Thủ tục xin cấp Giấy phép vận chuyển chất thải nguy hại (2024)

Chất thải nguy hại có ảnh hưởng vô cùng lớn tới sức khỏe con người, trong trường hợp nếu như không được xử lý cẩn thận có thể tiềm ẩn những rủi ro không đáng có trong tương lai của con người. Do đó mà nhà nước hiện nay có những quy định rất chặt chẽ về các hoạt động liên quan đến chất thải nguy hại. Trong đó để thực hiện hợp pháp thì khách hàng cần phải tiến hành xin giấy phép vận chuyển chất thải nguy hại nếu như hoạt động trong lĩnh vực vận chuyển. Để hiểu hơn về điều kiện, hồ sơ cũng như thủ tục cấp giấy phép này, hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây của chúng tôi.

1. Vận chuyển chất thải nguy hại và Giấy phép vận chuyển chất thải nguy hại được hiểu là gì?

Theo quy định tại Điều 92 Luật bảo vệ môi trường, quy định về vận chuyển chất thải nguy hại như sau:

  • Chất thải nguy hại phải được vận chuyển bằng phương tiện, thiết bị chuyên dụng phù hợp và được ghi trong giấy phép xử lý chất thải nguy hại.
  • Chất thải nguy hại được vận chuyển sang nước khác phải tuân thủ các điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

Và căn cứ Khoản 24 Điều 3 Nghị định 36/2016/NĐ-CP giấy phép vận chuyển chất thải nguy hại hay còn gọi là giấy phép xử lý chất thải nguy hại được quy định như sau: Giấy phép xử lý chất thải nguy hại là giấy phép cấp cho chủ xử lý chất thải nguy hại để tiến hành thực hiện dịch vụ xử lý, tái chế, đồng xử lý, thu hồi năng lượng từ chất thải nguy hại (có thể bao gồm hoạt động vận chuyển, trung chuyển, lưu giữ, sơ chế).

Như vậy có thể hiểu để có thể vận chuyển chất thải nguy hại hợp pháp, thì các doanh nghiệp phải xin giấy phép vận chuyển chất thải nguy hại, hay còn gọi là giấy phép xử lý chất thải nguy hại

2. Điều kiện được cấp giấy phép vận chuyển chất thải nguy hại 

Điều kiện cấp giấy phép vận chuyển chất thải nguy hại được quy định tại Điều 9 Nghị định 38/2015/NĐ-CP và sửa đổi bổ sung tại Nghị định 40/2019/NĐ-CP sửa đổi các Nghị định hướng dẫn Luật Bảo vệ môi trường, cụ thể doanh nghiệp phải đáp ứng các điều kiện sau:

- Có báo cáo đánh giá tác động môi trường được Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt

- Địa điểm của cơ sở xử lý chất thải nguy hại (trừ trường hợp cơ sở sản xuất có hoạt động đồng xử lý chất thải nguy hại) thuộc các quy hoạch có nội dung về quản lý, xử lý chất thải do cơ quan có thẩm quyền từ cấp tỉnh trở lên phê duyệt theo quy định của pháp luật.

- Các hệ thống, thiết bị xử lý (kể cả sơ chế, tái chế, đồng xử lý, thu hồi năng lượng), bao bì, thiết bị lưu chứa, khu vực lưu giữ tạm thời hoặc trung chuyển, phương tiện vận chuyển (nếu có) phải đáp ứng yêu cầu kỹ thuật và quy trình quản lý theo quy định.

- Có các công trình bảo vệ môi trường tại cơ sở xử lý chất thải nguy hại đáp ứng yêu cầu kỹ thuật và quy trình quản lý theo quy định.

- Có quy trình vận hành an toàn các phương tiện, hệ thống, thiết bị thu gom, vận chuyển (nếu có) và xử lý (kể cả sơ chế, tái chế, đồng xử lý, thu hồi năng lượng) chất thải nguy hại.

- Có phương án bảo vệ môi trường trong đó kèm theo các nội dung về: Kế hoạch kiểm soát ô nhiễm và bảo vệ môi trường; kế hoạch an toàn lao động và bảo vệ sức khỏe; kế hoạch phòng ngừa và ứng phó sự cố; kế hoạch đào tạo, tập huấn định kỳ; chương trình quan trắc môi trường, giám sát vận hành xử lý và đánh giá hiệu quả xử lý chất thải nguy hại.

- Có kế hoạch kiểm soát ô nhiễm và phục hồi môi trường khi chấm dứt hoạt động.

- Các trường hợp sau đây không được coi là cơ sở xử lý chất thải nguy hại và không thuộc đối tượng cấp Giấy phép xử lý chất thải nguy hại:

  • Chủ nguồn thải tự tái sử dụng, sơ chế, tái chế, đồng xử lý, xử lý hoặc thu hồi năng lượng từ chất thải nguy hại phát sinh nội bộ trong khuôn viên cơ sở phát sinh chất thải nguy hại;
  • Tổ chức, cá nhân nghiên cứu và phát triển công nghệ xử lý chất thải nguy hại trong môi trường thí nghiệm;
  • Cơ sở y tế có công trình xử lý chất thải y tế nguy hại đặt trong khuôn viên để thực hiện việc tự xử lý và thu gom, xử lý chất thải y tế nguy hại cho các cơ sở y tế lân cận (mô hình cụm).

- Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định các yêu cầu kỹ thuật và quy trình quản lý đối với các trường hợp nêu trên.

Như vậy chỉ khi đáp ứng được đầy đủ và toàn bộ các quy định trên thì doanh nghiệp của bạn mới có thể tiến hành xin giấy phép vận chuyển chất thải nguy hại.

3. Hồ sơ xin cấp giấy phép vận chuyển chất thải nguy hại 

Căn cứ Điều 16 thông tư 36/2016/TT-BTNMT quy định về hồ sơ xin cấp giấy phép vận chuyển chất thải nguy hại bao gồm các tài liệu sau:

- Đơn đăng ký xin cấp giấy phép vận chuyển chất thải nguy hại theo mẫu quy định tại Phụ lục 5 (A.1) ban hành kèm theo Thông tư này.

- 01 (một) bản sao báo cáo đánh giá tác động môi trường (sau đây viết tắt là báo cáo ĐTM) được Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt đối với dự án đầu tư cơ sở xử lý chất thải hoặc các hồ sơ, giấy tờ thay thế quy định tại Phụ lục 5 (B.1) ban hành kèm theo Thông tư này.

- 01 (một) bản sao văn bản về quy hoạch có nội dung quản lý, xử lý chất thải do cơ quan có thẩm quyền từ cấp tỉnh trở lên phê duyệt.

- Các giấy tờ pháp lý đối với trạm trung chuyển chất thải nguy hại (nếu có) quy định tại Phụ lục  (B.1) ban hành kèm theo Thông tư này.

- Các mô tả, hồ sơ theo mẫu quy định tại Phụ lục 5 (B.1) ban hành kèm theo Thông tư này.

- Kế hoạch vận hành thử nghiệm xử lý chất thải nguy hại theo mẫu quy định tại Phụ lục 5C ban hành kèm theo Thông tư này. Kế hoạch vận hành thử nghiệm được đóng quyển riêng với bộ hồ sơ đăng ký.

4. Thủ tục xin cấp Giấy phép vận chuyển chất thải nguy hại 

Thủ tục xin cấp giấy phép vận chuyển chất thải nguy hại được quy định cụ thể tại Điều 17 thông tư 36/2016/TT-BTNMT, bao gồm các bước sau:

Bước 1: Nộp hồ sơ xin cấp Giấy phép vận chuyển chất thải nguy hại

Tổ chức, cá nhân tiến hành nộp 02 (hai) bộ hồ sơ như ACC đã trình bày ở trên, đến cơ quan có thẩm quyền cấp phép để xem xét, cấp Giấy phép  vận chuyển chất thải nguy hại. Tổ chức, cá nhân lựa chọn nộp 02 (hai) bản kế hoạch vận hành thử nghiệm xử lý chất thải nguy hại đồng thời hoặc sau thời điểm nộp hồ sơ đăng ký cấp giấy phép vận chuyển chất thải nguy hại. Trường hợp hồ sơ không đầy đủ, không hợp lệ thì trong thời hạn 10 (mười) ngày làm việc, cơ quan cấp phép thông báo bằng văn bản để tổ chức, cá nhân hoàn thiện hồ sơ.

Bước 2: Cơ quan cấp phép xem xét chấp thuận việc vận chuyển chất thải nguy hại.

Trong thời hạn 20 (hai mươi) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ xin cấp giấy phép vận chuyển chất thải nguy hại, cơ quan cấp phép xem xét và có văn bản chấp thuận kế hoạch vận hành thử nghiệm xử lý chất thải nguy hại theo trình tự sau:

  • Trong thời hạn 10 (mười) ngày làm việc kể từ ngày kết thúc việc xem xét nội dung hồ sơ đăng ký xin giấy phép vận chuyển chất thải nguy hại, cơ quan cấp phép xem xét kế hoạch vận hành thử nghiệm xử lý chất thải nguy hại và thông báo bổ sung nếu nội dung không đầy đủ, phù hợp với cơ sở xử lý chất thải nguy hại;
  • Trong thời hạn 10 (mười) ngày làm việc kể từ ngày kết thúc việc xem xét kế hoạch vận hành thử nghiệm xử lý chất thải nguy hại, cơ quan cấp phép có văn bản chấp thuận.

Bước 3: Doanh nghiệp thực hiện vận hành thử nghiệm xử lý chất thải nguy hại

Sau khi có văn bản chấp thuận của cơ quan cấp phép, tổ chức, cá nhân đăng ký cấp Giấy phép vận chuyển chất thải nguy hại thực hiện vận hành thử nghiệm xử lý chất thải nguy hại theo quy định như sau:

  • Được phép tạm thời thu gom, vận chuyển chất thải nguy hại để vận hành thử nghiệm xử lý chất thải nguy hại;
  • Thực hiện lấy mẫu quan trắc môi trường ít nhất 03 (ba) lần tại các thời điểm khác nhau. Chỉ lấy mẫu quan trắc môi trường khi các hệ thống, thiết bị xử lý hoạt động ở công suất tối đa. Trường hợp cần thiết, cơ quan cấp phép kiểm tra đột xuất cơ sở và lấy mẫu giám sát trong quá trình vận hành thử nghiệm xử lý chất thải nguy hại;
  • Trường hợp có nhu cầu tiến hành gia hạn thời gian vận hành thử nghiệm xử lý chất thải nguy hại thì phải có văn bản giải trình gửi cơ quan cấp phép chậm nhất 15 (mười lăm) ngày làm việc trước ngày hết hạn ghi trong văn bản chấp thuận; việc vận hành thử nghiệm không được gia hạn quá 01 (một) lần trừ trường hợp bất khả kháng;
  • Trường hợp phát hiện nguy cơ gây ô nhiễm môi trường vượt QCKTMT mà không có biện pháp khắc phục ngay thì phải tạm ngừng hoạt động các hệ thống, thiết bị xử lý để có phương án giải quyết trước khi vận hành trở lại theo kế hoạch đã được phê duyệt và báo cáo cơ quan cấp phép.

Bước 4: Doanh nghiệp nộp báo cáo kết quả vận hành thử nghiệm

Sau khi kết thúc vận hành thử nghiệm xử lý chất thải nguy hại, tổ chức, cá nhân nộp báo cáo kết quả vận hành thử nghiệm theo quy định sau đây:

  • Nộp 02 (hai) bản báo cáo kết quả vận hành thử nghiệm xử lý chất thải nguy hại theo mẫu quy định tại Phụ lục 5(Đ) ban hành kèm theo Thông tư này đến cơ quan cấp phép. Trường hợp trong thời hạn 06 (sáu) tháng kể từ ngày có văn bản chấp thuận mà không có báo cáo hoặc không có văn bản đăng ký gia hạn hoặc giải trình gửi cơ quan cấp phép thì phải đăng ký vận hành thử nghiệm lại;
  • Trường hợp báo cáo kết quả vận hành thử nghiệm không đạt QCKTMT, có nội dung không đầy đủ hoặc chưa hoàn thiện thì trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được báo cáo kết quả vận hành thử nghiệm xử lý chất thải nguy hại, cơ quan cấp phép thông báo cho tổ chức, cá nhân để điều chỉnh, hoàn thiện hoặc vận hành thử nghiệm lại

Bước 5: Lấy ý kiến Sở Tài nguyên và Môi trường nơi có cơ sở xử lý chất thải nguy hại khi doanh nghiệp vận chuyển đến.

- Cơ quan có thẩm quyền cấp phép lấy ý kiến bằng văn bản của Sở Tài nguyên và Môi trường nơi có địa điểm cơ sở xử lý chất thải nguy hại; thời điểm văn bản lấy ý kiến không muộn hơn thời điểm cơ quan cấp phép có văn bản chấp thuận vận hành thử nghiệm;

- Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm trả lời bằng văn bản trong thời hạn 30 (ba mươi) ngày kể từ ngày nhận văn bản của cơ quan cấp phép, trường hợp không đồng thuận phải nêu rõ lý do.

Bước 6: Nhận kết quả giấy phép vận chuyển chất thải nguy hại

Trong thời hạn 20 (hai mươi) ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ đăng ký giấy phép vận chuyển chất thải nguy hại được sửa đổi, bổ sung phù hợp theo quy định, cơ quan cấp phép xem xét, cấp Giấy phép vận chuyển chất thải nguy hại theo mẫu của nhà nước.

5. Một số câu hỏi thường gặp đối với giấy phép vận chuyển chất thải nguy hại

5.1 Thời gian xin cấp giấy phép vận chuyển chất thải nguy hại là bao lâu?

Theo quy định của pháp luật hiện hành, thời gian cấp giấy phép vận chuyển chất thải nguy hại là 20 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ.

5.2 Cơ quan nào có thẩm quyền cấp giấy phép vận chuyển chất thải nguy hại?

Theo quy định tại Điều 10 Nghị định 38/2015/NĐ-CP, thì Bộ Tài nguyên và Môi trường là cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy phép xử lý chất thải nguy hại trên phạm vi toàn quốc.

5.3 Thời hạn của giấy phép vận chuyển chất thải nguy hại là bao lâu?

Căn cứ theo nghị định 38/2015/NĐ-CP được thay đổi bổ sung bởi Nghị định 40/2019/NĐ-CP sửa đổi các Nghị định hướng dẫn Luật Bảo vệ môi trường thì thời hạn của giấy phép vận chuyển chất thải nguy hại hiện nay là 5 năm.

5.4 ACC có cung cấp dịch vụ xin giấy phép vận chuyển chất thải nguy hại không?

Tự hào là đơn vị hàng đầu trong việc cung cấp dịch vụ giấy phép con trên cả nước, do đó hãy đến với ACC để được tư vấn hỗ trợ xin giấy phép vận chuyển chất thải nguy hại.

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của ACC đối với giấy phép vận chuyển chất thải nguy hại. Đây là thủ tục tương đối phức tạp bởi nó ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người, nên được nhà nước quản lý tương đối chặt chẽ. Do vậy trong quá trình tìm hiểu thì không thể nào tránh khỏi những khó khăn, hãy liên hệ trực tiếp tới ACC để được các chuyên viên giàu kinh nghiệm, am hiểu kiến thức tư vấn một cách nhanh chóng nhất.

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (1087 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo