Thủ tục pháp lý mở xưởng sản xuất gỗ công nghiệp, gỗ nội thất

I. Xin giấy phép kinh doanh mở xưởng sản xuất gỗ.

Giấy phép kinh doanh xưởng sản xuất gỗ có thể lựa chọn thành lập Hộ kinh doanh hoặc thành lập Doanh nghiệp.

1. Xin giấy phép hộ kinh kinh doanh mở xưởng sản xuất gỗ nội thất, gỗ công nghiệp.

Thành lập hộ kinh doanh khi mở xưởng sản xuất gỗ là hình thức một cá nhân, một hộ gia đình hoặc một nhóm người đứng ra đăng ký giấy phép kinh doanh tại UBND huyện.

Điều kiện để thành lập hộ kinh doanh sản xuất gỗ nội thất, gỗ công nghiệp được quy định như sau:

  • Cá nhân, hộ gia đình, hoặc nhóm người thành lập hộ kinh doanh phải là công dân Việt Nam, đủ từ 18 tuổi trở lên.
  • Những người thành lập hộ kinh doanh có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.
  • Có địa điểm kinh doanh rõ ràng. Trường hợp kinh doanh nhiều địa điểm phải thông báo cơ quan quản lý các địa điểm đó.
  • Sử dụng dưới 10 lao động.
  • Các cá nhân thành lập hộ kinh doanh chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản cá nhân đối với các khoản nợ phát sinh
  • Đăng ký đúng ngành nghề kinh doanh chế biến, sản xuất gỗ:
    • Mã ngành 1610: Cưa, xẻ, bào gỗ và bảo quản gỗ
    • Mã ngành 1621: Sản xuất gỗ dán, gỗ lạng, ván ép và ván mỏng khác.
    • Mã ngành 1622: Sản xuất đồ gỗ xây dựng
    • Mã ngành 1623: Sản xuất bao bì bằng gỗ
    • Mã ngành 1629: Sản xuất sản phẩm khác từ gỗ; sản xuất sản phẩm từ tre, nứa, rơm, rạ và vật liệu tết bện
    • Mã ngành 3100: Sản xuất giường, thủ bàn, ghế bằng gỗ.
    • Một số mã ngành nghề kinh doanh khác có liên quan đến bán buôn, bán lẻ gỗ.

Hồ sơ thành lập hộ kinh doanh khi mở xưởng sản xuất gỗ nội thất, gỗ công nghiệp gồm có:

  • Giấy đề nghị thành lập hộ kinh doanh.
  • Bản sao Chứng minh thư/Căn cước công dân các cá nhân thành lập hộ kinh doanh.
  • Bản sao sổ hộ khẩu các cá nhân thành lập hộ kinh doanh.
  • Danh sách các cá nhân đứng ra mở hộ kinh doanh (Nếu nhiều người tham gia)
  • Giấy tờ chứng minh địa điểm mở xưởng sản xuất gỗ hợp pháp: Hợp đồng thuê nhà xưởng; Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mang tên 1 trong các cá nhân thành lập hộ kinh doanh.

Thủ tục thành lập kinh doanh để mở xưởng sản xuất gỗ:

  • Chuẩn bị 01 bộ hồ sơ nộp tại UBND huyện nơi mở xưởng.
  • Sau 03 ngày làm việc, Phòng tài chính – kế hoạch cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh

Sau khi được cấp giấy phép đăng ký kinh doanh cần làm gì?

  • Làm thủ tục xin cấp mã số thuế tại chi cục thuế nơi xưởng đặt địa điểm.
  • Nộp tờ khai môn bài, phí môn bài theo yêu cầu.
  • Nộp thuế thu nhập cá nhân theo quy định.

Chi phí mở xưởng sản xuất gỗ công nghiệp của Hộ kinh doanh là bao nhiêu?

Theo quy định, chi phí nhà nước thành lập hộ kinh doanh là 100.000 VNĐ.

Mở xưởng sản xuất gỗ cần những giấy phép gì?

2. Thành lập công ty để mở xưởng sản xuất gỗ nội thất, gỗ công nghiệp.

Mở công ty sản xuất gỗ có một số loại hình doanh nghiệp sau:

  • Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên: Do 1 cá nhân đứng ra thành lập và chịu trách nhiệm trong phạm vi vốn góp vào công ty.
  • Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên: Có từ 2 đến 50 người đứng ra thành lập và chịu trách nhiệm trong phạm vi vốn góp vào công ty.
  • Công ty cổ phần: Do từ 3 người (gọi là cổ đông sáng lập) đứng ra thành lập công ty và chịu trách nhiệm trong phạm vi vốn góp vào công ty. Vốn điều lệ của công ty cổ phần được chia làm nhiều phần bằng nhau (gọi là cổ phần) và có thể kêu người không hạn chế số người tham gia góp vốn vào doanh nghiệp.
  • Doanh nghiệp tư nhân: Tương tự như hộ kinh doanh: Do 1 cá nhân đứng ra thành lập và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản cá nhân của mình với các khoản nợ của doanh nghiệp.
  • Công ty hợp danh: Do 1 hay nhiều thành viên hợp danh hoặc thành viên góp vốn đứng ra thành lập. Thành viên hợp danh chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản cá nhân của mình với các khoản nợ của doanh nghiệp. Thành viên góp vốn chịu trách nhiệm với các khoản nợ của doanh nghiệp trong phạm vi vốn đã góp vào doanh nghiệp.

Điều kiện của công ty khi mở xưởng sản xuất gỗ nội thất, gỗ công nghiệp:

  • Số lượng thành viên mở công ty phù hợp với loại hình doanh nghiệp.
  • Người đại diện theo pháp luật và những người đứng ra thành lập doanh nghiệp từ đủ 18 tuổi, không bị hạn chế năng lực hành vi dân sự.
  • Người đại diện theo pháp luật và những người đứng ra thành lập doanh nghiệp không thuộc các trường hợp cấm, hạn chế quản lý, thành lập doanh nghiệp (Ví dụ: Công chức, viên chức nhà nước, sỹ quan, hạ sỹ quan, người có bản án của Tòa cấm đảm nhiệm, hành nghề trong lĩnh vực,…).
  • Trụ sở công ty không được đặt tại chung cư.
  • Tên doanh nghiệp không trùng, gây nhầm lẫn với tên doanh nghiệp khác.
  • Đăng ký đúng các ngành nghề kinh doanh mở xưởng sản xuất nội thất, gỗ công nghiệp:
    • Mã ngành 1610: Cưa, xẻ, bào gỗ và bảo quản gỗ
    • Mã ngành 1621: Sản xuất gỗ dán, gỗ lạng, ván ép và ván mỏng khác.
    • Mã ngành 1622: Sản xuất đồ gỗ xây dựng.
    • Mã ngành 1623: Sản xuất bao bì bằng gỗ.
    • Mã ngành 1629: Sản xuất sản phẩm khác từ gỗ; sản xuất sản phẩm từ tre, nứa, rơm, rạ và vật liệu tết bện.
    • Mã ngành 3100: Sản xuất giường, thủ bàn, ghế bằng gỗ.
    • Một số mã ngành nghề kinh doanh khác có liên quan đến bán buôn, bán lẻ gỗ.

Hồ sơ thành lập doanh nghiệp để mở xưởng sản xuất gỗ gồm:

  • Giấy đề nghị thành lập doanh nghiệp sản xuất gỗ.
  • Điều lệ công ty.
  • Danh sách thành viên công ty.
  • Chứng minh thư/Căn cước công dân người thành lập công ty, người đại diện theo pháp luật của công ty.
  • Giấy chứng nhận đầu tư (trong trường hợp được cấp phép đầu tư)

Thủ tục mở xưởng sản xuất gỗ cho doanh nghiệp:

  • Chuẩn bị 01 bộ hồ sơ nộp tại Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh nơi đặt xưởng sản xuất.
  • Sau 03 ngày làm việc, Phòng đăng ký kinh doanh trả Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Sau khi thành lập công ty sản xuất gỗ cần làm gì?

  • Đặt in mẫu con dấu doanh nghiệp.
  • Nộp tờ khai môn bài, đóng lệ phí môn bài.
  • Mua hóa đơn và làm thông báo phát hành hóa đơn (trường hợp doanh nghiệp có nhu cầu)
  • Treo biển hiệu công ty trước trụ sở.

Chi phí mở xưởng sản xuất gỗ công nghiệp của công ty là bao nhiêu?

Theo quy định, thành lập doanh nghiệp sản xuất gỗ mất phí công bố là: 100.000 VNĐ

II. Làm cam kết bảo vệ môi trường cho xưởng sản xuất gỗ nội thất, gỗ công nghiệp.

Do ngành sản xuất gỗ có khói thải, nước thải, bụi, vụn gỗ trong quá trình sản xuất,… gây ảnh hưởng đến môi trường nên bắt buộc chủ cơ sở phải làm cam kết bảo vệ môi trường tại Phòng tài nguyên môi trường của UBND huyện.

Hồ sơ lập cam kết bảo vệ môi trường khi mở sản xuất gỗ gồm có:

  • 01 bản đề nghị xác nhận đăng ký cam kết bảo vệ môi trường.
  • 03 bản cam kết bảo vệ môi trường;
  • 01 bản báo cáo đầu tư/báo cáo kinh tế-kỹ thuật/giải trình phương án sản xuất – kinh doanh hoặc tài liệu tương đương của xưởng.

Cơ quan tiếp nhận hồ sơ: Phòng Tài nguyên và Môi trường UBND huyện.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo