Sản xuất thực phẩm cần những giấy tờ gì ?

I. NHỮNG GIẤY TỜ BẮT BUỘC PHẢI CÓ KHI SẢN XUẤT THỰC PHẨM.

Đây là những loại giấy tờ mà pháp luật quy định nếu thiếu, cơ sở sẽ không được sản xuất TP.

1. Giấy tờ về đăng ký kinh doanh ngành nghề sản xuất TP.

Đây là loại giấy tờ đầu tiên cần phải có. Vì sản xuất TP thường yêu cầu phải có địa điểm cố định. Vậy nên cần đăng ký kinh doanh tại địa chỉ nơi sản xuất.

Đăng ký kinh doanh có nghĩa là: Cơ sở sản xuất sẽ được cấp giấy đăng ký kinh doanh; có mã số thuế; có ngành nghề SX TP. Điều này khác với việc sản xuất với tư cách cá nhân (Ông Nguyễn Văn A, Bà Nguyễn Thị B…)

Cơ sở sản xuất thực phẩm sẽ có thể lựa chọn một trong các hình thức đăng ký kinh doanh sau:

  • Thành lập Hộ kinh doanh cá thể;
  • Thành lập hợp tác xã;
  • Thành lập công ty;

Lưu ý dù thành lập loại hình nào thì điều quan trọng là phải đăng ký ngành nghề sản xuất thực phẩm. Địa chỉ đăng ký kinh doanh phải trùng với địa chỉ sản xuất thực tế.

Giữa các loại hình kinh doanh đã nêu ở trân cũng có những sự khác biệt cơ bản.

1.1. Sản xuất thực phẩm theo mô hình hộ kinh doanh cá thể.

Mô hình này thường phù hợp với những cơ sở sản xuất nhỏ lẻ. Thẩm quyền cấp giấy đăng ký kinh doanh sẽ do UBND cấp quận huyện.

Với loại hình kinh doanh này thì thủ tục thành lập đơn giản. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng: Hộ kinh doanh sẽ không có tư cách pháp nhân; không có con dấu; Một người chỉ được đứng tên 1 hộ kinh doanh duy nhất. Hộ kinh doanh cũng không được thành lập chi nhánh, văn phòng giao dịch hay địa điểm kinh doanh nào khác ngoài trụ sở chính. Hộ kinh doanh cũng chỉ được xuất hóa đơn bán lẻ, không xuất được VAT như công ty.

1.2. Đăng ký kinh doanh SXTP theo mô hình hợp tác xã.

Đây cũng là một loại hình kinh doanh được nhiều cơ sở sản xuất thực phẩm lựa chọn. Mô hình hợp tác xã thường được hưởng những ưu đãi nhất định từ địa phương.

Hợp tác xã có con dấu pháp nhân. Hợp tác xã cũng có thể xuất được hóa đơn VAT như công ty. Tuy nhiên, để thành lập HXT thì ít nhất phải có 7 thành viên tham gia thành lập. Mỗi một thành viên chỉ được sở hữu tối đa 20% vốn điều lệ.

1.3. Sản xuất thực phẩm theo mô hình công ty.

Mô hình doanh nghiệp phù hợp với những cơ sở sản xuất có quy mô trung bình và lớn. Có nhiều loại hình công ty có thể được lựa chọn như: thành lập công ty TNHH 1TV, TNHH 2 thành viên, Cổ phần.

Nếu sản xuất thực phẩm với mô hình công ty sẽ có một số ưu điểm như:

  • Công ty có con dấu, có tư cách pháp nhân;
  • Có thể xuất VAT;
  • Có thể mở rộng quy mô sản xuất bằng việc thành lập thêm chi nhánh, địa điểm kinh doanh;
  • Thuận lợi hơn trong việc xây dựng và phát triển thương hiệu.

2. Giấy tờ về an toàn vệ sinh thực phẩm đối với cơ sở sản xuất thực phẩm.

Sản xuất TP là ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Tùy từng trường hợp mà cơ sở SX thực phẩm cần có một trong hai loại giấy tờ sau đây:

2.1. Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm.

Giấy chứng nhận vệ sinh ATTP còn gọi là giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm. Đối với cơ sở sản xuất thực phẩm hoạt động với mô hình công ty thì bắt buộc cần có loại giấy phép này.

Để được cấp phép, cơ sở cần đáp ứng các điều kiện về nhân sự; cơ sở vật chất; hồ sơ nguồn gốc nguyên liệu, bao bì. Sau đó, nộp hồ sơ xin cấp giấy phép lên cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Cơ quan nhà nước sẽ thành lập đoàn thẩm định cơ sở. Đoàn thẩm định sẽ xuống đánh giá các điều kiện cấp phép. Nếu đáp ứng, cơ sở sẽ được cấp giấy phép ATTP có thời hạn 03 năm. Trước khi hết hạn 06 tháng, cơ sở có thể nộp hồ sơ xin cấp lại.

2.2. Bản cam kết an toàn thực phẩm trong sản xuất thực phẩm.

Bản cam kết an toàn thực phẩm được cấp cho cơ sở sản xuất quy mô hộ kinh doanh. Tuy nhiên, chỉ áp dụng với các hộ kinh doanh sản xuất các mặt hàng thực phẩm do ngành công thương quản lý. Một số thực phẩm thuộc thẩm quyền quản lý của ngành công thương như: bánh, kẹo, sữa, đường…

Đối với hộ kinh doanh sản xuất các loại thực phẩm thuộc ngành nông nghiệp hay y tế quản lý thì vẫn cần xin giấy phép ATTP. Một số loại thực phẩm do Nông nghiệp quản lý như: rau củ, thịt gia súc, gia cầm, thủy sản…

3. Giấy tờ về công bố chất lượng sản phẩm thực phẩm.

Cơ sở sản xuất thực phẩm đã được cấp giấy phép ATTP hoặc đã ký cam kết ATTP thì đã được bán sản phẩm ra thị trường hay chưa ? Câu trả lời là chưa. Đây mới là điều kiện cần. Điều kiện đủ là sản phẩm thực phẩm cần được công bố chất lượng trước khi bán ra thị trường.

Tùy thuộc thực phẩm sản xuất là thực phẩm thường hay thực phẩm chức năng.

Nếu là thực phẩm thường >>> thủ tục cần làm là thủ tục tự công bố sản phẩm.

Nếu thực phẩm là thực phẩm chức năng >>> thủ tục cần làm là đăng ký bản công bố.

Trên đây là toàn bộ những giấy tờ pháp luật yêu cầu phải có khi sản xuất thực phẩm. Tổng kết lại bao gồm: giấy chứng nhận ĐKKD; Giấy chứng nhận ATTP; Bản cam kết ATTP; Công bố chất lượng sản phẩm.

Ngoài những giấy tờ bắt buộc, cơ sở SXTP cũng nên có những loại giấy tờ dưới đây. Mặc dù không bắt buộc nhưng lại rất cần thiết trong việc nâng cao hiệu quả trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm, phát triển thương hiệu.

II. NHỮNG LOẠI GIẤY TỜ, THỦ TỤC KHÔNG BẮT BUỘC, NHƯNG NÊN CÓ KHI SX THỰC PHẨM

1. Giấy chứng nhận mã số mã vạch sản phẩm trong sản xuất thực phẩm.

Phổ biến trên tem nhãn, bao bì sản phẩm hiện nay chúng ta đều thấy hình ảnh như dưới đây:

Đó chính là mã số mã vạch.

Các sản phẩm thực phẩm đưa ra thị trường tiêu thụ. Đặc biệt, trường hợp đưa vào hệ thống các siêu thị, các chuỗi hệ thống bán lẻ hầu như đều yêu cầu có MSMV.

Mục đích của MSMV là giúp khách hàng dễ dàng truy xuất được nguồn gốc, xuất xứ của sản phẩm.

Các cơ sở sản xuất thực phẩm có thể tham khảo: thủ tục đăng ký mã số mã vạch.

2. Giấy chứng nhận bảo hộ thương hiệu trong sản xuất thực phẩm.

Bảo hộ thương hiệu cũng là thủ tục nên làm mặc dù pháp luật không bắt buộc. Ngay khi xây dựng một thương hiệu trong lĩnh vực sx thực phẩm, chúng ta nên nghĩ đến việc đăng ký bảo hộ độc quyền.

Nền sản xuất công nghiệp phát triển như hiện nay thì vấn đề sở hữu trí tuệ rất quan trọng và đáng lưu tâm. Bảo hộ thương hiệu là bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ. Điều này giúp thương hiệu của mình được bảo hộ trên thị trường. Có nghĩa rằng, sẽ không có một tổ chức, cá nhân nào được sử dụng thương hiệu của mình; hoặc sử dụng thương hiệu tương tự gây nhầm lẫn trong cùng lĩnh vực hoặc trong những lĩnh vực tương tự mà mình đã đăng ký bảo hộ. Nếu câu truyện này xẩy ra, chúng ta có quyền khởi kiện bên vi phạm quyền SHTT ra Tòa án có thẩm quyền; yêu cầu bên vi phạm hủy bỏ toàn bộ sản phẩm đang sử dụng thương hiệu trái phép; yêu cầu bồi thường thiệt hại nếu có phát sinh.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo