Giành quyền nuôi con sau ly hôn như thế nào?

Ly hôn là sự kiện buồn không chỉ cho vợ chồng mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến con cái. Vấn đề giành quyền nuôi con sau ly hôn như thế nào luôn là chủ đề nhức nhối, thu hút nhiều sự quan tâm bởi nó ảnh hưởng đến tương lai và sự phát triển của con. Bài viết này sẽ phân tích những khía cạnh liên quan đến việc giành quyền nuôi con sau ly hôn, bao gồm các yếu tố cần cân nhắc, thủ tục pháp lý và những lưu ý quan trọng để đảm bảo lợi ích tốt nhất cho con. 

Giành quyền nuôi con sau ly hôn như thế nào?

Giành quyền nuôi con sau ly hôn như thế nào?

1. Quyền nuôi con sau ly hôn là gì?

Quyền nuôi con sau ly hôn là quyền và nghĩa vụ của cha mẹ trong việc trực tiếp chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên sau khi ly hôn. Sau ly hôn cha hoặc mẹ sẽ trở thành người trực tiếp nuôi dưỡng trẻ và bên còn lại sẽ cấp dưỡng tuỳ vào khả năng. Đa phần những cặp đôi khi ly hôn đều muốn giành quyền nuôi con thuộc về mình.

2. Điều kiện giành quyền nuôi con sau ly hôn 

Căn cứ tại Điều 81 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn như sau:

  1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.
  2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.
  3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.

Theo quy định, cha hoặc mẹ sau khi ly hôn muốn giành quyền nuôi con phải đáp ứng các điều kiện sau đây:

- Tự thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con;

- Trường hợp không thỏa thuận được, phải chứng minh điều kiện của mình có thể đảm bảo quyền lợi về mọi mặt của con:

+ Điều kiện về vật chất như: Ăn, ở, sinh hoạt, điều kiện học tập…

Các bên có thể trình bảng lương, giấy tờ chứng minh thu nhập của mình, các nguồn tài chính khác và cách chăm sóc con sau khi ly hôn…

+ Điều kiện về tinh thần như: Thời gian chăm sóc, dạy dỗ; giáo dục con, tình cảm đã dành cho con từ trước đến nay; điều kiện cho con vui chơi giải trí, nhân cách đạo đức, trình độ học vấn… của cha mẹ.

Lưu ý: Trừ trường hợp con dưới 36 tháng tuổi phải do mẹ trực tiếp nuôi, và con từ đủ 07 tuổi trở lên có nguyện vọng chọn người trực tiếp nuôi dưỡng mình.

3. Giành quyền nuôi con sau ly hôn như thế nào?

3.1. Phải chứng minh gì để giành quyền nuôi con khi ly hôn?

Khả năng chăm sóc con: Điều kiện vật chất: Chứng minh rằng bạn có khả năng tài chính để đảm bảo cho con có cuộc sống đầy đủ, an toàn và ổn định; Điều kiện tinh thần: Chứng minh được bạn có đủ thời gian để chăm sóc, dạy dỗ, giáo dục con, tình cảm dành cho con; chứng minh luôn phải đầy đủ tư cách đạo đức để nuôi dạy con; Nơi ở ổn định: Chứng minh rằng bạn có nơi ở ổn định để con sinh hoạt, học tập, vui chơi.

Mối quan hệ với con: Chứng minh bạn có mối quan hệ tốt đẹp, gắn bó với con; Chứng minh bạn có khả năng thấu hiểu, đáp ứng nhu cầu của con; Chứng minh bạn có khả năng tạo môi trường sống tốt cho con phát triển.

Khả năng nuôi dạy con: Chứng minh bạn có kiến thức và kỹ năng nuôi dạy con; Chứng minh bạn có khả năng giáo dục con, giúp con phát triển toàn diện về thể chất, tinh thần và trí tuệ; Chứng minh bạn có khả năng bảo vệ con khỏi những nguy hiểm.

Những yếu tố khác: Sức khỏe: Chứng minh rằng bạn có sức khỏe tốt để chăm sóc con; Nghề nghiệp: Chứng minh rằng công việc của bạn không ảnh hưởng đến việc chăm sóc con; Ý kiến của con: Nếu con đủ 7 tuổi trở lên, tòa án sẽ xem xét ý kiến của con về việc muốn sống với ai.

3.2. Mẫu đơn giành quyền nuôi con khi ly hôn

ĐƠN XIN GIÀNH QUYỀN NUÔI CON

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

———o0o———

…, ngày … tháng … năm …

ĐƠN XIN GIÀNH QUYỀN NUÔI CON

(V/v: Trong vụ án ly hôn với anh/chị ………

được Tòa án nhân dân…………… thụ lý theo số ……………)

Kính gửi: Tòa án nhân dân ……………… – Huyện/Tỉnh/TP …………


Tôi là …………………………………………

Sinh ngày:…………………………………….

Giấy chứng minh nhân dân số …………… do Công an ……… cấp ngày …/…/……,

Hộ khẩu thường trú tại:

Ngày …/…/……, vợ chồng tôi đã nộp đơn xin ly hôn và được Tòa án chấp thuận giải quyết. Về tài sản chúng tôi không có tranh chấp gì, tuy nhiên về việc ai là người trực tiếp nuôi dạy con chúng tôi là cháu ……… hiện…….tuổi thì chúng tôi chưa thỏa thuận được.

Vì vậy tôi làm đơn này để trình bày một số căn cứ cho việc giành quyền nuôi con của mình như sau:

- Thứ nhất:

Vợ/chồng tôi là anh/chị ……….. hiện đang trong thời gian còn học tập nên kinh tế chưa ổn định, chưa đảm bảo được việc chăm sóc nuôi dưỡng con tôi.

- Thứ hai:

Do vợ/chồng tôi là người có dấu hiệu ngoại tình dẫn đến việc chúng tôi phải ly hôn. Từ đó, tôi nhận thấy vợ/chồng mình không có đủ điều kiện, tư cách đạo đức để có thể nuôi dạy con tôi nên người.

- Thứ ba:

Con tôi là cháu ………. hiện đang theo học tại trường …………., là trường thuộc địa bàn nơi tôi cư trú, nên việc để tôi trực tiếp nuôi dưỡng chăm sóc sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho cháu tiếp tục cuộc sống bình thường, không bị xáo trộn gây ảnh hưởng tâm lý.

Với những lý lẽ trên, tôi gửi đơn này để yêu cầu Tòa án:

- Trao quyền trực tiếp nuôi cháu ……… cho tôi.

- Yêu cầu vợ/chồng tôi phải trợ cấp nuôi con hàng tháng với số tiền …………….. đồng cho tới khi con tôi đủ 18 tuổi.

Rất mong quý Tòa xem xét để đưa ra quyết định đúng quy định của pháp luật và bảo vệ được quyền lợi cho con tôi, hạn chế tối đa những thiệt thòi mà cháu phải gánh chịu từ việc hai vợ chồng tôi ly hôn.

Tôi xin chân thành cám ơn!

Người làm đơn

4. Tuổi của con có ảnh hưởng gì trong cuộc chiến giành nuôi con?

Theo Điều 81 Luật Hôn nhân gia đình 2014 quy định về Việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn

1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.

  1. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.
  2. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.”

Do đó, nếu như người mẹ nào muốn giành được quyền nuôi con phải không phải tranh chấp kéo dài thì nên lựa chọn việc ly hôn khi trẻ dưới 36 tháng tuổi.

5. Có được thay đổi người nuôi con sau khi Tòa có quyết định?

Có được thay đổi người nuôi con sau khi Tòa có quyết định?

Có được thay đổi người nuôi con sau khi Tòa có quyết định?

Nếu sau khi ly hôn bạn giành được quyền nuôi con, nhưng vì lý do bất khả kháng như không đủ kinh tế, hoặc đi làm ăn xa không thể nuôi con được nữa thì có thể thực hiện việc thay đổi người trực tiếp nuôi trẻ theo Điều 84 Luật Hôn nhân gia đình 2014 như sau:

1. Trong trường hợp có yêu cầu của cha, mẹ hoặc cá nhân, tổ chức được quy định tại khoản 5 Điều này, Tòa án có thể quyết định việc thay đổi người trực tiếp nuôi con.

  1. Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con được giải quyết khi có một trong các căn cứ sau đây:

a) Cha, mẹ có thỏa thuận về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phù hợp với lợi ích của con;

b) Người trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.

Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phải xem xét nguyện vọng của con từ đủ 07 tuổi trở lên.

Trong trường hợp xét thấy cả cha và mẹ đều không đủ điều kiện trực tiếp nuôi con thì Tòa án quyết định giao con cho người giám hộ theo quy định của Bộ luật dân sự.

Trong trường hợp có căn cứ theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều này thì trên cơ sở lợi ích của con, cá nhân, cơ quan, tổ chức sau có quyền yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con:

a) Người thân thích;

b) Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình;

c) Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em;

d) Hội liên hiệp phụ nữ.”

6. Câu hỏi thường gặp 

6.1. Cha mẹ có thể tự thỏa thuận về quyền nuôi con?

Có. Cha mẹ có thể tự thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn.

6.2. Cha mẹ không trực tiếp nuôi con có quyền thăm nom con?

Có. Cha mẹ không trực tiếp nuôi con có quyền thăm nom con và được tạo điều kiện để gặp gỡ, giao tiếp với con.

6.3. Khi cha mẹ không thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng, con có thể làm gì?

Con có thể nhờ người đại diện theo pháp luật yêu cầu cha mẹ thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng. Nếu cha mẹ vẫn không thực hiện, con có thể khởi kiện cha mẹ ra Tòa án.

Hy vọng qua bài viết, Công ty Luật ACC đã giúp quý khách hàng hiểu rõ hơn về vấn đề Giành quyền nuôi con sau ly hôn như thế nào? Đừng ngần ngại hãy liên hệ với Công ty Luật ACC nếu quý khách hàng có bất kỳ thắc mắc gì cần tư vấn giải quyết.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo