Giấy khám sức khỏe đi xin việc là A3 hay A4?

Giấy khám sức khỏe là một trong những giấy tờ khá quan trọng trong một số trường hợp như xin việc, thi bằng lái xe,... Vậy Giấy khám sức khỏe được quy định như thế nào và Giấy khám sức khỏe đi xin việc là A3 hay A4? Hãy cùng ACC tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây. Mời các quý đọc giả tham khảo.

Khám sức khỏe tổng quát và những điều cần biết
Giấy khám sức khỏe đi xin việc là A3 hay A4?

1. Giấy khám sức khỏe A4 

1.1 Giấy khám sức khỏe A4 là gì? 

Giấy khám sức khỏe A4 là loại giấy tờ rất cần thiết để đảm bảo cho một cơ thể khỏe mạnh, đủ thể lực và còn được dùng để xin việc khi nộp hồ sơ. Giấy khám sức khỏe A4 tưởng chừng như chỉ là một loại giấy tờ hết sức cơ bản nhưng ý nghĩa xung quanh nó lại có nhiều điều cần phải chú ý.

Giấy khám sức khỏe A4 theo thông tư 14/2013/TT-BYT hay còn được gọi với một cái tên khác là giấy khám sức khỏe. Giấy này được dùng để chứng nhận và phân loại sức khỏe cho những người từ đủ 18 tuổi trở lên và là công dân của Việt Nam. Giấy khám sức khỏe A4 có giá trị lưu hành 05/2013 cho đến nay, thường dùng để khám sức khỏe đi học, đi làm hoặc tuyển dụng.

1.2. Nội dung của giấy khám sức khỏe A4 bao gồm những gì? 

Khi đi khám sức khỏe tại các bệnh viện hoặc cơ sở y tế uy tín, các bạn sẽ nhận được một tờ giấy khám sức khỏe A4, nội dung bao gồm :

Nội dung thông tin cá nhân 

- Họ tên viết bằng chữ in hoa

- Giới tính

- Ngày tháng năm sinh

- Số CMND, ngày cấp, nơi cấp

- Địa chỉ nơi ở hiện tại

- Lý do đi khám sức khỏe

Tiền sử bệnh 

- Tiền sử bệnh của gia đình

- Tiền sử bệnh của bản thân

- Tiền sử thai sản ( nữ )

- Bạn có đang điều trị hay uống thuốc bệnh nào hay không?

- Các câu hỏi khác

Khám thể lực 

- Đo chiều cao

- Cân nặng

- Huyết áp

- Các chỉ số khác

Khám lâm sàng 

Khi khám lâm sàng để lấy giấy khám sức khỏe A4, nữ sẽ phải khám 7 chuyên khoa còn nam chỉ khám 6 chuyên khoa. Cụ thể như sau :

- Khám nội khoa ( tuần hoàn, hô hấp,tiêu hóa, xương, thần kinh,…)

- Khám ngoại khoa

- Khám phụ sản ( nữ )

- Khám mắt

- Khám răng hàm mặt

- Khám tai mũi họng

- Khám da liễu

Khám cận lâm sàng 

- Xét nghiệm máu

- Sinh hóa máu

- Xét nghiệm nước tiểu

- Chụp X - Quang

Kết luận của bác sĩ 

Sau khi khám đầy đủ các chuyên khoa kể trên, dựa vào đó bác sĩ sẽ phân loại sức khỏe của bạn theo các loại từ loại I đến loại V. Nếu có bệnh bác sĩ sẽ liệt kê ra để lấy đó làm căn cứ để khám bệnh tiếp theo. Cuối cùng là người khám ký tên và đóng dấu.

2. Giấy khám sức khỏe A3 

2.1 Giấy khám sức khỏe A3 là gì?

Khám sức khỏe xin việc là hình thức xét nghiệm cơ bản, khám tổng quát nhằm đảm bảo người lao động có đủ sức khỏe, đáp ứng được nhu cầu của công việc, không mắc bệnh nguy hiểm hay truyền nhiễm. Người lao động sẽ được cấp giấy chứng nhận đủ sức khỏe sau khi thăm khám nếu kết quả các danh mục tốt. Theo Thông tư 14/2013/TT-BYT của Bộ Y Tế, giấy chứng nhận sức khỏe này dùng để hoàn thiện hồ sơ xin việc. Giấy khám sức khỏe thường được in trên khổ giấy A3. Do đó, nhiều người gọi là giấy khám sức khỏe A3.

Một số cơ sở y tế cũng in giấy khám sức khỏe trên khổ A4. Nhưng khổ giấy A3 vẫn phổ biến hơn. Nếu bạn khám sức khỏe tại cơ sở y tế có thẩm quyền, kiểm tra đầy đủ các nội dung và được bác sĩ xác nhận thì giấy khám sức khỏe A4 vẫn được công nhận.

2.2 Nội dung giấy khám sức khỏe

Về nội dung quy trình khám sức khỏe xin việc theo mẫu giấy A3, mỗi người lao động cần phải thăm khám đủ các bước sau đây:

Khám thể lực: Đo chiều cao, cân nặng, đo huyết áp, mạch, chỉ số BMI

Khám lâm sàng, bao gồm các chuyên khoa:

  • Khám nội khoa các chuyên khoa tuần hòa, tiêu hóa, hô hấp, cơ xương khớp, thận tiết niệu, thần kinh, tâm thần
  • Khám ngoại khoa
  • Kiểm tra thị lực khi có kính và không kính, đồng thời sàng lọc các bệnh về mắt
  • Khám tai – mũi – họng
  • Khám răng – hàm – mặt
  • Khám da liễu nhằm phát hiện các bệnh về da
  • Riêng đối với nữ, cần thực hiện thêm một chuyên khoa là khám sản phụ khoa

Như vậy, nam giới cần thực hiện 6 chuyên khoa, trong khi ở nữ giới là 7

Khám cận lâm sàng: Bao gồm xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu, chụp X-quang tim phổi

Có 5 mức đánh giá để phân loại điều kiện sức khỏe. Nếu bạn được đánh giá ở mức 1, 2, 3 tức là bạn đã được chứng nhận đủ yêu cầu sức khỏe đi làm, đi học (Trừ các ngành nghề đặc thù sẽ có yêu cầu riêng). Trường hợp bạn thuộc đối tượng có mức phân loại sức khỏe 4, 5 thì sẽ không được đánh giá cao, đồng thời nên chú ý theo dõi sức khỏe hoặc tiến hành các hạng mục thăm khám bổ sung.

3. Giấy khám sức khỏe đi xin việc là A3 hay A4?

Đây cũng là mẫu giấy khám sức khỏe được các nhà tuyển dụng đánh giá cao vì sự đầy đủ trong việc đánh giá thể trạng ứng viên. So với mẫu giấy A4, người sử dụng lao động dễ dàng có cái nhìn tổng quan về thể trạng sức khỏe của ứng viên, và sắp xếp vị trí công việc phù hợp.

4. Thông tin bạn cần biết về giấy khám sức khỏe A3 

4.1 Quy trình khám sức khỏe xin việc

Cũng tương tự như mẫu giấy chứng nhận sức khỏe, quy trình khám sức khỏe ở hầu hết các cơ sở y tế là như nhau. Theo đó, người khám sức khỏe sẽ trải nghiệm quy trình như sau:

– Xuất trình giấy tờ tùy thân (chứng minh thư nhân dân/thẻ căn cước công dân, thẻ bảo hiểm (nếu có) tại quầy đón tiếp và trình bày mục đích khám sức khỏe;

– Nộp phí khám sức khỏe, nhận phiếu thu và đến các khoa/phòng khác nhau theo chỉ định, chờ đến lượt để khám đáp ứng đủ các danh mục khám như:khám nội chung,răng – hàm – mặt, tai – mũi – họng, da liễu…

– Chờ nhận kết quả tại phòng khám nội ban đầu;

– Trở về quầy tiếp đón để hoàn tất thủ tục, thanh toán phí phát sinh (nếu có), nhận lại giấy tờ.

Quy trình khám sức khỏe xin việc nhìn chung khá đơn giản. Tuy nhiên, với một số nghề nghiệp đặc thù, doanh nghiệp có thể yêu cầu người lao động thực hiện một số loại kiểm tra chuyên sâu: chụp X-quang, xét nghiệm chất gây nghiện… Do đó, người khám sức khỏe phải làm rõ những danh mục khám sức khỏe đặc thù theo yêu cầu của doanh nghiệp.

4.2 Những lưu ý khi khám sức khỏe

Tuy khám sức khỏe là hoạt động khá đơn giản nhưng vẫn có khá nhiều người không nắm được những lưu ý quan trọng, có thể ảnh hưởng tới kết quả chẩn đoán. Dưới đây là các lưu ý bạn cần nắm rõ trước khi tham gia khám sức khỏe xin việc:

– Thời hạn hiệu lực của giấy khám sức khỏe được quy định cụ thể tại Điều 8, Thông tư 14/2013/TT-BYT và có giá trị là 12 tháng. Dù vậy, nhiều đơn vị yêu cầu người lao động phải có giấy khám sức khỏe được cấp mới trong vòng 6 tháng. Vì thế, bạn cần kiểm tra kỹ yêu cầu từ phía doanh nghiệp.

– Ghi đầy đủ và chính xác thông tin cá nhân trong giấy khám sức khỏe.

– Chuẩn bị ảnh kích thước 04x06cm. Giấy khám sức khỏe có thể có ảnh cá nhân của người khám hoặc không, tuy nhiên nhiều đơn vị doanh nghiệp lại không chấp nhận giấy khám sức khỏe không có ảnh cá nhân và thiếu dấu giáp lai ảnh.

– Nên tìm hiểu trước về tiền sử bệnh của các thành viên trong gia đình như bố, mẹ, anh, chị em ruột. Điều này sẽ là cơ sở để các bác sĩ có những kết luận chẩn xác về sức khỏe của bạn.

– Nếu đang phải điều trị bệnh, bạn cần mang theo thuốc và đơn thuốc.

– Trước khi đi khám không nên uống rượu bia, dùng chất kích thích trong 5 ngày gần nhất vì có thể ảnh hưởng đến kết quả khám.

– Vì nhu cầu khám sức khỏe xin việc tương đối cao, bạn cần có mặt sớm tại các cơ sở y tế để có thể hoàn thiện quy trình và nhận kết quả nhanh chóng.

– Nếu trong gói khám sức khỏe xin việc có danh mục xét nghiệm hoặc nội soi, người tham gia cần phải nhịn ăn tối thiểu 4 – 6 tiếng trước khi tiến hành xét nghiệm.

– Kiểm tra chữ ký và xác nhận của từng hạng mục khám sức khỏe. Tại mục kết luận, phải có thông tin phân loại sức khỏe và ký – ghi rõ họ tên – đóng dấu. Thiếu xác nhận tại bất kỳ mục nào, giấy chứng nhận sức khỏe sẽ không có giá trị.

4.3 Chi phí khám và lấy giấy khám sức khỏe A3

Nhìn chung, thì chi phí khám sức khỏe tại các cơ sở bệnh viện công lập cũng sẽ có mức giá hợp lý hơn, được nhiều người lựa chọn. Tuy nhiên số lượng tham gia thăm khám lớn sẽ làm bạn cũng sẽ phải mất nhiều thời gian để hoàn thiện quy trình khám và lấy kết quả.

Nếu như không muốn phải chờ đợi kết quả quá lâu, bạn cũng có thể chọn khám tổng quát ở các phòng khám hoặc các bệnh viện tư nhân. Ưu điểm của việc khám tại cơ sở tư nhân chính là người khám sẽ giảm thời gian chờ đợi và thường được lấy kết quả ngay trong ngày nhanh và chính xác.

Theo quy định, thì tất cả bệnh viện công lập tuyến huyện trở lên đều thuộc danh mục được chỉ định khám , cấp giấy khám sức khỏe cho cá nhân. Với những bệnh viện hay các cơ sở y tế tư nhân thì phải được được Bộ Y tế cấp phép mới có thể có đủ thẩm quyền cấp giấy khám sức khỏe xin việc cho cá nhân.

Trên đây là bài viết về Giấy khám sức khỏe đi xin việc là A3 hay A4? mời bạn đọc thêm tham khảo và nếu có thêm những thắc mắc về bài viết này hay những vấn đề pháp lý khác về dịch vụ luật sư, tư vấn nhà đất, thành lập doanh nghiệp… hãy liên hệ với ACC theo thông tin bên dưới để nhận được sự hỗ trợ nhanh chóng và hiệu quả từ đội ngũ luật sư, chuyên viên pháp lý có nhiều năm kinh nghiệm từ chúng tôi. ACC đồng hành pháp lý cùng bạn.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo