Hiện nay, cháy nổ không phải là điều xa lạ đối với người dân. Đặc biệt là cháy nổ tại các cửa hàng, nhà máy và cả trên các phương tiện giao thông Vậy cách mua bảo hiểm cháy nổ như thế nào? Mua bảo hiểm cháy nổ bắt buộc được cấp Giấy chứng nhận là như thế nào? Sau đây, ACC muốn gửi tới quý bạn đọc bài viết "Mẫu giấy yêu cầu bảo hiểm cháy nổ bắt buộc [2023]" và một vài vấn đề pháp lý liên quan:
1. Bảo hiểm cháy nổ bắt buộc áp dụng đối với các đối tượng nào?
Đối tượng phải tham gia bảo hiểm cháy nổ là đối tượng áp dụng của Nghị định 23/2018/NĐ-CP quy định về bảo hiểm cháy nổ bắt buộc, cụ thể tại Điều 2 Nghị định 23/2015/NĐ-CP (Sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Nghị định 97/2021/NĐ-CP) gồm:
- Cơ quan, tổ chức và cá nhân có cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ theo quy định của pháp luật phòng cháy và chữa cháy
- Doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ; chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài tại Việt Nam (sau đây gọi là “doanh nghiệp bảo hiểm”).
- Cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc.
Đồng thời những đối tượng nêu trên phải tuân thủ nguyên tắc tham gia bảo hiểm cháy nổ bắt buộc tại Điều 3 Nghị định 23/2018/NĐ-CP như sau:
- Phải mua bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc tại các doanh nghiệp bảo hiểm kinh doanh nghiệp vụ bảo hiểm cháy, nổ theo quy định pháp luật.
- Bên mua bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm triển khai bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc theo điều kiện, mức phí bảo hiểm, số tiền bảo hiểm tối thiểu quy định tại Nghị định này.
- Bên mua bảo hiểm được tính chi phí mua bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc vào giá thành sản phẩm, dịch vụ (đối với cơ sở sản xuất kinh doanh) hoặc vào chi thường xuyên (đối với cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, tổ chức chính trị xã hội và các tổ chức khác).
2. Quy định về Giấy chứng nhận bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc
Theo đó, quy định về Giấy chứng nhận (GCN) bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc như sau:
- Doanh nghiệp bảo hiểm phải cấp GCN bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc cho bên mua bảo hiểm.
- GCN bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc do doanh nghiệp bảo hiểm chủ động thiết kế và phải bao gồm các nội dung sau đây:
+ Tên, địa chỉ của doanh nghiệp bảo hiểm, bên mua bảo hiểm, người được bảo hiểm;
+ Thuộc danh mục cơ sở (nêu rõ thuộc danh mục cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ nào theo quy định pháp luật về phòng cháy và chữa cháy);
+ Địa chỉ tài sản được bảo hiểm;
+ Tài sản được bảo hiểm;
+ Số tiền bảo hiểm;
+ Mức khấu trừ bảo hiểm;
+ Thời hạn bảo hiểm;
+ Tỷ lệ phí bảo hiểm, phí bảo hiểm;
+ Tên, địa chỉ, số điện thoại đường dây nóng của doanh nghiệp bảo hiểm; (Nội dung mới bổ sung)
+ Ngày, tháng, năm cấp GCN bảo hiểm.
- Trường hợp cấp GCN bảo hiểm điện tử, doanh nghiệp bảo hiểm phải tuân thủ các quy định của Luật Giao dịch điện tử và các văn bản hướng dẫn thi hành;
GCN bảo hiểm điện tử phải tuân thủ đầy đủ các quy định hiện hành và phản ánh đầy đủ các nội dung như trên.
Như vậy, thay vì áp dụng mẫu GCN bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc theo Phụ lục I Nghị định 23/2018/NĐ-CP thì doanh nghiệp bảo hiểm sẽ được chủ động thiết kế GCN này.
3. Các trường hợp phải xin cấp giấy phép phòng cháy chữa cháy
Căn cứ theo Phụ lục V ban hành kèm Nghị định 136/2020/NĐ-CP hướng dẫn Luật Phòng cháy và chữa cháy và Luật Phòng cháy và chữa cháy sửa đổi thì các dự án, công trình sau cần thực hiện thủ tục xin cấp giấy phép về phòng cháy chữa cháy (PCCC):
1. Trụ sở cơ quan nhà nước các cấp cao từ 7 tầng trở lên hoặc có tổng khối tích từ 5.000 m3 trở lên.
2. Nhà chung cư, nhà tập thể, nhà ở ký túc xá cao 7 tầng trở lên hoặc có tổng khối tích từ 5.000 m3 trở lên; nhà hỗn hợp cao từ 7 tầng trở lên hoặc có tổng khối tích từ 5.000 m3 trở lên.
3. Nhà trẻ, trường mẫu giáo, mầm non có từ 100 cháu trở lên hoặc có tổng khối tích 3.000 m3 trở lên; trường tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông, trường phổ thông có nhiều cấp học có tổng khối tích từ 5.000 m3 trở lên; trường cao đẳng, đại học, học viện, trường trung cấp chuyên nghiệp, trường dạy nghề, cơ sở giáo dục thường xuyên, cơ sở giáo dục khác được thành lập theo Luật Giáo dục cao từ 5 tầng trở lên hoặc có tổng khối tích từ 5.000 m3 trở lên.
4. Bệnh viện; phòng khám đa khoa, khám chuyên khoa, nhà điều dưỡng, phục hồi chức năng, chỉnh hình, nhà dưỡng lão, cơ sở phòng chống dịch bệnh, trung tâm y tế, cơ sở y tế khác được thành lập theo Luật Khám bệnh, chữa bệnh cao từ 5 tầng trở lên hoặc có tổng khối tích từ 3.000 m3 trở lên.
5. Nhà hát, rạp chiếu phim, rạp xiếc có từ 300 chỗ ngồi trở lên; trung tâm hội nghị, tổ chức sự kiện cao từ 5 tầng trở lên hoặc có tổng khối tích từ 5.000 m3 trở lên; nhà văn hóa, cơ sở kinh doanh dịch vụ karaoke, vũ trường, quán bar, câu lạc bộ, thẩm mỹ viện, kinh doanh dịch vụ xoa bóp, công viên giải trí, vườn thú, thủy cung cao từ 3 tầng trở lên hoặc có tổng khối tích từ 1.500 m3 trở lên.
6. Chợ, trung tâm thương mại, điện máy, siêu thị, cửa hàng bách hóa, cửa hàng tiện ích, nhà hàng, cửa hàng ăn uống có tổng khối tích từ 3.000 m3 trở lên.
7. Khách sạn, nhà khách, nhà nghỉ, nhà trọ, cơ sở lưu trú khác được thành lập theo Luật Du lịch cao từ 7 tầng trở lên hoặc có tổng khối tích từ 5.000 m3 trở lên.
8. Nhà làm việc của doanh nghiệp, tổ chức chính trị, xã hội cao từ 7 tầng trở lên hoặc có tổng khối tích từ 5.000 m3 trở lên.
9. Bảo tàng, thư viện, triển lãm, nhà trưng bày, nhà lưu trữ, nhà sách, nhà hội chợ có tổng khối tích từ 5.000 m3 trở lên.
4. Mẫu giấy yêu cầu bảo hiểm cháy nổ bắt buộc
Dưới đây là Mẫu giấy yêu cầu bảo hiểm cháy nổ bắt buộc mà các bạn độc giả có thể tham khảo:
GIẤY YÊU CẦU BẢO HIỂM
PROPOSAL FORM
Kính gửi : ........................................................................................
To : ........................................................................................
Người đề nghị : ……………………………………………………………………………………………………………
The Proposer: ……………………………………………………………………………………………………………
Địa chỉ: ………………………………………………………………………………………………………………………
Address: ………………………………………………………………………………………………………………………
Ngành nghề kinh doanh: …………………………………………………………………………………………
Proposer’s Business: …………………………………………………………………………………………………
Địa điểm được bảo hiểm:…………………………………………………………………………………………
Risk Address…………………………………………………………………………………………………………
Tổng số tiền bảo hiểm : ………………………………………………………………………………
(Theo danh mục đính kèm)
Total Sum Insured: ………………………………………………..………………………………………
(Specification attatched)
Rủi ro bảo hiểm bắt buộc: …………………………………………………………………………
The compulsory contingencies:……………………………………………………………………
Rủi ro bảo hiểm tự nguyện: .........................................................................
The optional contingencies: .........................................................................
Thời hạn Bảo hiểm: Từ............................. đến............................ (Gồm cả hai ngày)
Period of Cover : From............................. To ............................. (both days inclusive)
Ngày Người yêu cầu bảo hiểm
Dated (Proposer)
Trên đây là toàn bộ nội dung giới thiệu của chúng tôi về Mẫu giấy yêu cầu bảo hiểm cháy nổ bắt buộc [2023], cũng như các vấn đề pháp lý có liên quan. Trong quá trình tìm hiểu nếu như quý bạn đọc còn thắc mắc và có nhu cầu sử dụng dịch vụ tư vấn của ACC vui lòng liên hệ với chúng tôi bằng cách để lại bình luận hoặc liên hệ qua các thông tin dưới đây để được tư vấn và giải đáp một cách cụ thể nhất.
Nội dung bài viết:
Bình luận