Trong những năm gần đây, với sự phát triển kinh tế, gia tăng dân số và đô thị hóa đã dẫn đến nhu cầu tiêu dùng sản phẩm sinh hoạt, thực phẩm tăng lên nhanh chóng. Điều này thúc đẩy sự phát triển của các chuỗi cung ứng thương mại. Dịch vụ bán lẻ, mà nổi bật nhất là các siêu thị mini và cửa hàng tiện lợi ngày càng đóng vai trò quan trọng trong thói quen tiêu dùng và sự ổn định của nền kinh tế quốc dân. Tuy nhiên, việc kinh doanh siêu thị mini, cửa hàng tiện lợi lại thuộc vào ngành nghề kinh doanh có điều kiện về vệ sinh an toàn thực phẩm. Bài viết cung cấp thông tin, dịch vụ xin cấp giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm cho cửa hàng tiện lợi
1. Giấy phép an toàn thực phẩm siêu thị, cửa hàng tiện lợi là gì?
Giấy phép an toàn thực phẩm cho siêu thị và cửa hàng tiện lợi là xác nhận từ cơ quan quản lý an toàn thực phẩm, chứng nhận rằng doanh nghiệp tuân thủ các tiêu chuẩn vệ sinh và an toàn thực phẩm. Giấy phép này đảm bảo người tiêu dùng rằng sản phẩm thực phẩm được bán tại siêu thị và cửa hàng tiện lợi đáp ứng các yêu cầu an toàn, giúp tăng cường lòng tin và đảm bảo chất lượng thực phẩm.
2. Thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm cho Cửa hàng tiện lợi
- Sở Công Thương các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (nơi đăng ký hoạt động của hàng tiện lợi) trực tiếp cấp Giấy chứng nhận hoặc
- Đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phân công; phân cấp cho cơ quan có thẩm quyền tại địa phương cấp Giấy chứng nhận.
3. Thời hạn hiệu lực của Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm
- Giấy chứng nhận attp có hiệu lực trong thời gian 03 năm;
- Trước 06 tháng tính đến ngày Giấy chứng nhận VSATTP hết hạn, cửa hàng tiện lợi phải nộp hồ sơ xin cấp lại Giấy chứng nhận trong trường hợp tiếp tục sản xuất, kinh doanh.
4. Trường hợp miễn xin giấy an toàn thực phẩm cho siêu thị
- Theo Nghị định 15/2018/NĐ-CP và Nghị định 17/2020/NĐ-CP, các cơ sở kinh doanh chỉ bán thực phẩm đã được đóng gói không cần phải xin cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo Điều 12. Tuy nhiên, các cơ sở này vẫn phải tuân thủ các quy định về an toàn thực phẩm và gửi bản cam kết đến cơ quan quản lý an toàn thực phẩm trên địa bàn.
- Các cơ sở kinh doanh thực phẩm chưa đóng gói như thịt, cá, rau, và mặt hàng xé bao bì gốc bán xá lại cho cửa hàng không cần xin cấp giấy chứng nhận nếu là hộ kinh doanh.
- Nếu siêu thị đã có Giấy chứng nhận như GMP, HACCP, ISO 22000, IFS, BRC, FSSC 22000 hoặc tương đương, và vẫn còn hiệu lực, thì không cần thực hiện thủ tục xin Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm khi kinh doanh thực phẩm tại Việt Nam.
5. Điều kiện được cấp Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm
Điều kiện được cấp Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm
Điều kiện chung
- Có đăng ký ngành, nghề kinh doanh thực phẩm trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
- Có đủ điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm phù hợp với loại hình kinh doanh;
Điều kiện về cơ sở vật chất
- Tất cả hàng thực phẩm bày bán trong cửa hàng tiện lợi phải có nguồn gốc an toàn;có nhãn mác theo quy định.
- Không được bày bán hàng thực phẩm giả, quá hạn sử dụng; kém chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm; hàng thực phẩm ô nhiễm hư hỏng biến chất.
- Phải bảo đảm điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm về cơ sở; thiết bị dụng cụ có liên quan đến chế biến; kinh doanh thực phẩm trong cửa hàng tiện lợi.
- Tuyệt đối không sử dụng các chất phụ gia; chất bảo quản ngoài danh mục cho phép của Bộ Y tế.
- Phải có đủ thiết bị bảo quản và thực hiện đúng chế độ bảo quản thực phẩm.
- Phải có đủ nhà vệ sinh, bồn rửa tay cho khách.
- Quy hoạch, sắp xếp bố trí trong cửa hàng tiện lợi phải theo nguyên tắc ngành, hàng; cách biệt giữa khu vực thực phẩm và phi thực phẩm; khu chế biến thực phẩm và khu bày bán thực phẩm; khu vực thực phẩm chín và thực phẩm sống; khu dịch vụ ăn uống và các khu vực khác.
- Khu dịch vụ ăn uống phải bảo đảm các điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm
- Phải có đủ nước sạch sử dụng trong siêu thị.
- Một số hướng dẫn khác của chuyên viên khi gặp gỡ khách hàng tại cơ sở kinh doanh.
Điều kiện về chủ cơ sở và nhân viên
- Người trực tiếp tham gia kinh doanh phải có đủ sức khỏe đảm bảo hoạt động của cơ sở; có Giấy xác nhận tình trạng sức khỏe của cơ sở y tế cấp huyện trở lên.
- Chủ cơ sở phải tham gia tập huấn kiến thức về an toàn vệ sinh thực phẩm. Chủ cơ sở sẽ phải trải qua một bài kiểm tra liên quan đến an toàn vệ sinh thực phẩm. Nếu người đó trả lời đúng 80% câu hỏi được ra thì đáp ứng điều kiện về kiến thức an toàn vệ sinh thực phẩm.
- Nhân viên làm dịch vụ thực phẩm trong cửa hàng tiện lợi phải được khám sức khoẻ; cấy phân định kỳ ít nhất 1 năm 1 lần; có Giấy chứng nhận đã được tập huấn kiến thức VSATTP; bảo đảm thực hành tốt vệ sinh cá nhân.
6. Trình tự, thủ tục cấp Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm
Khách hàng cung cấp các giấy tờ cần thiết cho chuyên viên ACC
- Bản sao công chứng giấy đăng kí kinh doanh có đăng ký ngành nghề kinh doanh dịch vụ ăn uống;
- Giấy xác nhận đủ sức khỏe của chủ cơ sở; người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm do cơ sở y tế cấp huyện trở lên cấp;
- Giấy xác nhận đã được tập huấn kiến thức về an toàn vệ sinh thực phẩm của chủ cơ sở và của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm theo quy định pháp luật;
- Giấy chứng thực về nguồn gốc nguyên liệu và kiểm định nguồn nước sử dụng.
Hồ sơ xin cấp giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm tại cơ quan có thẩm quyền
- Đơn đề nghị cấp giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm cho cơ sở theo mẫu được quy định của cơ quan thẩm quyền;
- Bản sao công chứng giấy đăng kí kinh doanh ngành liên quan đến thực phẩm;
- Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm;
- Giấy xác nhận đủ sức khỏe/Danh sách tổng hợp xác nhận đủ sức khỏe của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm do cơ sở y tế cấp huyện trở lên cấp (bản sao có xác nhận của cơ sở);
- Giấy xác nhận đã được tập huấn kiến thức về an toàn thực phẩm/Giấy xác nhận kiến thức an toàn thực phẩm của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm (bản sao có xác nhận của cơ sở).
- Giấy chứng thực về nguồn gốc nguyên liệu và kiểm định nguồn nước sử dụng;
- Một số giấy tờ khác theo hướng dẫn của chuyên viên.
Cơ quan có thẩm quyền kiểm tra hồ sơ, thông báo tính hợp lệ và kết quả
- Trong thời gian 5 ngày, cơ quan có thẩm quyền sẽ tiến hành kiểm tra hồ sơ được nộp. Sau khi xác nhận hồ sơ hợp lệ, cơ quan sẽ cử người xuống kiểm tra thẩm định trực tiếp tại cơ sở để đảm bảo các điều kiện được cấp giấy phép, nếu cơ sở đạt tiêu chuẩn sẽ được cơ quan tiến hành cấp Giấy chứng nhận attp.
Cơ quan có thẩm quyền tiến hành cấp giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm
Theo quy định của pháp luật, trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ và cơ quan nhà nước đã thẩm định và xác nhận đủ điều kiện, Chủ cơ sở kinh doanh sẽ được cấp Giấy chứng nhận VSATTP;
7. Dịch vụ làm giấy chứng nhận VSATTP cho cửa hàng tiện lợi của ACC có lợi ích gì?
- Tự hào là đơn vị hàng đầu về giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm. Vì vậy luôn đảm bảo tỉ lệ ra giấy cao nhất cho quý khách. ACC sẽ không nhận dự án nếu nhận thấy mình không có khả năng chắc chắn ra giấy cho quý khách;
- Luôn báo giá trọn gói và không phát sinh;
- Không phải đi lại nhiều (từ khâu tư vấn, báo giá, ký hợp đồng, nhận hồ sơ, ký hồ sơ). ACC có đội ngũ hỗ trợ nhiệt tình và tận nơi;
- Cung cấp hồ sơ rất đơn giản (hồ sơ khó như bản vẽ, bản thuyết minh quy trình sản xuất kinh doanh…). ACC thay mặt quý khách soạn thảo;
- Luôn hướng dẫn set up đúng quy định với chi phí hợp lý, tiết kiệm cho cơ sở kinh doanh.
8. Những câu hỏi thường gặp khi xin cấp giấy chứng nhận VSATTP cho cửa hàng tiện lợi
Chi phí xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm là bao nhiêu?
- ACC cung cấp dịch vụ xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm đổi với công ty là 11.000.000 đồng – 15.000.000 đồng; đối với hộ kinh doanh là 10.000.000 đồng – 15.000.000 đồng (phụ thuộc vào diện tích, độ sạch sẽ, ngành nghề kinh doanh,…).
Có xuống cơ sở khảo sát trước khi thẩm định không?
- Để đảm bảo việc được cấp phép, thì khảo sát cơ sở là điều bắt buộc ACC phải thực hiện. ACC sẽ xuống tận cơ sở lấy hồ sơ; tư vấn; khảo sát và ký hợp đồng để thuận tiện cho quý khách.
Khoảng bao lâu sẽ có giấy chứng nhận?
- Tổng thời gian hoàn thành công việc từ lúc nhận hồ sơ khách hàng cung cấp khoảng 25 -35 ngày (có thể nhanh hơn tùy tình hình thực tế tại đơn vị và yếu tố khách quan khác).
Kinh doanh Cửa hàng tiện lợi khi chưa có Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm được không?
- Kinh doanh cửa hàng tiện lợi khi chưa có Giấy chứng nhận VSATTP là vi phạm pháp luật. Người tiến hành hoạt động kinh doanh khi chưa có giấy chứng nhận VSATTP sẽ bị xử lý theo quy định pháp luật. Cụ thể, theo khoản 2 Điều 18 Nghị định 115/2018/ND-CP, chủ cơ sở sản xuất kinh doanh sẽ bị “Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi sản xuất, kinh doanh thực phẩm mà không có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm”.
Nội dung bài viết:
Bình luận