Giấy đi đường là gì? (Cập nhật mới 1/2024)

Hiện nay, trong thời buổi dịch bệnh ngày càng trở nên diễn biến phức tạp. Vấn đề giấy đi đường ngày càng được quan tâm. Vậy giấy đi đường là gì và giấy đi đường có ý nghĩa gì. Cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Giay-di-duong-la-gi

Giấy đi đường là gì?

1. Giấy đi đường là gì?

Chúng ta thường hiểu giấy đi đường là loại giấy tờ thường được dùng khi người lao động đi công tác theo sự chỉ thị của doanh nghiệp, và giấy đi đường có tác dụng dùng làm căn cứ nếu bạn muốn công ty chi trả các chi phí cơ bản khi bạn đi công tác.

Tuy nhiên, trong mùa dịch covid-19 hiện nay, khi việc di chuyển bị hạn chế, chúng ta có thể hiểu giấy đi đường là giấy được cấp bởi cơ quan có thẩm quyền với mục đích để cá nhân,  cơ quan đi qua các địa phương, các chốt kiểm soát dịch để thực hiện các công việc cần thiết.

2. Ai được cấp giấy đi đường?

Vùng : vùng 1 hay còn được gọi là vùng đỏ, vùng trung tâm, đông dân cư, tỉ lệ bị lây nhiễm covid – 19 cao.

Nhóm 1: Các cơ quan, tổ chức thực hiện các nhiệm vụ chính trị, công vụ, ngoại giao, quốc tế:

Cán bộ, công chức, công vụ làm việc tại các cơ quan Đảng, Nhà nước, Chính quyền, lực lượng vũ trang, MTTQ, đoàn thể, chính trị xã hội đóng trên địa bàn Thành phố (bao gồm cả các cơ quan trực thuộc và tương đương).

Cán bộ, người lao động làm việc tại các cơ quan ngoại giao, tổ chức quốc tế.

Nhóm 2: Các tổ chức, doanh nghiệp thực hiện các nhiệm vụ công tác trong lĩnh vực dịch vụ công ích thiết yếu:

Cán bộ, công chức, công vụ, công nhân viên, người lao động trực tiếp thực hiện các hoạt động dịch vụ công ích thiết yếu

Nhóm 3: Các cơ quan, tổ chức trực tiếp thực hiện, tham gia công tác phòng chống dịch:

Cán bộ, công chức, công vụ, công nhân viên, người lao động trực tiếp thực hiện tham gia công tác phòng chống dịch.

Nhóm 4: Các cơ quan báo chí, truyền thông:

Cán bộ, người lao động làm việc tại các cơ quan báo chí, truyền thông.

Nhóm 6: Các tổ chức, cá nhân và các trường hợp cấp thiết khác phục vụ thực hiện các hoạt động công vụ, công ích thiết yếu:

Các cá nhân, người lao động làm việc trong các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và các trường hợp cấp thiết khác phục vụ thực hiện các hoạt động công vụ, công ích thiết yếu.

3. Đối tượng nào khi lưu thông trên đường không cần cấp giấy đi đường?

“(2) Cá nhân đi thực hiện các dịch vụ y tế bắt buộc (cấp cứu, khám chữa bệnh và mua thuốc định kỳ; đi tiêm vaccine và xét nghiệm COVID-19; người chăm sóc người bệnh và người xuất viện về): Không áp dụng giấy đi đường, cá nhân chỉ cần mang theo giấy tờ chứng minh kèm theo CCCD (CMTND).

(3) Cá nhân đi sân bay theo vé; cá nhân đi đến các cơ quan ngoại giao theo giấy hẹn của cơ quan ngoại giao; cá nhân đến Tòa án theo giấy triệu tập của Tòa án: Không áp dụng giấy đi đường, cá nhân chỉ cần mang theo giấy tờ chứng minh kèm theo CCCD (CMTND) và giấy xét nghiệm âm tính với Covid-19 trong vòng 72 giờ.”

4. Thẩm quyền cấp giấy đi đường?

Công an Thành phố Hà Nội hoặc Công an xã, phường, thị trấn tại từng khu vực duyệt hồ sơ và cấp giấy đi đường có mã QR,

Phòng Cảnh sát giao thông Công an Thành phố.

Thủ trưởng các đơn vị chịu trách nhiệm duyệt, cấp theo đúng đối tượng quy định tại Chỉ thị số 16 của Thủ tướng Chính phủ.

5. Giấy đi đường khác gì giấy thông  hành?

Giấy đi đường chỉ một loại giấy được cấp bởi cơ quan có thẩm quyền với mục đích để người dân, cơ quan, tổ chức được lưu thông trên địa phương đúng pháp luật.

Giấy thông hành chỉ nhiều loại giấy tờ khác nhau giúp người dân có thể đi qua được các chốt kiểm soát dịch.

  • Giấy xét nghiệm âm tính với Covid-19
  • Giấy xác nhận cấp cho NĐL đi làm việc tại các đơn vị được phép mở cửa hoạt động khi giãn cách.

Tuy nhiên, các địa phương khác nhau có mức độ giãn cách, phương án khác nhau nên yêu cầu xuất trình giấy tờ khác nhau.

Mong rằng qua bài viết này các bạn đã nắm bắt được một số thông tin về giấy đi đường là gì. Chúng ta cần phải hiểu giấy đi đường cũng là một loại giấy thông hành, tuy nhiên giấy đi đường khác gì không hay ngồi suốt là giấy đi đường chỉ một loại giấy nhất định được cấp bởi cơ quan có thẩm quyền còn giấy thông hành là bao gồm nhiều loại giấy tờ khác nhau.

Nếu các bạn còn thắc mắc gì, đừng ngần ngại mà hãy gọi cho chúng tôi để nhận giải đáp nhanh chóng, chính xác.

6. Câu hỏi thường gặp

Mục đích lập giấy đi đường?

Giấy đi đường là căn cứ để cán bộ và người lao động làm thủ tục cần thiết khi đến nơi công tác và thanh toán công tác phí, tàu xe sau khi về doanh nghiệp.

Ai được phép cấp giấy đi đường có mã QR mới?

Căn cứ hướng dẫn công văn số 6445/CAHN-VTTHCY. Có 4 nhóm đối tượng được cấp giấy đi đường cụ thể như sau:

– Nhóm do thủ trưởng cơ quan cấp

– Nhóm đối tượng Doanh nghiệp/Tổ chức do Phòng Cảnh sát giao thông cấp

– Nhóm đối tượng do Công an xã, phường thị trấn cấp giấy đi đường

– Nhóm đối tượng do UBND xã, phường, thị trấn cấp cấp giấy đi đường

Giấy đi đường có bắt buộc không?

Giấy đi đường chỉ không bắt buộc trong trường hợp doanh nghiệp đã khoán cho người lao động một khoản công tác phí. Tuy nhiên, để thanh toán khoản tài chính này, bạn cũng cần phải có những hóa đơn, chứng từ về việc đi lại, ăn ở và các phí bạn sử dụng khác để phục vụ trong quá trình công tác.

Mẫu giấy đi đường cho giáo viên?

Hiện nay mẫu giấy đi đường cho giáo viên được sử dụng theo mẫu Ban hành theo QĐ số: 19/2006/QĐ-BTC ngày 30/03/2006 của Bộ trưởng BTC và sửa đổi, bổ sung theo TT số 185/2010/TT- BTC ngày 15/11/2010 của Bộ Tài chính.

 

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (708 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo