Quy định giám đốc công ty TNHH 1 thành viên

Giám đốc công ty TNHH một thành viên là người có vai trò quan trọng trong việc quyết định hoạt động và quản lý công ty. Để hiểu rõ hơn về Giám đốc công ty TNHH1 thành viên hãy cùng Công ty Luật ACC tìm hiểu bài viết sau:giam-doc-cong-ty-tnhh-1-thanh-vien Giám đốc công ty TNHH1 thành viên

I. Giám đốc công ty TNHH1 thành viên là gì?

Công ty TNHH một thành viên là loại hình doanh nghiệp được thành lập bởi một tổ chức hoặc cá nhân với tư cách là chủ sở hữu duy nhất

Giám đốc công ty TNHH một thành viên là người đại diện theo pháp luật của công ty và chịu trách nhiệm về hoạt động của công ty. Giám đốc được bổ nhiệm bởi thành viên duy nhất của công ty và có thể là cá nhân hoặc tổ chức.

II. Quy định giám đốc công ty TNHH 1 thành viên

uy-dinh-giam-doc-cong-ty-tnhh-1-thanh-vien

 Quy định giám đốc công ty TNHH 1 thành viên

– Giám đốc công ty TNHH 1 thành viên sẽ chịu trách nhiệm điều hành các công việc kinh doanh hàng ngày của công ty

– Giám đốc của công ty TNHH 1 thành viên sẽ chịu trách nhiệm trước hội đồng thành viên, chủ tịch công ty và trách nhiệm trước pháp luật về quyền và nghĩa vụ của mình trong công ty.

– Giám đốc của công ty TNHH 1 thành viên có thể kiêm luôn chức chủ tịch hội đồng thành viên, chủ tịch công ty.

– Đối với vấn đề này, khoản 1, điều 81, Luật doanh nghiệp 2014 quy định rõ: Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty bổ nhiệm hoặc thuê Giám đốc hoặc Tổng giám đốc với nhiệm kỳ không quá 05 năm để điều hành hoạt động kinh doanh hằng ngày của công ty. Giám đốc hoặc Tổng giám đốc chịu trách nhiệm trước pháp luật và Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty về việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình. Chủ tịch Hội đồng thành viên, thành viên khác của Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty có thể kiêm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc trừ trường hợp pháp luật, Điều lệ công ty có quy định khác.

III. Quyền và nghĩa vụ của giám đốc công ty TNHH một thành viên

1. Quyền hạn giám đốc công ty TNHH một thành viên:

Quyền quyết định:

- Quyết định các vấn đề liên quan đến hoạt động kinh doanh của công ty như: kế hoạch kinh doanh, chiến lược phát triển, đầu tư, tuyển dụng, v.v.

- Ký kết hợp đồng, giao dịch với bên ngoài.

- Điều động, sử dụng tài sản của công ty.

- Thực hiện các quyền hạn khác theo quy định của pháp luật và Điều lệ công ty.

Quyền đại diện: Là người đại diện theo pháp luật của công ty, có quyền thay mặt công ty ký kết hợp đồng, giao dịch với bên ngoài, và thực hiện các thủ tục hành chính với cơ quan nhà nước.

2. Nghĩa vụ giám đốc công ty TNHH một thành viên:

Nghĩa vụ chung:

- Tuân thủ pháp luật, Điều lệ công ty và các quyết định của thành viên duy nhất.

- Bảo vệ lợi ích hợp pháp của công ty và các thành viên.

- Sử dụng tài sản của công ty một cách hợp lý và hiệu quả.

- Thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật và Điều lệ công ty.

Nghĩa vụ cụ thể:

- Lập và trình kế hoạch kinh doanh, báo cáo tài chính, và các báo cáo khác theo quy định của pháp luật và Điều lệ công ty.

- Quản lý tài chính của công ty, đảm bảo công ty hoạt động hiệu quả và có lãi.

- Bồi thường thiệt hại cho công ty nếu do lỗi của Giám đốc gây ra thiệt hại cho công ty.

- Chịu trách nhiệm hình sự nếu có hành vi vi phạm pháp luật trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình.

IV. Điều kiện, tiêu chuẩn để trở thành công ty TNHH một thành viên

Để tiêu chuẩn và điều kiện làm Giám đốc công ty như sau:

- Không thuộc đối tượng quy định khoản 2 Điều 17 Luật Doanh nghiệp năm 2020.

+ Là cán bộ, công chức, viên chức.

+ Làm việc cho cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân sử dụng tài sản nhà nước để thành lập doanh nghiệp kinh doanh thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình.

+ Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệo, công nhân, viên chức quốc phòng trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp, công nhân công an trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân Việt Nam.

+ Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp cụ trong doanh nghiệp nhà nước.

+ Người chưa thành niên, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, người bị mất năng lực hành vi dân sự, người có khăn khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, tổ chức không có tư cách pháp nhân.

+ Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, bị tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù, đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc đang bị Tòa án cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định. Một số trường hợp khác theo quy định của Luật Phá sản, Phòng chống tham nhũng.

+ Tổ chức là pháp nhân thương mai cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định theo quy định của Bộ luật hình sự.

- Có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm trong quản trị quản trị kinh doanh của công ty và điều kiện khác Điều lệ công ty quy định.

V. Những câu hỏi thường gặp:

1. Giám đốc công ty TNHH một thành viên có phải là thành viên của công ty không?

Không bắt buộc. Giám đốc công ty TNHH một thành viên có thể là thành viên hoặc người khác do thành viên cử ra.

Ví dụ:

Công ty A có một thành viên duy nhất là ông B. Ông B có thể tự làm Giám đốc hoặc cử người khác làm Giám đốc cho công ty.

Công ty C có một thành viên duy nhất là công ty D. Công ty D cử ông E, đại diện theo pháp luật của công ty D, làm Giám đốc cho công ty C.

2. Giám đốc công ty TNHH một thành viên có phải chịu trách nhiệm hình sự nếu vi phạm pháp luật?

Có, Giám đốc có thể phải chịu trách nhiệm hình sự nếu vi phạm pháp luật. Theo quy định của Bộ luật Hình sự Việt Nam, Giám đốc có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự trong các trường hợp sau:

- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản

- Cố ý làm trái quy định của pháp luật về kinh doanh, gây thiệt hại nghiêm trọng cho Nhà nước, tổ chức, cá nhân

- Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng

- Vi phạm các quy định về an toàn lao động, vệ sinh lao động, phòng cháy chữa cháy, gây hậu quả nghiêm trọng

- Sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng kém chất lượng

3. Giám đốc công ty TNHH một thành viên bị bãi nhiệm trong trường hợp nào?

- Thành viên duy nhất có quyền bãi nhiệm Giám đốc bất cứ lúc nào, không cần lý do.

- Không thực hiện đúng nghĩa vụ của mình.

- Vi phạm pháp luật.

- Mất năng lực hành vi dân sự.

- Chết, mất tích.

- Công ty giải thể.

- Hợp đồng lao động giữa Giám đốc và công ty chấm dứt.

- Giám đốc tự nguyện thôi nhiệm.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo