Theo quy định của pháp luật hàng hải Việt Nam, tàu thuyền đến cảng biển và rời cảng biển phải tuân thủ theo các nguyên tắc, yêu cầu và quy định nhất định. Điều này là hoàn toàn hợp lý, tàu thuyền không phân biệt quốc tịch khi đi vào cảng biển là việc đi qua vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam, do đó, hoạt động này phải là hoạt động có kiểm soát, ngược lại nếu đã vào được và sau đó rời đi, thì chế định về tàu thuyền rời đi có ý nghĩa trong việc quản lý và giám sát chặt chẽ. Vậy pháp luật hiện hành quy định như thế nào về tàu thuyền đến cảng biển và rời cảng biển? Mời bạn đọc tham khảo nội dung bài viết bên dưới để biết thêm thông tin chi tiết.
Giấy Phép Rời Cảng Đối Với Tàu Biển Là Gì? [Chi Tiết 2023]
1. Giấy phép rời cảng là gì?
Hiện nay, cùng với sự phát triển của xã hội thì nhu cầu nhập và xuất khẩu hàng hóa cũng ngày càng xuất hiện nhiều.
Để có thể nhập hoặc xuất khẩu hàng hóa thông qua đường biển thì thuyền trưởng phải có các giấy tờ, hồ sơ theo quy định để trình cho cơ quan có thẩm quyền khi có yêu cầu. Và giấy phép rời cảng là một trong những loại giấy phép cần có theo yêu cầu trên.
Về định nghĩa, đây là loại giấy phép được ban hành để cho phép tàu biển được khởi hành ra khỏi cảng biển. Theo quy định, cảng vụ hàng hải sẽ là cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép nêu trên.
Nội dung của văn bản này sẽ gồm:
-
Thông tin của tàu biển như tên gọi, quốc tịch, số hiệu tàu, dung tích
-
Tên của thuyền trưởng và số lượng thành viên trên tàu (bao gồm cả thuyền viên và hành khách)
-
Số lượng hàng hóa
-
Thời gian tàu biển rời cảng và cập cảng
-
Chức danh và chữ ký của người đã cấp giấy phép
Các thông tin về nội dung nêu trên phải đảm bảo tính chính xác về mặt nội dung và số lượng mới có thể được phép xuất cảng. Bộ phận hải quan sẽ tiến hành thủ tục kiểm tra về mặt nội dung thông tin cũng như số lượng hàng hóa để xác thực độ chính xác của hồ sơ.
Trường hợp thông tin trên giấy phép khác với thông tin mà bộ phận hải quan kiểm tra thì chắc chắn tàu biển sẽ không được phép rời cảng và bị giữ lại.
Việc tàu biển bị giữ lại không chỉ gây ảnh hưởng đến thời gian, công sức của mọi người trên tàu mà còn gây tốn nhiều chi phí và chất lượng của hàng hóa cần vận chuyển.
2. Trình tự, thủ tục cấp Giấy phép vào cảng nội địa
- Đầu tiên là thủ tục nộp hồ sơ. Người thực hiện thủ tục phải nộp đúng và đủ các giấy tờ theo quy định của cảng vụ đường thủy nội địa thì mới được phép cho phương tiện của họ vào cảng nội địa.
Thành phần hồ sơ theo quy định sẽ bao gồm:
-
Giấy phép rời cảng và bến cuối cùng - đây là loại giấy bắt buộc phải có nếu muốn rời cảng đối với các loại tàu biển thông thường.
-
Tuy nhiên, với các phương tiện chuyển tải sang mạn trong vùng nước cảng thì không cần nộp giấy phép cảng hay giấy phép bến cuối cùng.
-
Giấy chứng nhận liên quan đến việc chứng nhận an toàn kỹ thuật cũng như bảo vệ môi trường của phương tiện.
-
Thông tin thuyền viên, được trình bày ở sổ danh bạ
-
Giấy tờ xuất trình cũng như giấy đăng ký phương tiện nội thủy. Trường hợp phương tiện đang bị cầm cố thì phải có bản sao có chữ ký xác nhận của bên nhận thế chấp.
-
Thuyền viên phải cung cấp chứng chỉ chuyên môn như bằng cấp hoặc giấy chứng nhận của mình đối với công việc lái tàu
-
Hóa đơn xuất kho hoặc giấy tờ liên quan đến việc vận chuyển hàng (nếu có).
- Thứ hai, sau khi nhận giấy tờ nêu trên, cảng vụ sẽ tiến hành kiểm tra hồ sơ và kiểm tra phương tiện trên thực tế.
Giấy tờ phải đảm bảo theo đúng quy định và phải hợp lệ. Phương tiện sẽ được kiểm tra về các thiết bị an toàn kỹ thuật cũng như bảo vệ môi trường.
- Sau khi hoàn tất các bước trên, nếu phương tiện đã đảm bảo các yêu cầu và vượt qua quá trình kiểm tra thì cảng vụ sẽ cấp giấy phép vào cảng cho phương tiện trong vòng 30 phút.
Việc thu phí và lệ phí sẽ được thực hiện ngay sau khi cấp giấy phép nêu trên.
3. Quy định về tàu thuyền rời cảng biển?
Quy định về nguyên tắc tàu thuyền rời cảng biển được ghi nhận tại Điều 98 Bộ luật hàng hải, Điều 71 Nghị định 58/2017/NĐ-CP, theo đó, có 3 nguyên tắc cụ thể:
- Một là, tàu thuyền chỉ được phép rời cảng biển khi bảo đảm các điều kiện an toàn kỹ thuật, bảo vệ môi trường theo quy định và sau khi đã hoàn thành thủ tục, được Giám đốc Cảng vụ hàng hải cấp Giấy phép rời cảng, trừ trường hợp tàu thuyền vào cảng và chỉ lưu lại cảng trong khoảng thời gian không quá 12 giờ.
- Hai là, tàu thuyền không được rời cảng trong các trường hợp sau đây:
– Không có đủ các điều kiện về an toàn hàng hải, an ninh hàng hải, lao động hàng hải và phòng ngừa ô nhiễm môi trường theo quy định.
– Chưa thanh toán xong các khoản phí, lệ phí hàng hải trong thời hạn quy định.
– Phát hiện có nguy cơ khác đe dọa sự an toàn của tàu thuyền, người, hàng hóa ở trên tàu thuyền và môi trường biển.
– Đã có lệnh bắt giữ, tạm giữ tàu thuyền theo quyết định của Tòa án hoặc cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
– Mớn nước thực tế cao hơn giới hạn mớn nước cho phép hoặc tàu nghiêng hơn 06 độ trong trạng thái nổi tự do hoặc vỏ tàu không kín nước.
– Tàu thuyền chở hàng rời, ngũ cốc hoặc hàng siêu trường, siêu trọng, hàng nguy hiểm, hàng xếp trên boong mà chưa có đủ biện pháp phòng hộ cần thiết, phù hợp với nguyên tắc vận chuyển những loại hàng đó.
– Tàu thuyền chưa được sửa chữa, bổ sung các điều kiện về an toàn hàng hải, an ninh hàng hải, phòng ngừa ô nhiễm môi trường theo yêu cầu của Cảng vụ hàng hải, thanh tra hàng hải hoặc yêu cầu, đề nghị của các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành khác theo quy định.
Trên đây là nội dung mà chúng tôi muốn đề cập đến quý bạn đọc về quy định liên quan đến Giấy phép rời cảng tàu biển. Hy vọng nội dung trên sẽ là hữu ích đối với bạn đọc. Nếu có thắc mắc liên quan, bạn đọc vui lòng liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ tư vấn.
Nội dung bài viết:
Bình luận