Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm (Cập nhật mới nhất 2024) - Thủ tục đăng ký giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm

Vệ sinh an toàn thực phẩm luôn là vấn đề nóng hổi trong xã hội bởi nó trực tiếp ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng của con người. Nhận thức được tầm quan trọng đó, pháp luật đã đưa ra những quy định nhằm bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm, trong đó có yêu cầu cơ sở phải có giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm. Vậy giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm là gì?. Bài viết này sẽ tập trung phân tích những đặc điểm chủ yếu của giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm và thủ tục xin cấp loại giấy này.

giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm là gì?

Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm là gì?

1. Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm là gì?

Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm hay còn gọi là Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm là chứng nhận chứng minh cơ sở kinh doanh thực phẩm có đủ điều kiện thực hiện hoạt động sản xuất, kinh doanh liên quan đến thực phẩm theo quy định tại Luật An toàn thực phẩm năm 2010.

2. Điều kiện để được cấp giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm

Điều 34 Luật An toàn thực phẩm có đề cập đến những điều kiện để được cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm, cụ thể là:

Thứ nhất, cơ sở có đủ điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm phù hợp với từng loại hình sản xuất, kinh doanh thực phẩm theo quy định tại Chương IV của Luật này

Thứ hai, cơ sở có đăng ký ngành, nghề kinh doanh thực phẩm trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (nay là Giấy chứng nhận đăng ký thành lập doanh nghiệp).

3. Thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm

Giấy chứng nhận này không được cấp bởi chỉ một cơ quan nhà nước có thẩm quyền mà tuy thuộc vào từng lĩnh vực, giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm sẽ được cấp bởi những cơ quan khác nhau. Cụ thể, Bộ trưởng Bộ Y tế, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định cụ thể thẩm quyền cấp, thu hồi Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm thuộc lĩnh vực được phân công quản lý.

4. Hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm

Để xin được loại giấy này, chủ cơ sở phải gửi hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận đến một trong những cơ quan có thẩm quyền đã liệt kê ở trên. Theo điều 36 Luật An toàn thực phẩm, hồ sơ sẽ bao gồm:

  •       Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm;
  •       Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
  •       Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền;
  •       Giấy xác nhận đủ sức khoẻ của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm do cơ sở y tế cấp huyện trở lên cấp;
  •       Giấy xác nhận đã được tập huấn kiến thức về an toàn vệ sinh thực phẩm của chủ cơ sở và của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm theo quy định của Bộ trưởng Bộ quản lý ngành.

5. Thủ tục xin cấp giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm

Chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh có nhu cầu xin cấp giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm cần thực hiện những quy trình sau:

Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm nộp hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra thực tế điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm tại cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm; nếu đủ điều kiện thì phải cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm; trường hợp từ chối thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

6. Thời hạn hiệu lực của giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm

Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm có hiệu lực trong thời gian 03 năm. Trước 06 tháng tính đến ngày Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm hết hạn, tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải nộp hồ sơ xin cấp lại Giấy chứng nhận trong trường hợp tiếp tục sản xuất, kinh doanh. Hồ sơ, trình tự, thủ tục cấp lại được thực hiện theo quy định của pháp luật.

Như vậy, chủ cơ sở kinh doanh thực phẩm cần lưu ý giấy chứng nhận này không phải là vô thời hạn, do đó phải biết để được cấp lại giấy chứng nhận, tránh trường hợp đến lúc cơ quan có thẩm quyền kiểm tra thì lại xuất trình giấy chứng nhận đã hết hạn, ảnh hưởng đến cơ sở.

7. Chi phí xin cấp giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm

Khi xin cấp giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm, chủ cơ sở phải chịu một khoản phí để được cấp giấy như sau:

– Lệ phí cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP lần đầu: 150.000 đồng/lần.

– Lệ phí cấp lại (gia hạn) cho cơ sở: 150.000 đồng/lần.

Tham khảo bài viết Thủ tục xin giấy chứng nhận an toàn thực phẩm để có thêm thông tin chi tiết về giấy chứng nhận an toàn thực phẩm và quy trình đăng ký.

Thứ nhất, cơ sở có đủ điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm phù hợp với từng loại hình sản xuất, kinh doanh thực phẩm theo quy định tại Chương IV của Luật này

Thứ hai, cơ sở có đăng ký ngành, nghề kinh doanh thực phẩm trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (nay là Giấy chứng nhận đăng ký thành lập doanh nghiệp)." } ], "image": { "@type": "ImageObject", "url": "https://accgroup.vn/wp-content/uploads/2021/04/Ve-sinh-an-toan-thuc-pham-la-gi-1.png", "width": 900, "height": 720 } }, { "@type": "HowToStep", "url": "https://accgroup.vn/giay-chung-nhan-ve-sinh-an-toan-thuc-pham-la-gi/#4_Ho_so_xin_cap_giay_chung_nhan_ve_sinh_an_toan_thuc_pham", "name": "Hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm", "itemListElement": [ { "@type": "HowToDirection", "text": "Để xin được loại giấy này, chủ cơ sở phải gửi hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận đến một trong những cơ quan có thẩm quyền đã liệt kê ở trên. Theo điều 36 Luật An toàn thực phẩm, hồ sơ sẽ bao gồm:

Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm; Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền; Giấy xác nhận đủ sức khoẻ của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm do cơ sở y tế cấp huyện trở lên cấp; Giấy xác nhận đã được tập huấn kiến thức về an toàn vệ sinh thực phẩm của chủ cơ sở và của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm theo quy định của Bộ trưởng Bộ quản lý ngành." } ], "image": { "@type": "ImageObject", "url": "https://accgroup.vn/wp-content/uploads/2021/04/Ve-sinh-an-toan-thuc-pham-la-gi-1.png", "width": 900, "height": 720 } }, { "@type": "HowToStep", "url": "https://accgroup.vn/giay-chung-nhan-ve-sinh-an-toan-thuc-pham-la-gi/#5_Thu_tuc_xin_cap_giay_chung_nhan_ve_sinh_an_toan_thuc_pham", "name": "Thủ tục xin cấp giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm", "itemListElement": [ { "@type": "HowToDirection", "text": "Chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh có nhu cầu xin cấp giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm cần thực hiện những quy trình sau:

Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm nộp hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra thực tế điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm tại cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm; nếu đủ điều kiện thì phải cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm; trường hợp từ chối thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do." } ], "image": { "@type": "ImageObject", "url": "https://accgroup.vn/wp-content/uploads/2021/04/Ve-sinh-an-toan-thuc-pham-la-gi-1.png", "width": 900, "height": 720 } }, { "@type": "HowToStep", "url": "https://accgroup.vn/giay-chung-nhan-ve-sinh-an-toan-thuc-pham-la-gi/#6_Thoi_han_hieu_luc_cua_giay_chung_nhan_ve_sinh_an_toan_thuc_pham", "name": "Thời hạn hiệu lực của giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm", "itemListElement": [ { "@type": "HowToDirection", "text": "Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm có hiệu lực trong thời gian 03 năm. Trước 06 tháng tính đến ngày Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm hết hạn, tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải nộp hồ sơ xin cấp lại Giấy chứng nhận trong trường hợp tiếp tục sản xuất, kinh doanh. Hồ sơ, trình tự, thủ tục cấp lại được thực hiện theo quy định của pháp luật.

Như vậy, chủ cơ sở kinh doanh thực phẩm cần lưu ý giấy chứng nhận này không phải là vô thời hạn, do đó phải biết để được cấp lại giấy chứng nhận, tránh trường hợp đến lúc cơ quan có thẩm quyền kiểm tra thì lại xuất trình giấy chứng nhận đã hết hạn, ảnh hưởng đến cơ sở." } ], "image": { "@type": "ImageObject", "url": "https://accgroup.vn/wp-content/uploads/2021/04/Ve-sinh-an-toan-thuc-pham-la-gi-1.png", "width": 900, "height": 720 } } ] }

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (1008 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo