Giấy vận tải là gì? Cần biết gì về giấy vận tải? (Cập nhật 2024)

Giấy vận tải là một trong những văn bản có tác dụng thể hiện các thông tin liên quan đến hoạt động vận tải hàng hóa bằng ô tô của các doanh nghiệp, là công cụ để người điều khiển, người giao nhận hàng hóa cũng như lực lượng chức năng dùng cho việc kiểm tra và xác minh các thông tin liên quan đến hoạt động này. Đây là một trong những loại giấy tờ quan trọng, bắt buộc phải có khi di chuyển vận chuyển hàng hóa trên đường. Để hiểu rõ hơn về Giấy vận tải là gì, hãy theo dõi bài viết dưới của chúng tôi.

Giấy Vận Tải Là Gì? Cần Biết Gì Về Giấy Vận Tải?
Giấy Vận Tải Là Gì? Cần Biết Gì Về Giấy Vận Tải?

1. Giấy vận tải là gì?

Giấy vận tải là gì đang là câu hỏi thắc mắc của nhiều người, đặc biệt là những người hoạt động vận tải bằng xe ô tô. Căn cứ Điều 9 Nghị định 10/2020/NĐ-CP, giấy vận tải được hiểu là: Giấy vận tải (Giấy vận chuyển) bằng văn bản giấy hoặc điện tử do đơn vị kinh doanh vận tải hàng hóa tự phát hành và có các thông tin tối thiểu gồm: Tên đơn vị vận tải; biển kiểm soát xe; tên đơn vị hoặc người thuê vận tải; hành trình (điểm đầu, điểm cuối); số hợp đồng, ngày tháng năm ký hợp đồng (nếu có); loại hàng và khối lượng hàng vận chuyển trên xe. Từ ngày 01 tháng 7 năm 2022, trước khi thực hiện vận chuyển, đơn vị kinh doanh vận tải hàng hóa phải thực hiện cung cấp đầy đủ các nội dung tối thiểu của Giấy vận tải (Giấy vận chuyển) qua phần mềm của Bộ Giao thông vận tải.

Căn cứ pháp lý:

  • Thông tư 12/2020/TT-BGTVT tổ chức, quản lý hoạt động vận tải bằng xe ô tô
  • Nghị định 10/2020/NĐ-CP kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô

2. Vai trò của giấy vận tải hiện nay

Giấy vận tải là gì đã được ACC giải đáp thắc mắc ở trên. Tuy nhiên trên thực tế có nhiều người thắc mắc, tại sao phải cần có giấy vận tải, và giấy vận tải có vai trò ý nghĩa như thế nào?

Theo tình thần của nhà làm luật, thì việc sử dụng giấy vận tải nhằm mục đích thực hiện chức năng quản lý trật tự hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, đảm bảo an toàn giao thông đối với các bến xe khách, bến cảng. Dựa vào các thông tin trong giấy vận tải, cơ quan quản lý hành chính có thể tiến hành việc kiểm tra hành chính, kiểm tra trọng lượng hàng hóa được vận chuyển có phù hợp với khối lượng hàng hóa được phép vận chuyển hay không? Theo quy định thì giấy vận tải do đơn vị vận tải cấp và đóng dấu.

3. Các điều cần biết đối với giấy vận tải

Bên cạnh câu hỏi giấy vận tải là gì? thì chúng ta còn phải cần quan tâm đến những điều gì liên quan đến vấn đề này? Căn cứ Điều 9 Nghị định số 10/2020/NĐ-CP và Điều 47, Thông tư 12/2020/TT-BGTVT các vấn đề chúng ta cần biết liên quan đến giấy vận tải bao gồm:

  • Giấy vận tải (Giấy vận chuyển) do đơn vị kinh doanh vận tải phát hành và phải đảm bảo theo quy định tại khoản 11 Điều 9 của Nghị định số 10/2020/NĐ-CP.
  • Giấy vận tải (Giấy vận chuyển) do đơn vị vận tải đóng dấu và cấp cho người lái xe mang theo trong quá trình vận chuyển hàng hóa trên đường; trường hợp là hộ kinh doanh thì chủ hộ phải ký, ghi rõ họ tên vào Giấy vận tải (Giấy vận chuyển).
  • Đơn vị kinh doanh vận tải hàng hóa phải cấp cho lái xe Giấy vận tải (Giấy vận chuyển) trong quá trình di chuyển vận chuyển hàng hóa trên đường. Giấy vận tải (Giấy vận chuyển) phải có xác nhận (ký, ghi rõ họ và tên) khối lượng hàng hóa đã xếp lên phương tiện của chủ hàng (hoặc người được chủ hàng ủy quyền) hoặc đại diện đơn vị, cá nhân thực hiện việc xếp hàng.
  • Khi vận chuyển hàng hóa, lái xe phải mang theo Giấy vận tải (Giấy vận chuyển) bằng văn bản giấy hoặc phải có thiết bị để tiến hành truy cập vào phần mềm thể hiện nội dung của Giấy vận tải (Giấy vận chuyển) và các giấy tờ của lái xe và phương tiện theo quy định của pháp luật. Đơn vị kinh doanh vận tải và lái xe không được chở hàng vượt quá khối lượng cho phép tham gia giao thông.
  • Sau khi xếp hàng lên phương tiện và trước khi thực hiện vận chuyển thì chủ hàng (hoặc người được chủ hàng uỷ quyền), hoặc đại diện đơn vị hoặc cá nhân (nếu là cá nhân) thực hiện xếp hàng lên xe phải ký xác nhận việc xếp hàng đúng quy định vào Giấy vận tải (Giấy vận chuyển).

Theo quy định trên, giấy vận tải được còn được hiểu chính là giấy vận chuyển, giấy vận tải do đơn vị vận tải trực tiếp phát hành và đóng dấu đưa cho người lái xe cầm theo lúc vận chuyển hàng hóa trên đường. Như vậy, theo quy định của pháp luật, khi vận chuyển hàng hóa trên xe tải thì lái xe phải mang theo Giấy vận tải bên cạnh các giấy tờ khác của xe.

4. Các thông tin cần cung cấp trên giấy vận tải

Sau khi đã nắm được giấy vận tải là gì, cũng như vai trò của giấy vận tải, thì cần phải chú ý đến việc cung cấp đầy đủ thông tin trên giấy vận tải. Cụ thể căn cứ Khoản 3 Điều 51 Thông tư 12/2020/NĐ-CP thì giấy vận tải phải thể hiện được những thông tin sau:

  • Các thông tin nhận dạng mặc định bao gồm: tên, mã số thuế của đơn vị kinh doanh vận tải; tên, mã số thuế của đơn vị cung cấp dịch vụ phần mềm truyền dữ liệu (trường hợp đơn vị kinh doanh vận tải thuê dịch vụ); tên Sở Giao thông vận tải (nơi cấp Giấy phép kinh doanh vận tải cho đơn vị kinh doanh vận tải); thông tin về xe (biển số đăng ký xe (biển kiểm soát xe), nhãn hiệu và trọng tải xe (kg)). Các thông tin mặc định này phải được gắn với các thông tin chuyến đi tại điểm b khoản này;
  • Các thông tin của từng chuyến xe bao gồm: thông tin về người thuê vận tải (tên, địa chỉ, số điện thoại); thông tin về người lái xe (họ và tên, hạng giấy phép người lái xe, số giấy phép người lái xe); thời gian, địa chỉ nơi bắt đầu thực hiện và kết thúc hành trình; số hợp đồng, ngày tháng năm ký hợp đồng (nếu có); loại hàng và khối lượng hàng vận chuyển trên xe (kg);
  • Đơn vị kinh doanh vận tải hàng hoá có trách nhiệm cung cấp thông tin tối thiểu của Giấy vận tải (giấy vận chuyển) về máy chủ của Tổng cục Đường bộ Việt Nam theo lộ trình quy định tại khoản 11 Điều 9 của Nghị định số 10/2020/NĐ-CP;
  • Thông tin tại điểm a và điểm b khoản này được cung cấp liên tục về máy chủ của Tổng cục Đường bộ Việt Nam trước khi người lái xe điều khiển phương tiện để vận chuyển hàng hoá.

Như vậy có thể thấy việc quy định chặt chẽ các thông tin thể hiện ở giấy vận tải giúp cho cơ quan nhà nước dễ dàng hơn cho việc kiểm tra và quản lý trật tự an toàn giao thông, đảm bảo an toàn cho người dân cùng tham gia giao thông.

5. Mức xử phạt không không mang giấy vận tải?

Ngoài thắc mắc về câu hỏi giấy vận tải là gì, thì hiện nay nhiều trường hợp các doanh nghiệp vận tải còn thắc mắc trường hợp không có, không mang theo giấy vận tải có bị xử phạt không? Như đã phân tích ở trên thì việc mang giấy vận tải là quy định bắt buộc. Trường hợp vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật. Theo đó khi không mang theo giấy vận tải thì tài xế sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định tại Điều 24 Nghị định 100/2019/NĐ-CP.

- Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

  • Điều khiển xe (kể cả rơ moóc và sơ mi rơ moóc) chở hàng vượt trọng tải (khối lượng hàng chuyên chở) cho phép tham gia giao thông được ghi trong Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe trên 10% đến 30% (trừ xe xi téc chở chất lỏng), trên 20% đến 30% đối với xe xi téc chở chất lỏng;
  • Chở hàng trên nóc thùng xe; chở hàng vượt quá bề rộng thùng xe; chở hàng vượt phía trước, phía sau thùng xe trên 10% chiều dài xe;
  • Chở người trên thùng xe trái quy định; để người nằm, ngồi trên mui xe, đu bám bên ngoài xe khi xe đang chạy;
  • Điều khiển xe tham gia kinh doanh vận tải hàng hóa không có hoặc không mang theo Giấy vận tải (Giấy vận chuyển) bằng văn bản giấy theo quy định hoặc không có thiết bị để truy cập vào được phần mềm thể hiện nội dung của Giấy vận tải (Giấy vận chuyển) theo quy định hoặc có thiết bị để truy cập nhưng không cung cấp cho lực lượng chức năng khi có yêu cầu;

Theo căn cứ trên, trong trường hợp không mang theo giấy vận tải thì bạn sẽ bị xử phạt từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng. Ngoài ra mặc dù bạn mang giấy vận tải mà điều khiển quá trọng tải mà quy định trong giấy vận tải, hoặc có các biểu hiện vi phạm pháp luật liên quan đến chở người sai vị trí thì cũng bị xử lý theo quy định của pháp luật.

6. Các câu hỏi thường gặp đối với giấy vận tải

6.1 Giấy phép vận tải là gì?

Giấy phép kinh doanh vận tải hàng hóa là chứng nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với cơ sở kinh doanh đó và là cơ sở giúp cho cơ quan quản lý nhà nước quản lý trật tự xã hội về điều kiện kinh doanh được dễ dàng hơn.

6.2 Có bắt buộc phải mang giấy vận tải không?

Theo quy định tại Nghị định 10/2020/NĐ-CP thì việc mang giấy vận tải là điều kiện bắt buộc của người lái xe vận chuyển hàng hóa. Trường hợp cố tình vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.

6.3 Ai là người cấp giấy vận tải?

Giấy vận tải (Giấy vận chuyển) do đơn vị vận tải đóng dấu và cấp cho người lái xe mang theo trong quá trình vận chuyển hàng hóa trên đường; trường hợp là hộ kinh doanh thì chủ hộ phải ký, ghi rõ họ tên vào Giấy vận tải (Giấy vận chuyển).

6.4 Mức xử phạt khi không cầm giấy vận tải

Điều 24 Nghị định 100/2019/NĐ-CP mức xử phạt đối với trường hợp không cầm giấy vận tải lúc đi giao hàng hóa là từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng.

Bài viết trên là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về câu hỏi giấy vận tải là gì? Đây là nội dung tương đối quan trọng đối với những doanh nghiệp kinh doanh vận tải bằng hình thức ô tô. Nếu như có bất kỳ thắc mắc nào hoặc có nhu cầu sử dụng dịch vụ tại công ty chúng tôi, vui lòng liên hệ trực tiếp tới chuyên viên của ACC, các chuyên viên của chúng tôi sẽ tư vấn một cách nhanh chóng và chính xác nhất.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo