Giấy chứng nhận đầu tư có phải giấy phép kinh doanh?

Giấy chứng nhận đầu tư và giấy phép kinh doanh là hai khái niệm quen thuộc trong lĩnh vực đầu tư, kinh doanh. Đến nay nhiều người vẫn còn chưa rõ giấy chứng nhận đầu tư có phải giấy phép kinh doanh không? Theo Luật Đầu tư 2014 ban hành đã tách giấy chứng nhận đầu tư và giấy phép kinh doanh thành 2 loại khác biệt. Vậy điểm giống nhau và khác nhau của 2 giấy phép này là gì? Mời bạn đọc theo dõi bài viết sau đây của ACC.

Giấy chứng nhận đầu tư có phải Giấy phép kinh doanh không?
Giấy chứng nhận đầu tư có phải Giấy phép kinh doanh không?

1. Chứng nhận đầu tư là gì?

Đầu tiên, bạn cần hiểu rõ giấy chứng nhận đầu tư là gì và giấy phép kinh doanh là gì căn cứ vào những quy định của Luật đầu tư. Theo đó, Giấy chứng nhận đầu từ là loại giấy tờ được cấp theo các Dự án đầu tư hoặc cấp cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (có nhà đầu tư nước ngoài lần đầu đầu tư tại VN).

Để tìm hiểu thêm về Giấy chứng nhận đầu tư nước ngoài, mời bạn tham khảo bài viết: Giấy chứng nhận đầu tư nước ngoài.

2. Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh là gì?

Giấy phép kinh doanh là loại giấy được cấp cho các doanh nghiệp có kinh doanh ngành nghề có điều kiện, loại giấy này thông thường được cấp sau Giấy đăng ký kinh doanh (theo khoản 2, Điều 7, Luật Doanh Nghiệp: Đối với ngành, nghề mà pháp luật về đầu tư và pháp luật có liên quan quy định phải có điều kiện thì doanh nghiệp chỉ được kinh doanh ngành, nghề đó khi có đủ điều kiện theo quy định).

Giay Chung Nhan Dang Ky Doanh Nghiep Giay Phep Kinh Doanh

Giấy chứng nhận đầu tư có phải giấy phép kinh doanh

3. Vì sao doanh nghiệp cần có Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư?

Khi thực hiện dự án đầu tư, nhà đầu tư bắt buộc phải xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. Mục đích chính là giúp cho nhà nước Việt Nam quản lý việc đầu tư của nhà đầu tư.

Ngoài ra, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư còn có vai trò trực tiếp tới quá trình đầu tư của các doanh nghiệp nước ngoài:

  • Là điều kiện tiên quyết để dự án đầu tư có thể đi vào hoạt động một cách bình thường;
  • Là giấy chứng nhận về dự án để các nhà đầu tư an tâm khi đầu tư vào dự án;
  • Và tất nhiên là thủ tục phải có khi đầu tư tại Việt Nam trong những trường hợp bắt buộc;

Để hiểu thêm về Thủ tục thành lập công ty 100% vốn nước ngoài, mời các bạn xem thêm bài viết tại đây: Thủ tục thành lập công ty 100% vốn nước ngoài.

4. Các trường hợp phải thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư

Theo quy định tại khoản 1 Điều 37 Luật đầu tư 2020, khi thuộc một trong các  trường hợp sau đây thì phải thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư:

– Dự án đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài;

– Tổ chức kinh tế khi đầu tư thành lập tổ chức kinh tế; đầu tư góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của tổ chức kinh tế; đầu tư theo hợp đồng BCC thuộc một trong các trường hợp sau đây:

+ Có nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ từ 51% vốn điều lệ trở lên hoặc có đa số thành viên hợp danh là cá nhân nước ngoài đối với tổ chức kinh tế là công ty hợp danh;

+ Có tổ chức kinh tế quy định tại điểm a khoản 1 Điều 24 Luật này nắm giữ từ 51% vốn điều lệ trở lên;

+ Có nhà đầu tư nước ngoài và tổ chức kinh tế quy định tại điểm a khoản 1 Điều 24 Luật này nắm giữ từ 51% vốn điều lệ trở lên.

Để tìm hiểu thêm về Thủ tục thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài, mời bạn tham khảo bài viết: Thủ tục thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài.

5. Điểm giống nhau của giấy chứng nhận đầu tư và giấy phép kinh doanh

Giấy chứng nhận đầu tư và giấy phép kinh doanh không phải là cùng một loại giấy phép. Nó chỉ giống nhau đều là giấy phép do cơ quan có thẩm quyền cấp cho doanh nghiệp, nhà đầu tư để các đối tượng được cấp có đủ điều kiện để hoạt động về mặt pháp lý và căn cứ vào giấy phép đó làm những việc đúng theo Pháp luật.

Để tìm hiểu thêm về Thủ tục đăng ký giấy phép kinh doanh, mời bạn tham khảo bài viết: Thủ tục đăng ký giấy phép kinh doanh.

6. Điểm khác nhau của giấy chứng nhận đầu tư và giấy phép kinh doanh

Những điểm khác biệt chính là lời giải cho thắc mắc giấy chứng nhận đầu tư có phải giấy phép kinh doanh không? ACC xin phân tích chi tiết về các khía cạnh như sau:

Tiêu chí Giấy chứng nhận đầu tư Giấy phép kinh doanh
Mục đích sử dụng Giấy phép được cấp cho các tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện, thực hiện các dự án đầu tư cho cả quy mô trong và ngoài nước Được xem là ‘giấy khai sinh’ của doanh nghiệp, giúp các cơ quan chức quản lý doanh nghiệp dễ dàng hơn theo các điều khoản có trong giấy phép
Đối tượng được cấp Các tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện cả trong nước và ngoài nước. Nhưng phần lớn là các tổ chức, cá nhân có vốn đầu tư nước ngoài Các doanh nghiệp được thành lập theo Luật Doanh nghiệp 2014.
Cơ quan có thẩm quyền cấp Cơ quan đăng ký đầu tư – Phòng đăng ký đầu tư thuộc Sở Kế hoạch Đầu tư của tỉnh nơi có dự án đầu tư hoặc Ban quản lý các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao và khu kinh tế (đối với các dự án đầu tư nằm trong các khu vực này) Cơ quan đăng ký kinh doanh – Phòng đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch Đầu tư của tỉnh nơi doanh nghiệp có trụ sở chính
Nội dung của giấy phép

Theo điều 39 Luật Đầu tư 2014, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư gồm các nội dung sau đây:

1. Mã số dự án đầu tư (được quy định tại Điều 5 Nghị định 118/2015/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư 2014).

2. Tên, địa chỉ của nhà đầu tư.

3. Tên dự án đầu tư.

4. Địa điểm thực hiện dự án đầu tư; diện tích đất sử dụng.

5. Mục tiêu, quy mô dự án đầu tư.

6. Vốn đầu tư của dự án (gồm vốn góp của nhà đầu tư và vốn huy
động), tiến độ góp vốn và huy động các nguồn vốn.

7. Thời hạn hoạt động của dự án.

8. Tiến độ thực hiện dự ánđầu tư: tiến độ xây dựng cơ bản và đưa
công trình vào hoạt động (nếu có); tiến độ thực hiện các mục tiêu
hoạt động, hạng mục chủ yếu của dự án, trường hợp dự án thực hiện theo từng giai đoạn, phải quy định mục tiêu, thời hạn, nội dung hoạt động của
từng giai đoạn.

9. Ưu đãi, hỗ trợ đầu tư và căn cứ, điều kiện áp dụng (nếu có).

10. Các điều kiện đối với nhà đầu tư thực hiện dự án (nếu có).

Theo điều 29, Luật Doanh nghiệp 2014, Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh sẽ gồm những nội dung sau đây:

1. Tên doanh nghiệp và mã số doanh nghiệp

2. Địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp.

3. Họ, tên, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp đối với công ty TNHH và công ty cổ phần; của các thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh; của chủ doanh nghiệp đối với doanh nghiệp tư nhân; họ, tên, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của thành viên là cá nhân; tên,mã số doanh nghiệp và địa chỉ trụ sở chính của thành viên là tổ chức đối với công ty TNHH.

4. Vốn điều lệ

Do sự phân biệt rõ ràng, nhiều quy định khác nhau hoàn toàn giữa giấy chứng nhận đầu tư và giấy phép kinh doanh nên các doanh nghiệp, đặc biệt là những doanh nghiệp thành lập từ năm 2014 trở xuống nên xem xét và thực hiện chuyển đổi Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư sang Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cũng nhau tách 2 loại giấy phép này.

7. Dịch vụ xin cấp giấy chứng nhận đầu tư tại Công ty Luật ACC

ACC là một trong những công ty đứng đầu cả nước về xin cấp Giấy chứng nhận đầu tư. Với đội ngũ Luật sư, chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm trong việc tư vấn và hỗ trợ dịch vụ trọn gói từ khâu chuẩn bị hồ sơ đến khi trao kết quả cho Qúy khách.

Đến với ACC, Khách hàng sẽ được những lợi ích:

+ Chi phí hợp lý, nhanh chóng, gọn lẹ;

+ Tư vấn đầy đủ, cụ thể về các vấn đề liên quan;

+ Tiếp thu các trường hợp của Qúy khách, phân tích vấn đề và đưa phương án xử lý tốt nhất, giúp khách hàng có những trải nghiệm về dịch vụ tốt hơn;

+ Hỗ trợ khách các thủ tục, giấy tờ liên quan khác.

8. Câu hỏi thường gặp

Các trường hợp không cần Giấy chứng nhận đầu tư.

Theo quy định tại Khoản 2 Điều 36 và Khoản 2 Điều 23 Luật Đầu tư 2014 thì các trường hợp không phải thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư bao gồm: + Dự án đầu tư của nhà đầu tư trong nước; + Dự án đầu tư của tổ chức kinh tế không thuộc trường hợp sau đây:

  • Có nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ từ 51% vốn điều lệ trở lên hoặc đa số thành viên hợp danh là cá nhân nước ngoài đối với tổ chức kinh tế là công ty hợp danh
  • Có tổ chức kinh tế nước ngoài nắm giữ từ 51% vốn điều lệ trở lên
  • Có nhà đầu tư nước ngoài và tổ chức kinh tế  nước ngoài nắm giữ từ 51% vốn điều lệ trở lên.

+ Đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của tổ chức kinh tế.

Nội dung của Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư?

Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư gồm những nội dung sau: Tên dự án đầu tư; nhà đầu tư; mã số dự án đầu tư; địa điểm thực hiện dự án đầu tư, diện tích đất sử dụng; mục tiêu, quy mô dự án đầu tư; vốn đầu tư của dự án đầu tư; thời hạn hoạt động của dự án đầu tư;….

Trong trường hợp không cần phải xin giấy chứng nhận đăng ký đầu tư thì có được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư không?

Đối với trường hợp không phải xin giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, nếu có nhu cầu, nhà đầu tư vẫn có thể thực hiện thủ tục xin cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo quy định của pháp luật

Thay đổi giấy phép kinh doanh là gì?

Thay đổi giấy phép kinh doanh là quá trình điều chỉnh hoặc thay đổi thông tin liên quan đến hoạt động kinh doanh của một tổ chức, công ty hoặc doanh nghiệp. Những thay đổi này có thể liên quan đến địa chỉ, ngành nghề kinh doanh, tên công ty, vốn điều lệ, mục đích kinh doanh, quản lý và các thông tin khác trong giấy phép kinh doanh.

>>>Ngoài ra, Để hiểu thêm về cách thay đổi giấy phép kinh doanh, mời Quý đọc giả xem thêm về bài viết: Thủ tục thay đổi đăng ký kinh doanh cùng Công ty Luật ACC

Trên đây là những thông tin ACC muốn chia sẻ đến độc giả về giấy chứng nhận đầu tư có phải giấy phép kinh doanh. Trong quá trình tìm hiểu, nếu quý khách hàng có bất kỳ thắc mắc nào về bài viết hay cần hỗ trợ pháp lý vui lòng liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và giải đáp.

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (830 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo