Trước khi tổ chức, cá nhân sử dụng tác phẩm âm nhạc với mục đích thương mại (trừ trường hợp phải xin phép và trả phí theo quy định), tổ chức, cá nhân phải liên hệ với tác giả tác phẩm để xin phép sử dụng và trả thù lao cho tác giả. Nhưng trong nhiều trường hợp, việc liên hệ xin phép và đền bù cho tác giả tương đối khó khăn, nhất là khi các tổ chức, cá nhân sử dụng nhiều tác phẩm cùng một lúc, công việc này đòi hỏi nhiều công đoạn, tương đối nhiều thời gian và công sức. Vì vậy, giải pháp tối ưu mà các tổ chức, cá nhân có thể sử dụng là xin cấp phép sử dụng tác phẩm âm nhạc và trả phí thông qua Trung tâm Bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam (VCPMC). Trong bài viết này, Luật ACC sẽ cung cấp một số thông tin liên quan đến thủ tục cấp giấy phép sử dụng tác phẩm âm nhạc.
1. Tác phẩm âm nhạc là gì ?
Tác phẩm âm nhạc là loại hình tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả.
Tác phẩm âm nhạc được pháp luật quy định là tác phẩm được thể hiện dưới dạng nhạc nốt trong bản nhạc hoặc các ký tự âm nhạc khác hoặc được định hình trên bản ghi âm, ghi hình có hoặc không có lời, không phụ thuộc vào việc trình diễn hay không trình diễn.
2. Bản quyền âm nhạc là gì ?
Theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 14 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi bổ sung 2009 và 2019 quy định về các loại hình tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả như sau:
Điều 14. Các loại hình tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả
- Tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học được bảo hộ bao gồm:
d) Tác phẩm âm nhạc;
Bản quyền âm nhạc là quyền của tác giả, chủ sở hữu tác phẩm đối với tác phẩm âm nhạc do họ sáng tạo ra. Đồng thời, tác phẩm âm nhạc là đối tượng được pháp luật bảo hộ quyền tác giả có thể là một ca khúc hay một bản nhạc không lời hoàn thiện.
3. Các tác phẩm phải xin phép sử dụng tác phẩm âm nhạc.
– Tác phẩm âm nhạc Việt Nam
– Tác phẩm âm nhạc quốc tế
4. Lĩnh vực sử dụng âm nhạc phải xin cấp giấy phép sử dụng âm nhạc.
– Phát thanh – Truyền hình
– Truyền thông (nhạc chuông, nhạc chờ, website âm nhạc…)
– Nhà hàng, karaoke, cafe, vũ trường
– Biểu diễn
– Xuất bản sách báo, băng đĩa nhạc
– Quảng cáo
– Siêu thị, cửa hàng
– Khách sạn, CLB, khu vui chơi giải trí
– Văn phòng cho thuê
– Sản xuất phim, quảng cáo
– Lĩnh vực khác.
5. Hồ sơ đăng ký sử dụng âm nhạc.
– Cung cấp thông tin về đối tượng sử dụng (tác phẩm Việt Nam hay quốc tế, hình thức sử dụng và lĩnh vực sử dụng)
– Bản xin phép và trả tiền bản quyền tác giả âm nhạc
– Danh sách tác phẩm đăng ký sử dụng
– Hợp đồng sử dụng tác phẩm âm nhạc.
– Giấy ủy quyền (nếu có)
6. Thủ tục cấp giấy phép sử dụng tác phẩm âm nhạc.
Các phương án để được cấp giấy phép sử dụng tác phẩm âm nhạc
Phương án 1: Liên hệ tác giả/chủ sở hữu tác phẩm âm nhạc để xin phép sử dụng và trả thù lao. Tuy nhiên, nếu muốn sử dụng nhiều tác phẩm trong một lần thì việc liên hệ với nhiều tác giả để xin phép và trả thù lao sẽ rất khó khăn và tốn nhiều thời gian
Phương án 2: Phương án tối ưu để được cấp giấy phép sử dụng tác phẩm âm nhạc là ký hợp đồng và trả phí thông qua Trung tâm bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam (VCPMC). VCPMC được rất nhiều tác giả, chủ sở hữu, tổ chức đại diện trong và ngoài nước ủy quyền để kinh doanh tác phẩm nên chỉ cần làm việc thông qua VCPMC sẽ giúp quý khách hàng tiết kiệm rất nhiều thời gian và công sức.
Thời gian đăng ký sử dụng âm nhạc.
– Cấp phép sử dụng tác phẩm âm nhạc Việt Nam: 7 ngày làm việc
– Cấp giấy phép sử dụng tác phẩm âm nhạc quốc tế: 14 ngày làm việc
Thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả.
Cơ quan quản lý nhà nước về quyền tác giả, quyền liên quan có quyền cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan.
Cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan có quyền cấp lại, đổi, hủy bỏ giấy chứng nhận đó.
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định mẫu Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan.
Thời hạn cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả.
Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ, Cục Bản quyền tác giả có trách nhiệm cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả cho người nộp hồ sơ. Trong trường hợp từ chối thì Cục Bản quyền tác giả phải thông báo bằng văn bản cho người nộp hồ sơ.
7. Dịch vụ của Luật ACC liên quan xin phép sử dụng tác phẩm âm nhạc.
- Tư vấn sơ bộ về việc sử dụng tác phẩm âm nhạc cần xin cấp phép cho khách hàng.
- Tra cứu thông tin về tác phẩm âm nhạc cần xin cấp phép để xem tác phẩm này đã thuộc về công chúng hay chưa.
- Tư vấn, soạn thảo hồ sơ liên quan đến thủ tục cấp phép đăng ký sử dụng tác phẩm âm nhạc cho khách hàng;
- Đại diện khách hàng làm việc với cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện thủ tục liên quan đến thủ tục cấp phép đăng ký sử dụng tác phẩm âm nhạc.
- Nhận kết quả cấp phép và giao tận tay tới cho khách hàng.
- Tư vấn các vấn đề pháp lý, sở hữu trí tuệ, quyền tác giả cho khách hàng sau thủ tục cấp phép.
Trên đây là nội dung bài viết của Luật ACC về “Thủ tục cấp giấy phép sử dụng tác phẩm âm nhạc”. Bài viết trên là những thông tin cần thiết mà quý độc giả có thể áp dụng vào đời sống thực tiễn. Trong thời gian tham khảo nếu có những vướng mắc hay thông tin nào cần chia sẻ hãy chủ động liên hệ và trao đổi cùng luật sư để được hỗ trợ đưa ra phương án giải quyết cho những vướng mắc pháp lý mà khách hàng đang mắc phải.
Nội dung bài viết:
Bình luận