Hợp đồng trong biên chế của giáo viên là gì?

Giáo viên hợp đồng là giáo viên chưa được tuyển dụng chính thức, các trường học khi thiếu giáo viên chưa tuyển được giáo viên chính thức sẽ tiến hành tuyển dụng nhân viên hợp đồng. Đây cũng chính là yếu tố tạm thời nên giáo viên hợp đồng sẽ không được hưởng phúc lợi, chế độ hay mức lương giống như giáo viên biên chế hay chính thức.

Như vậy, Giáo viên hợp đồng không phải là viên chức. Do đó, việc tính lương hay phụ cấp cho giáo viên hợp đồng có sự khác biệt nhất định

Hợp đồng trong biên chế của giáo viên là gì?
Hợp đồng trong biên chế của giáo viên là gì?

1. Hợp đồng trong biên chế là gì?

Hợp đồng trong biên chế là cách thường gọi để chỉ những lao động làm việc trong các cơ quan, đơn vị sự nghiệp công lập mà không phải là công chức, viên chức Nhà nước nhưng được các cơ quan này ký kết hợp đồng lao động để làm việc.

Có thể hình dung qua ví dụ sau:

Cơ quan A được giao chỉ tiêu biên chế là 50 người (hưởng lương do ngân sách Nhà nước cấp).

Hiện tại do biến động nhân sự (nghỉ hưu, chuyển đi...) nên cơ quan A chỉ còn 48 người và chưa tuyển dụng được người thay thế, mà nhu cầu công việc phải có 02 người đảm nhiệm khối lượng công việc ở 02 vị trí trống biên chế, nên đã ký hợp đồng lao động với 02 người khác để làm công việc ở 02 vị trí đó.

02 người này được hưởng lương do ngân sách cấp, được hưởng các chế độ khác như viên chức, đó chính là hợp đồng trong chỉ tiêu biên chế.

2. Phân biệt biên chế và hợp đồng lao động

Tiêu chí

Biên chế

HĐLĐ

Tính chất công việc Công việc ổn định, lâu dài, vô thời hạn Công việc có thể xác định thời hạn hoặc không xác định thời hạn

Có thể sẽ phải nghỉ việc nếu đơn vị tuyển dụng không ký tiếp hợp đồng lao động

Chủ thể tham gia ký kết Người sử dụng lao động là cơ quan Nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập… Người sử dụng lao động không bắt buộc là Nhà nước
Hình thức thi tuyển Thi tuyển hoặc xét tuyển Phỏng vấn, xét tuyển
Chế độ đãi ngộ Được hưởng lương từ ngân sách Nhà nước, các quyền lợi, chế độ đãi ngộ và các khoản phụ cấp khác Được hưởng các chế độ đãi ngộ theo thỏa thuận của 02 bên được ghi nhận trong hợp đồng lao động

3. Trường hợp nào bị tinh giản biên chế?

Với nhiều người, biên chế được xem là an toàn, bởi có thể đảm bảo có việc làm đến khi nghỉ hưu với các chế độ lương, phụ cấp ổn định. Tuy nhiên, quan điểm này hiện nay đã không còn chính xác với tất cả mọi người bởi có nhiều trường hợp bị tinh giản biên chế nghĩa là đưa ra khỏi biên chế.

Theo quy định hiện hành, các đối tượng bị đưa ra khỏi biên chế là người dôi dư; không đáp ứng được yêu cầu công việc của vị trí việc làm; cơ quan, đơn vị không thể bố trí, sắp xếp công tác khác và những người này sẽ được giải quyết chế độ, chính sách tương ứng.

Theo Điều 6 Nghị định 108/2014/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung bởi khoản 1 Điều 1 Nghị định 143/2020/NĐ-CP, người bị tinh giản biên chế gồm:

- Dôi dư do rà soát, sắp xếp lại tổ chức bộ máy, nhân sự theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền hoặc đơn vị sự nghiệp thực hiện chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về nhiệm vụ, tài chính.

- Dôi dư do cơ cấu lại cán bộ, công chức, viên chức theo vị trí việc làm nhưng đơn vị không bố trí được việc làm khác.

- Chưa đạt trình độ đào tạo theo yêu cầu của vị trí việc làm nhưng không có vị trí khác thay thế và không thể đào tạo để chuẩn hóa chuyên môn, nghiệp vụ hoặc tự nguyện tinh giản, được cơ quan đồng ý khi cơ quan, đơn vị bố trí việc làm khác.

- Có chuyên môn không phù hợp với vị trí đang làm việc nên không hoàn thành nhiệm vụ được giao nhưng không thể bố trí việc làm khác hoặc tự nguyện tinh giản, được cơ quan đồng ý khi trước đó được bố trí việc làm khác.

- Có hai năm liên tiếp tại thời điểm xét tinh giản biên chế mà:

+ Có một năm xếp loại hoàn thành nhiệm vụ, một năm không hoàn thành nhiệm vụ, không thể bố trí việc làm phù hợp hoặc không hoàn thành nhiệm vụ trong năm trước liền kề nhưng tự nguyện tinh giản và được đồng ý.

+ Có một năm xếp loại hoàn thành, một năm không hoàn thành nhưng không bố trí được việc khác phù hợp hoặc không hoàn thành nhiệm vụ trong năm trước liền kề nhưng tự nguyện tinh giản và được đồng ý.

+ Từng năm có tổng số ngày nghỉ bằng hoặc cao hơn số ngày nghỉ ốm đau tối đa, có xác nhận của cơ sở khám, chữa bệnh và cơ quan bảo hiểm xã hội hoặc năm trước liền kề có hai điều kiện này nhưng cá nhân tự nguyện tinh giản và được cơ quan đồng ý.

- Cán bộ, công chức, viên chức lãnh đạo, quản lý thôi giữ chức vụ do sắp xếp tổ chức bộ máy theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền, tự nguyện tinh giản và được đồng ý…

4. Hợp đồng trong biên chế của giáo viên là gì? 

Thứ nhất, thi tuyển viên chức

Điều 2 Luật Viên chức 2010 quy định "Viên chức là công dân Việt Nam được tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc, hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật."

Căn cứ Nghị định 29/2012/NĐ-CP  về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức, khi thi tuyển viên chức  phải thực hiện các bài thi sau: Thi kiến thức chung và thi chuyên môn, nghiệp vụ chuyên ngành. Tùy theo yêu cầu của vị trí việc làm, người dự thi phải thi cả ngoại ngữ và tin học văn phòng.Bài thi được tính theo thang điểm 100 trong đó điểm bài thi kiến thức chung được tính hệ số 1, điểm các bài thi chuyên môn, nghiệp vụ chuyên ngành được tính hệ số 1 đối với bài thi viết hoặc thi trắc nghiệm, được tính hệ số 2 đối với bài thi thực hành. Kết quả thi là tổng số điểm của bài thi kiến thức chung và các bài thi chuyên môn, nghiệp vụ chuyên ngành.  Người trúng tuyển trong kỳ thi tuyển viên chức phải tham gia đủ các bài thi và mỗi bài thi đạt từ 50 điểm trở lên và được xác định theo nguyên tắc: Người trúng tuyển có kết quả thi cao hơn, lấy theo thứ tự từ cao xuống thấp cho đến hết chỉ tiêu tuyển dụng của từng vị trí việc làm.

Trường hợp có từ 2 người trở lên có kết quả thi bằng nhau ở chỉ tiêu cuối cùng cần tuyển dụng thì người có tổng số điểm các bài thi chuyên môn, nghiệp vụ chuyên ngành  cao hơn là người trúng tuyển; nếu tổng số điểm các bài thi chuyên môn, nghiệp vụ chuyên ngành bằng nhau thì người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng viên chức quyết định người trúng tuyển theo thứ tự ưu tiên như sau:

a) Anh hùng lực lượng vũ trang, Anh hùng lao động;

b) Thương binh;

c) Người hưởng chính sách như thương bình;

d) Con liệt sĩ;

đ) Con thương binh;

e) Con của người hưởng chính sách như thương binh;

g) Người dân tộc ít người;

h) Đội viên thanh niên xung phong;

i) Đội viên trí thức trẻ tình nguyện tham gia phát triển nông thôn, miền núi từ đủ 24 tháng trở lên đã hoàn thành nhiệm vụ;

k) Người hoàn thành nghĩa vụ quân sự;

l) Người dự tuyển là nữ;

Trường hợp không xác định được người trúng tuyển theo thứ tự ưu tiên  thì người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền ưu tiên tuyển dụng viên chức trực tiếp phỏng vấn và quyết định người trúng tuyển.

Không thực hiện việc bảo lưu kết quả thi tuyển cho các lần sau.

Nếu thi tuyển nhưng bạn không trúng tuyển thì bạn vẫn có thể làm việc theo chế độ hợp đồng với đơn vị sự nghiệp.

Thứ hai, chế độ nghỉ ngơi

Điều 13 Luật Viên chức 2010 quy định Quyền của viên chức về nghỉ ngơi:

1. Được nghỉ hàng năm , nghỉ lễ, nghỉ việc riêng theo quy định của pháp luật về lao động. Do yêu cầu công việc, viên chức không sử dụng hoặc sử dụng không hết số ngày nghỉ hằng năm thì được thanh toán một khoản tiền cho những ngày không nghỉ.

2. Viên chức làm việc ở miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa hoặc trường hợp đặc biệt khác, nếu có yêu cầu, được gộp số ngày nghỉ phép của 02 năm để nghỉ 1 lần; nếu gộp số ngày nghỉ phép của 03 năm để nghỉ 1 lần thì phải được sự đồng ý của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập.

3. Đối với lĩnh vực sự nghiệp đặc thù, viên chức được nghỉ việc và hưởng lương theo quy định của pháp luật.

4. Được nghỉ không hưởng lương trong trường hợp có lý do chính đáng và được sự đồng ý của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập.

Đối với người lao động theo hợp đồng chưa trúng tuyển viên chức thì chế độ nghỉ ngơi của họ được quy định giống như người lao động làm việc theo hợp đồng và được điều chỉnh bởi Bộ luật lao động 2012.

Điều 111. Nghỉ hằng năm

1. Người lao động có đủ 12 tháng làm việc cho một người sử dụng lao động thì được nghỉ hằng năm, hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động như sau:

a) 12 ngày làm việc đối với người làm công việc trong điều kiện bình thường;

b) 14 ngày làm việc đối với người làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc người làm việc ở những nơi có có điều kiện sinh sống khắc nghiệt theo danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì phối hợp với Bộ Y tế ban hành hoặc lao động chưa thành niên hoặc lao động là người khuyết tật;

c) 16 ngày làm việc đối với người làm công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc người làm việc ở những nơi có điều kiện sinh sống đặc biệt khắc nghiệt theo danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì phối hợp với Bộ Y tế ban hành.

2. Người sử dụng lao động có quyền quy định lịch nghỉ hằng năm sau khi tham khảo ý kiến của người lao động và phải thông báo trước cho người lao động.

3. Người lao động có thể thoả thuận với người sử dụng lao động để nghỉ hằng năm thành nhiều lần hoặc nghỉ gộp tối đa 03 năm một lần.

4. Khi nghỉ hằng năm, nếu người lao động đi bằng các phương tiện đường bộ, đường sắt, đường thủy mà số ngày đi đường cả đi và về trên 02 ngày thì từ ngày thứ 03 trở đi được tính thêm thời gian đi đường ngoài ngày nghỉ hằng năm và chỉ được tính cho 01 lần nghỉ trong năm.

Điều 112. Nghỉ hằng năm theo thâm niên làm việc

Cứ 05 năm làm việc cho một người sử dụng lao động thì số ngày nghỉ hằng năm của người lao động theo quy định tại khoản 1 Điều 111 của Bộ luật này được tăng thêm tương ứng 01 ngày.

Điều 116. Nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương

1. Người lao động được nghỉ việc riêng mà vẫn nghỉ nguyên lương trong những trường hợp sau đây: 

a) Kết hôn: nghỉ 03 ngày;

b) Con kết hôn: nghỉ 01 ngày;

c) Bố đẻ, mẹ đẻ, bố vợ, mẹ vợ hoặc bố chồng, mẹ chồng chết; vợ chết hoặc chồng chết; con chết: nghỉ 03 ngày.

2. Người lao động được nghỉ không hưởng lương 01 ngày và phải thông báo với người sử dụng lao động khi ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh, chị, em ruột chết; bố hoặc mẹ kết hôn; anh, chị, em ruột kết hôn.

3. Ngoài quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này người lao động có thể thoả thuận với người sử dụng lao động để nghỉ không hưởng lương.

Như vậy, ngoài những trường hợp mà pháp luật lao động về iệc nghỉ phép của người lao động thì bạn có thể thỏa thuận với người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập về việc nghỉ phép không lương.

Trường hợp của bạn là làm việc theo chế độ hợp đồng, đang thi tuyển viên chức. Không có khái niệm "hợp đồng trong chỉ tiêu biên chế", biên chế chỉ sử dụng đối với cán bộ, công chức làm việc lâu dài và hưởng lương từ ngân sách nhà nước và họ không làm việc theo chế độ hợp đồng.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo