Quyền sở hữu trí tuệ là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tài sản trí tuệ, bao gồm quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp và quyền đối với giống cây trồng. Tuy nhiên, pháp luật cũng có hạn chế của quyền sở hữu trí tuệ nhất định. Vì vậy trong nội dung bài viết dưới đây công ty Luật ACC sẽ giới thiệu chi tiết về giới hạn của quyền sở hữu trí tuệ.
Giới hạn quyền Sở hữu trí tuệ
1. Giới hạn của quyền sở hữu trí tuệ là gì?
giới hạn của quyền sở hữu trí tuệ được hiểu là những hạn chế mà pháp luật đặt ra đối với các quyền của sở hữu trí tuệ nhằm bảo vệ tốt nhất quyền, lợi ích hợp pháp của các tài sản trí tuệ.
Tìm hiểu Luật sở hữu trí tuệ và toàn bộ điểm mới đáng chú ý trong bài viết Luật sở hữu trí tuệ
2. Quy định pháp luật về giới hạn của quyền sở hữu trí tuệ
giới hạn của quyền sở hữu trí tuệ được quy định tại Điều 7 của Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi, bổ sung 2009 và 2019.
“Điều 7. Giới hạn quyền sở hữu trí tuệ
1. Chủ thể quyền sở hữu trí tuệ chỉ được thực hiện quyền của mình trong phạm vi và thời hạn bảo hộ theo quy định của Luật này.
2. Việc thực hiện quyền sở hữu trí tuệ không được xâm phạm lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác và không được vi phạm các quy định khác của pháp luật có liên quan.
3. Trong trường hợp nhằm bảo đảm mục tiêu quốc phòng, an ninh, dân sinh và các lợi ích khác của Nhà nước, xã hội quy định tại Luật này, Nhà nước có quyền cấm hoặc hạn chế chủ thể quyền sở hữu trí tuệ thực hiện quyền của mình hoặc buộc chủ thể quyền sở hữu trí tuệ phải cho phép tổ chức, cá nhân khác sử dụng một hoặc một số quyền của mình với những điều kiện phù hợp; việc giới hạn quyền đối với sáng chế thuộc bí mật nhà nước được thực hiện theo quy định của Chính phủ.”
Theo đó, việc giới hạn của quyền sở hữu trí tuệ được thể hiện ở các vấn đề:
- Bị giới hạn phạm vi và thời hạn bảo hộ. Thời hạn bảo hộ sẽ tùy thuộc vào từng nhóm đối tượng sở hữu.
- Không được xâm phạm lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác và không được vi phạm các quy định khác của pháp luật có liên quan.
- Bị giới hạn của quyền sở hữu trí tuệ trong một số trường hợp đặc biệt như: đảm bảo mục tiêu quốc phòng, an ninh,…
Trong đó, thời hạn bảo hộ đối với từng nhóm đối tượng sở hữu trí tuệ được quy định tại các Điều 27, 34, 93, 169 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi bổ sung 2009 và 2019 như sau:
- Đối với quyền tác giả: Tác phẩm điện ảnh, nhiếp ảnh, sân khấu, mỹ thuật ứng dụng, tác phẩm khuyết danh có thời hạn bảo hộ là 50 năm, kể từ khi tác phẩm được công bố lần đầu tiên. Những tác phẩm còn lại có thời hạn bảo hộ là suốt cuộc đời tác giả và 50 năm tiếp theo năm tác giả chết. Trong trường hợp tác phẩm có nhiều đồng tác giả thì thời hạn bảo hộ chấm dứt vào năm thứ 50 sau năm đồng tác giả cuối cùng chết;
- Đối với sáng chế: Đối với sáng chế được cấp bằng độc quyền sáng chế được bảo hộ từ ngày cấp bằng đến hết 20 năm tính từ ngày nộp đơn. Còn, đối với sáng chế được cấp bằng độc quyền giải pháp hữu ích được bảo hộ từ ngày cấp bằng sáng chế đến hết 10 năm tính từ ngày nộp đơn;
- Kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ từ ngày cấp bằng độc quyền đến hết 05 năm tính từ ngày nộp đơn và bằng độc quyền này có thể được gia hạn hiệu lực liên tiếp 2 lần, mỗi lần 05 năm;
- Nhãn hiệu được bảo hộ từ ngày cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu đến hết 10 năm tính từ ngày nộp đơn và Giấy chứng nhận có thể được gia hạn nhiều lần liên tiếp, mỗi lần 10 năm. Nhãn hiệu có thể được bảo hộ vô thời hạn nếu sau mỗi 05 năm chủ sở hữu tiến hành đăng ký gia hạn;
- Chỉ dẫn địa lý có hiệu lực vô thời hạn - kể từ ngày cấp Giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý. Nhưng nếu hàng hóa sản phẩm không còn đáp ứng những điều kiện của chỉ dẫn địa lý thì sẽ mất quyền bảo hộ đối với chỉ dẫn địa lý đó;
- Bí mật kinh doanh được bảo hộ tự động cho đến khi bí mật bị công khai.
- Giống cây trồng: Bằng bảo hộ giống cây trồng có hiệu lực kể từ ngày cấp đến hết hai mươi lăm năm đối với giống cây thân gỗ và cây nho; đến hết hai mươi năm đối với các giống cây trồng khác.
>>Tìm hiểu thêm về: Quyền tác giả là gì?
3. Tại sao phải giới hạn của quyền sở hữu trí tuệ về thời hạn bảo hộ?
Việc đặt ra giới hạn của quyền sở hữu trí tuệ về thời hạn bảo hộ xuất phát từ các lý do sau:
- Mục đích của việc đặt ra thời hạn bảo hộ là để bảo vệ lợi ích của các chủ sở hữu, tác giả và đồng thời tránh tình trạng lạm dụng độc quyền của chủ sở hữu trí tuệ và ảnh hưởng đến việc tiếp cận tri thức, tiếp cận thành quả khoa học kỹ thuật của đông đảo công chúng chưa kể đến nếu bảo hộ quá lâu, quá rộng sẽ dẫn đến sự cản trở giao lưu văn hoá, khoa học giữa các quốc gia lẫn nhau.
- Đối với công chúng, ngoài các quyền cơ bản như: quyền được sống, quyền được mưu cầu hạnh phúc, tự do ngôn luận…..họ còn có một quyền hết sức quan trọng và chính đáng là quyền được tiếp cận, kế thừa tri thức của nhân loại. Trong trường hợp này lợi ích của tác giả và công chúng là mâu thuẫn nhau. Nếu tác giả, chủ sở hữu các đối tượng sở hữu trí tuệ chỉ quan tâm đến việc thiết lập, khai thác và bảo vệ quyền sở hữu tuyệt đối của mình đối với đối tượng sở hữu trí tuệ mà không nghĩ tới lợi ích của công chúng thì điều này sẽ trở thành rào cản ngăn cản sự khai thác các đối tượng này và tạo nên sự lạm dụng độc quyền của chủ sở hữu.
- Tránh ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế - văn hóa của xã hội.
- Ngược lại, nếu công chúng chỉ chú ý đến nhu cầu thưởng thức tác phẩm văn học hay khai thác các lợi ích kinh tế từ các đối tượng sở hữu trí tuệ mà không bù đắp chi phí một cách thỏa đáng cho tác giả, các chủ sở hữu trí tuệ thì điều này sẽ không khuyến khích được sự sáng tạo và như vậy sẽ không thúc đẩy được sự phát triển của xã hội.
- Nhà Nước muốn tạo ra điều kiện tốt nhất để công dân của mình được tiếp cận tri thức ở mức sâu rộng nhất với chi phí hợp lý nhất. Điều đó đòi hỏi mỗi quốc gia phải có chiến lược, chính sách, pháp luật về sở hữu trí tuệ đáp ứng đồng thời hai yêu cầu:
+ Thứ nhất, đảm bảo một cơ chế bảo hộ quyền của tác giả, chủ sở hữu đối với các sản phẩm trí tuệ.
+ Thứ hai, đảm bảo cho công chúng được tiếp cận tri thức rộng rãi.
Tóm lại, dựa trên nguyên tắc cân bằng lợi ích của chủ sở hữu trí tuệ và lợi ích của xã hội để tạo sự dung hòa quyền lợi giữa các bên nhằm tạo ra điều kiện tồn tại và phát triển cho chính các bên, cao hơn nữa là thúc đẩy sự phát triển của văn học, khoa học và kỹ thuật.
Theo đó, mỗi bên sẽ phải hy sinh một phần quyền lợi của mình để hướng tới lợi ích chung lớn hơn mà sâu xa hơn chính là tạo ra một xã hội phát triển bền vững, công bằng và bình đẳng.
Vì lẽ đó mà các nhà làm luật đã quy định giới hạn của quyền sở hữu trí tuệ của từng loại đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ khác nhau để sau khi hết thời hạn bảo hộ đó, những tổ chức, cá nhân khác có thể sử dụng đối tượng đó phát triển, nghiên cứu để sáng tạo những tác phẩm, sáng chế khác phục vụ cộng đồng.
4. Dịch vụ bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ tại công ty Luật ACC
Bạn muốn bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ nhanh chóng và không mất quá nhiều thời gian? Bạn lo ngại các thủ tục hành chính phức tạp, rườm rà? Bạn sợ mình đang vi phạm bản quyền hay xâm phạm đến nhãn hiệu của người khác đã được đăng ký hay chưa biết cách bảo vệ bí mật kinh doanh trong giới hạn của quyền sở hữu trí tuệ của mình cho an toàn nhất?....
Vậy tại sao bạn không lựa chọn dịch vụ bảo hộ giới hạn của quyền sở hữu trí tuệ cho mình của các đơn vị chuyên về dịch vụ này. Tuy nhiên, thị trường có rất nhiều đơn vị quảng cáo với nội dung rất hấp dẫn nên gây cho khách hàng khó khăn trong việc lựa chọn đơn vị nào cung ứng dịch vụ cho mình. Do đó, bạn cần thận trọng, xem xét kỹ lưỡng mọi vấn đề để tránh tình trạng tiền mất tật mang.
Một công ty cung cấp dịch vụ uy tín phải là người lắng nghe khách hàng từ đầu và tận tâm trong suốt quá trình và ngay cả sau khi đã thực hiện xong công việc. Một trong những đơn vị uy tín và điển hình là Công ty Luật ACC. Là đơn vị có đội ngũ Luật sư, chuyên viên chuyên nghiệp, có trình độ cao, tận tụy.
ACC đem lại cho bạn những lợi ích gì?
- Chúng tôi lắng nghe vấn đề bạn đang gặp phải và nghe mong muốn của bạn khi đến gặp ACC;
- Tư vấn ban đầu về các vấn đề liên quan đến giới hạn của quyền sở hữu trí tuệ
- Trực tiếp soạn thảo, chuẩn bị hồ sơ cần thiết để đăng ký bản quyền tác giả hay đăng ký nhãn hiệu, sáng chế, kiểu dáng công nghiệp…. tại cơ quan có thẩm quyền;
- Chủ động theo dõi tiến độ đăng ký và xử lý các vấn đề phát sinh trong quá trình đăng ký cũng như báo cáo tiến độ thực hiện cho khách hàng;
- Nhận kết quả từ cơ quan nhà nước có thẩm quyền và trả kết quả cho khách hàng đúng hẹn;
- Chi phí hợp lý phù hợp với mọi đối tượng khách hàng khác nhau;
- Hỗ trợ tư vấn các vấn đề sau thủ tục bảo hộ trong giới hạn của quyền sở hữu trí tuệ
Hy vọng với những thông tin mà chúng tôi chia sẻ ở trên, ACC đã giúp các bạn hiểu rõ hơn về giới hạn của quyền sở hữu trí tuệ. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào quý khách có thể liên hệ trực tiếp với chúng tôi qua số điện thoại tư vấn 1900.3330 hoặc qua zalo 084.696.7979 hoặc qua email: [email protected] để được tư vấn tận tình. Xin chân thành cảm ơn.
Nội dung bài viết:
Bình luận