Giấy thỏa thuận dân sự mới nhất [Cập nhật 2024]

Trong cuộc sống hiện đại ngày nay, để ràng buộc trách nhiệm, nghĩa vụ của các chủ thể trong một mối quan hệ nào đó người ta thường hay dùng văn bản. Bên cạnh văn bản cũng tồn tại rất nhiều hình thức có giá trị tương tự, có thể kể đến là văn bản thỏa thuận giữa các bên. Vậy giấy thoả thuận dân sự hiện nay như thế nào? Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, mời bạn đọc cùng theo dõi bài viết: Giấy thỏa thuận dân sự mới nhất.

Thoa Thuan Trai Luat Khi Ky Hop Dong Lao Dong 1907080611

Giấy thỏa thuận dân sự mới nhất

1. Giấy thỏa thuận là gì?

Hiện nay, không có khái niệm cụ thể về Giấy thỏa thuận. Tuy nhiên, có thể hiểu một cách chung nhất rằng, Giấy thỏa thuận là văn bản được dùng để ghi lại những nội dung được các bên tham gia cùng đồng ý, thống nhất để lấy cơ sở thực hiện một công việc nào đó.

Giấy thỏa thuận thường chứa những điều khoản ghi nhận cam kết mà các bên tham gia (thường là 02 bên) muốn hướng tới. Ngoài ra, trong Giấy thỏa thuận có thể chứa các nội dung như phân chia trách nhiệm, nghĩa vụ, phương thức hoạt động...

Thông thường, một mẫu giấy thỏa thuận chuẩn sẽ bao gồm đầy đủ các phần sau: thông tin các bên tham gia thỏa thuận, mục đích và nội dung, tóm tắt các điều khoản đã thỏa thuận, chữ ký của các bên liên quan.

Khi các bên xảy ra tranh chấp, giấy thỏa thuận sẽ trở thành một chứng cứ thuyết phục để giải quyết tranh chấp. Vì thế, nội dung giấy thoả thuận càng đầy đủ, chi tiết bao nhiêu thì việc giải quyết tranh chấp càng dễ dàng bấy nhiêu.

2. Các nội dung cần có trong văn bản thỏa thuận giữa hai bên

Giấy thỏa thuận giữa các bên như một văn bản pháp lý ghi nhận quyền, nghĩa vụ của các bên đồng thời là căn cứ quan trọng khi xảy ra tranh chấp. Vì vậy, các nội dung của văn bản thỏa thuận giữa các bên phải đảm bảo tính rõ ràng, cụ thể.

– Văn bản thỏa thuận cần chứa các điều khoản về quá trình hợp tác của các bên tham gia thỏa thuận cùng các cam kết cụ thể hướng đến mục đích chung của hai bên. Nội dung của biên bản thỏa thuận cần phải có các điều khoản về đối tượng của thỏa thuận; trách nhiệm, nghĩa vụ của các bên; quyền lợi của các bên; phương thức thực hiện thỏa thuận…

– Văn bản thỏa thuận cần có nội dung chi tiết, rõ ràng,  thể hiện rõ quyền và nghĩa vụ của các bên. Trong đó, khi lập biên bản thỏa thuận cần chú ý mục tiêu và tính khả thi của thỏa thuận.

– Cấu trúc của một mẫu văn bản thỏa thuận chuẩn cần đảm bảo đầy đủ các phần bao gồm: Thông tin cụ thể về các bên tham gia vào thỏa thuận, đối tượng của thỏa thuận, nội dung thỏa thuận, các điều khoản cam kết của các bên và bắt buộc phải có chữ ký của các bên.

3. Giấy thỏa thuận dân sự mới nhất

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

————

VĂN BẢN THỎA THUẬN

Hôm nay, ngày … tháng…năm 20….., tại ………, chúng tôi gồm có:

BÊN THỨ NHẤT (BÊN A):

Ông ………………….,

sinh năm: ………….,

CMND số: … do Công an …  cấp ngày …

và vợ là bà …………………….,

sinh năm: …………,

CMND số: …… do Công an … cấp ngày ……

Cả hai ông bà cùng đăng ký hộ khẩu thường trú tại: Số ………

BÊN THỨ HAI (BÊN B):

Ông/Bà …………………………,

sinh năm: ………..,

CMND số: …  do Công an …  cấp ngày …… ,

hộ khẩu thường trú tại: ……………………

Chúng tôi lập văn bản thoản thuận này với nội dung như sau:

1. Hiện tại Bên A và Bên B cùng thỏa thuận nhận chuyển nhượng chung quyền sử dụng đất/quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất tại địa chỉ:……………… (những người tham gia thỏa thuận nhận chuyển nhượng chung quyền sử dụng đất/quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất này gồm có: ông/bà…………………..).

2. Căn cứ khoản 3, Điều 4 Thông tư số 17/2009/TT-BTNMT ngày 21/10/2009 của Bộ Tài nguyên và Môi trường có quy định: “Trường hợp các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân cùng sử dụng đất, cùng sở hữu tài sản gắn liền với đất có thỏa thuận bằng văn bản về việc cấp một Giấy chứng nhận cho người đại diện (có công chứng, chứng thực theo quy định của pháp luật) thì ghi thông tin của người đại diện theo quy định tại khoản 1 Điều này, dòng tiếp theo ghi “Là người đại diện cho nhóm người cùng sử dụng đất (hoặc cùng sở hữu tài sản gắn liền với đất hoặc cùng sử dụng đất và cùng sở hữu tài sản gắn liền với đất) theo … (ghi tên văn bản và ngày tháng năm ký văn bản thỏa thuận cử đại diện)”.

Nay trong trạng thái tinh thần minh mẫn, tỉnh táo không bị bất kỳ một sự ép buộc nào, chúng tôi nhất chí thoả thuận như sau:

– Bên A đồng ý nhất trí để Bên B là người đại diện được đứng tên trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (sau đây gọi chung là Giấy chứng nhận) liên quan đến tài sản mà các bên cùng nhận chuyển nhượng nêu tại mục 1 văn bản này và đề nghị cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đứng tên Bên B với tư cách là người đại diện cho các đồng chủ sử dụng đất/đồng chủ sở hữu và sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất theo đúng quy định tại khoản 3, Điều 4 Thông tư số 17/2009/TT-BTNMT được viện dẫn nêu trên;

– Chúng tôi cam đoan:

+ Việc thoả thuận trên đây là hoàn toàn tự nguyện, không trốn tránh bất kỳ một nghĩa vụ tài sản nào và chịu hoàn toàn trách nhiệm trước pháp luật về mọi hậu quả do việc thoả thuận này gây ra.

+ Các nội dung trình bày trong thỏa thuận này là đúng sự thật và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về các nội dung trình bày này;

+ Việc giao kết Văn bản này là hoàn toàn tự nguyện, không bị lừa dối, không bị ép buộc;

Chúng tôi công nhận đã hiểu rõ quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của mình, ý nghĩa và hậu quả pháp lý của việc thỏa thuận này;

Chúng tôi đã cùng đọc lại nguyên văn Văn bản này, hiểu rõ nội dung và cùng ký tên, điểm chỉ dưới đây để làm bằng chứng.

BÊN THỨ NHẤT (BÊN A) 

BÊN THỨ HAI (BÊN B)

Trên đây là các nội dung giải đáp của chúng tôi về Giấy thỏa thuận dân sự mới nhất. Trong quá trình tìm hiểu, nếu như các bạn cần Công ty Luật ACC hướng dẫn các vấn đề pháp lý vui lòng liên hệ với chúng tôi để được giải đáp.

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (1147 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo