. Bản sao kết luận điều tra tai nạn của Công an hoặc bản sao bộ hồ sơ tai nạn (có xác nhận của Công an nơi thụ lý tai nạn) gồm:

- Sơ đồ hiện trường tai nạn giao thông.

- Biên bản khám nghiệm hiện trường.

- Biên bản khám nghiệm xe liên quan tới tai nạn giao thông.

- Biên bản giải quyết tai nạn giao thông.

- Thông báo sơ bộ kết quả điều tra ban đầu vụ tai nạn giao thông.

- Bản kết luận điều tra tai nạn của cơ quan Công an (nếu có).

Trong trường hợp vụ việc không có cơ quan Công an giao thông tham gia thì Chủ xe, Lái xe phải thông báo ngay cho Công ty bảo hiểm để phối hợp lập hồ sơ và thu thập các tài liệu chứng minh về nguyên nhân và giải quyết tai nạn.

  1. Biên bản hoà giải (trong trường hợp hoà giải)
  2. Bản án hoặc Quyết định có hiệu lực của Toà án (nếu có).
  3. Các tài liệu liên quan đến trách nhiệm của người thứ ba (nếu có).
  4. Biên bản giám định thiệt hại (nếu có).

Để tránh rủi ro, trước tiên bạn cần lựa chọn các cơ quan bảo hiểm uy tín, kiểm tra kỹ hợp đồng bảo hiểm, các điều khoản về các trường hợp được bồi thường/ không được bồi thường, mức bồi thường,... Nếu bạn đã tham gia bảo hiểm thì chỉ cần dựa theo các quy định trong hợp đồng để xác định mức bồi thường mà mình sẽ được nhận vì vấn đề này pháp luật quy định các bên được tự do thỏa thuận.

9. Nên mua bảo hiểm thân vỏ ô tô của hãng nào?

Trên thị trường hiện có rất nhiều công ty bảo hiểm cung cấp gói bảo hiểm thân vỏ ô tô với nhiều mức phí khác nhau. Bạn đọc có thể tham khảo một số hãng bảo hiểm uy tín sau:

- Bảo hiểm Bảo Việt.

- Bảo hiểm BIC.

- Bảo hiểm PJICO.

- Bảo hiểm Bảo Minh.

- Bảo hiểm PVI (dầu khí).

- Bảo hiểm Liberty Mutual Insurance.

- Bảo hiểm hàng không VNI.

- Bảo hiểm ô tô BIDV.

- Bảo hiểm bưu điện PTI.

- Bảo hiểm Quân Đội (MIC).

 

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo