Khi tham gia giao thông người điều khiển xe phải mang theo giấy tờ xe. Vậy cụ thể, giấy tờ xe máy, giấy tờ xe ô tô gồm những gì?
I. Giấy tờ xe là gì?
Đây chính là giấy đăng ký mô tô, xe máy để xác nhận quyền sở hữu phương tiện mà chúng ta nhìn thấy hàng ngày.
II. Giấy tờ xe máy gồm những gì?
Theo khoản 2 Điều 58 Luật Giao thông đường bộ 2008, người điều khiển xe máy phải mang theo các giấy tờ sau:
- Đăng ký xe;
- Giấy phép lái xe;
- Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự bắt buộc.
Ngoài ra, công dân còn phải mang theo giấy tờ tùy thân như Chứng minh nhân dân, Căn cước công dân hoặc giấy tờ có giá trị thay thế khác
III. Giấy tờ xe ô tô gồm những gì?
Theo khoản 2 Điều 58 Luật Giao thông đường bộ 2008, khoản 1 Điều 7 Nghị định 05/1999/NĐ-CP, Điều 20 Luật Căn cước công dân 2014 người điều khiển xe ô tô phải mang theo các giấy tờ sau :
- Giấy tờ tùy thân (CMND/CCCD hoặc giấy tờ có giá trị thay thế khác)
- Đăng ký xe
- Giấy phép lái xe
- Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự bắt buộc.
- Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường.
Giấy tờ xe
IV. Hồ sơ làm giấy tờ xe
1. Hồ sơ làm giấy tờ xe máy
Để có thể thực hiện được việc làm giấy tờ xe máy thì chủ xe máy cần phải chuẩn bị một số giấy tờ sau:
- Giấy khai đăng ký xe theo mẫu số 01 ban hành kèm theo Thông tư 58/2020/TT-BCA.
- Giấy tờ lệ phí trước bạ: gồm Biên lai hoặc Giấy nộp tiền vào ngân sách nhà nước hoặc giấy ủy nhiệm chi qua ngân hàng nộp lệ phí trước bạ hoặc giấy tờ nộp lệ phí trước bạ khác theo quy định của pháp luật hoặc giấy thông tin dữ liệu nộp lệ phí trước bạ được in từ hệ thống đăng ký quản lý xe.
- Giấy tờ của chủ xe: Chứng minh nhân dân hoặc thẻ Căn cước công dân hoặc Sổ hộ khẩu đối với công dân Việt Nam hoặc là thị thực (visa) thời hạn từ một năm trở lên đối với người nước ngoài.
- Giấy tờ chứng minh nguồn gốc của xe.
2. Hồ sơ làm giấy tờ xe ô tô
Hồ sơ bao gồm
- Nộp một bản gốc Phiếu kiểm tra chất lượng xuất xưởng do nhà sản xuất xe cung cấp (xe lắp ráp) hoặc Giấy chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật (xe nhập khẩu).
- Bản gốc hóa đơn mua bán xe giữa đại lý và người mua xe
- Bản photo hoá đơn mua bán xe (hoá đơn mua bán giữa Hãng xe và Đại lý xe)
- Bản photo CMND và Hộ khẩu đối với người mua xe là cá nhân (nên đem theo bản chính để đối chiếu)
- Bản photo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đối với người xe là công ty tư nhân
- Bản photo Giấy phép đầu tư đối với người mua xe là công ty liên doanh nước ngoài.
V. Thủ tục làm giấy tờ xe
1. Giấy tờ xe máy
Để có thể thực hiện được việc làm giấy tờ xe máy thì cần phải tiến hành theo quy trình, thủ tục mà pháp luật quy định, cụ thể như sau:
Bước 1: Chủ xe nộp bộ hồ sơ gồm các giấy tờ liên quan đến giấy khai đăng ký xe, giấy tờ của xe, giấy tờ của chủ xe và xuất trình giấy tờ của chủ xe.
Bước 2: Cán bộ, chiến sĩ làm nhiệm vụ đăng ký xe sẽ tiến hành kiểm tra hồ sơ và thực tế xe đầy đủ đúng quy định.
Bước 3: Cán bộ, chiến sĩ làm nhiệm vụ đăng ký xe hướng dẫn chủ xe bấm chọn biển số trên hệ thống đăng ký xe.
Bước 4: Chủ xe nhận giấy hẹn trả giấy chứng nhận đăng ký xe, nộp lệ phí đăng ký xe và nhận biển số.
Bước 5: Cán bộ, chiến sĩ làm nhiệm vụ đăng ký xe hoàn thiện hồ sơ và cấp giấy chứng nhận đăng ký xe. Hướng dẫn chủ xe đến cơ quan bảo hiểm trách nhiệm mua bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới theo quy định của pháp luật.
2. Giấy tờ xe ô tô
Bước 1: Kê khai thông tin và nộp hồ sơ đề nghị cấp biển số xe tại Phòng Cảnh sát giao thông Đường bộ - Đường sắt cấp tỉnh hoặc tại các điểm đăng ký xe trực thuộc Phòng CSGT. Khi đăng ký, chủ sở hữu xe phải mang theo xe ô tô cần đăng ký
Bước 2: Hoàn thành các thủ tục lệ phí trước bạ
Bước 3: Đăng kiểm xe. Đăng kiểm xe là thủ tục quan trọng để các cơ quan chức năng đánh giá tình trạng cũng như chất lượng của các phương tiện giao thông. Nếu xe ô tô vượt qua vòng đăng kiểm thì chủ xe sẽ được cấp biển số xe và giấy hẹn lấy chứng nhận đăng ký xe
Bước 4: Nhận giấy đăng ký xe. Trong hai ngày kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ, chủ xe có thể tới địa điểm làm thủ tục đăng ký để nhận giấy đăng ký xe ô tô.
Giấy tờ xe
VI. Cơ quan cấp giấy tờ xe
- Cục cảnh sát giao thông đường bộ-đường sắt đăng ký, cấp biển số xe của bộ công an và xe ô tô của cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế và người nước ngoài làm việc trong cơ quan, tổ chức đó; xe ô tô của các cơ quan, tổ chức quy định tại Phụ lục số 01 ban hành kèm theo thông tư này.
- Phòng Cảnh sát giao thông, Phòng Cảnh sát giao thông đường bộ - đường sắt Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây viết gọn là Phòng Cảnh sát giao thông) đăng ký, cấp biển số các loại xe sau đây (trừ các loại xe của cơ quan, tổ chức, cá nhân quy định tại khoản 1 Điều này):
+ Xe ô tô, máy kéo, rơ moóc, sơ mi rơ moóc; xe mô tô có dung tích xi lanh từ 175cm3 trở lên hoặc xe có quyết định tịch thu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và các loại xe có kết cấu tương tự xe nêu trên của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài, kể cả xe quân đội làm kinh tế có trụ sở hoặc cư trú tại địa phương.
+ Xe mô tô, xe gắn máy, xe máy điện, xe có kết cấu tương tự xe mô tô, xe gắn máy, xe máy điện của cơ quan, tổ chức, cá nhân người nước ngoài, của dự án, tổ chức kinh tế liên doanh với nước ngoài tại địa phương và tổ chức, cá nhân có trụ sở hoặc cư trú tại quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh nơi Phòng Cảnh sát giao thông đặt trụ sở.
- Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây viết gọn là Công an cấp huyện) đăng ký, cấp biển số xe mô tô, xe gắn máy, xe máy điện và các loại xe có kết cấu tương tự xe nêu trên của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong nước có trụ sở hoặc cư trú tại địa phương mình (trừ các loại xe của cơ quan, tổ chức, cá nhân quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này).
- Trong trường hợp cần thiết, do yêu cầu thực tế tại các huyện biên giới, vùng sâu, vùng xa hoặc các địa phương có khó khăn về cơ sở vật chất, Giám đốc Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương sau khi báo cáo và được sự đồng ý bằng văn bản của Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự, an toàn xã hội, có thể quyết định giao Phòng Cảnh sát giao thông tổ chức đăng ký, cấp biển số xe theo cụm nhằm bảo đảm thuận tiện cho tổ chức, cá nhân có nhu cầu đăng ký xe.
VII. Phí khi làm giấy tờ xe
Chi phí đăng ký xe máy phụ thuộc vào nhiều yếu tố như địa phương, loại xe và mục đích sử dụng. Tuy nhiên, chi phí cơ bản bao gồm phí đăng ký xe, phí biển số và phí giấy tờ từ 300.000 đến 500.000 đồng. Ngoài ra, nếu có thêm chi phí làm bằng lái xe thì sẽ phải tính thêm khoảng 400.000 đến 1.000.000 đồng tùy thuộc vào loại bằng. Tổng chi phí có thể dao động từ 700.000 đến 2.000.000 đồng.
Lệ phí đăng ký ô tô mới tại TP. Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh là 20.000.000 đồng. Còn khu vực 2 là 1.000.000 đồng. Khu vực 3 là 200.000 đồng. Với dòng xe bán tải, lệ phí đăng ký xe mới dao động từ 150.000 – 500.000 đồng.
Trong đó, khu vực 2 là các thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh và các huyện ngoại thành của thành phố trực thuộc trung ương. Khu vực 3 là các quận nội thành của các thành phố trực thuộc trung ương.
VIII. Dịch vụ làm giấy tờ xe của Công ty Luật ACC
- Sự uy tín trong thời hạn giải quyết hồ sơ, thái độ làm việc chuyên nghiệp và môi trường hòa đồng luôn hết mình sẽ tạo được niềm tin từ quý khách hàng.
- Chi phí hợp lý và phù hợp điều kiện khách hàng. Bên cạnh đó, ùy theo từng hình thức dịch vụ, phí thu của ACC sẽ khác nhau và đặc biệt, một vài dịch vụ của chúng tôi sẽ tư vấn miễn phí cho quý khách hàng
- Công ty làm việc tư vấn cho rất nhiều khách hàng cá nhân, khác hàng doanh nghiệp và luôn luôn cam kết thực hiện đầy đủ các công việc thỏa thuận được giao, có hơn 20 năm kinh nghiệm tư vấn, kinh doanh trên sự tử tế, tận tâm và lâu bền, chắc chắn sẽ làm hài lòng quý khách về chất lượng dịch vụ.
IX. Mọi người cũng hỏi
1. Giấy tờ xe là gì và chức năng của nó là gì?
Giấy tờ xe, còn được gọi là giấy đăng ký xe, là tài liệu chứng nhận về việc đăng ký và quyền sở hữu của một phương tiện giao thông đường bộ (như ô tô, xe máy, xe đạp) . Chức năng chính của giấy tờ xe là xác nhận quyền sở hữu và sử dụng phương tiện của chủ sở hữu. Nó cũng bao gồm các thông tin quan trọng như số khung, số máy, tên chủ sở hữu và thông tin về phương tiện.
2. Các thông tin cần có trong giấy tờ xe là gì?
Giấy tờ xe cần chứa các thông tin sau:
- Tên và địa chỉ sở hữu phương tiện sở hữu.
- Số đăng ký lưu hành của xe.
- Số khung và số máy của phương tiện.
- Loại phương tiện (ví dụ: ô tô, xe máy, xe đạp điện).
- Nhãn hiệu, kiểu dáng và năm sản xuất của phương tiện.
- Dấu và chữ ký của cơ quan quản lý giao thông hoặc cơ quan cấp giấy tờ.
3. Giấy tờ xe cần được giữ và bảo quản như thế nào?
Giấy tờ xe hơi là tài liệu quan trọng, do đó, bạn cần giữ và quản lý nó một cách thận trọng. Một số lưu ý sau có thể hữu ích:
- Đặt giấy tờ xe trong một lớp vỏ bảo vệ hoặc túi đựng để tránh bị rách, ẩm ướt hoặc hư hỏng.
- Giữ giấy tờ xe ở một nơi an toàn và dễ dàng tiếp cận, tránh để nó bị mất hoặc bị đánh cắp.
- Tránh làm giả, sửa đổi hoặc thay đổi bất kỳ thông tin nào trên giấy tờ xe.
- Khi điều khiển phương tiện tiện lợi, hãy mang theo giấy tờ xe gốc hoặc bản sao chứng thực của nó để tránh xảy ra các vấn đề pháp lý.
Nội dung bài viết:
Bình luận