Giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng ngân hàng

1. Cơ sở pháp lý

Bộ luật Dân sự 2015;

Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015;

Luật Các tổ chức tín dụng 2010;

Luật Thương mại 2005.

2. Quy định pháp luật về hợp đồng tín dụng?

Để biết được khái niệm về hợp đồng tín dụng, cần tìm hiểu quy định của pháp luật về việc cấp tín dụng. Theo quy định tại Khoản 14 Điều 4 Luật Các tổ chức tín dụng 2010 quy định cấp tín dụng là việc thỏa thuận để tổ chức, cá nhân sử dụng một khoản tiền hoặc cam kết cho phép sử dụng một khoản tiền theo nguyên tắc có hoàn trả bằng nghiệp vụ cho vay, chiết khấu, cho thuê tài chính, bao thanh toán, bảo lãnh ngân hàng và các nghiệp vụ cấp tín dụng khác.

Có thể thấy bản chất của hợp đồng tín dụng là hợp đồng vay tài sản theo quy định tại Điều 463 Bộ luật Dân sự 2015. Hợp đồng tín dụng là sự thỏa thuận bằng văn bản giữa các tổ chức tín dụng( bên cho vay) và cá nhân, pháp nhân( bên vay) có đủ điều kiện theo quy định pháp luật. Theo đó, bên cho vay giao cho bên vay một khoản tiền để sử dụng vào mục đích đã thỏa thuận với nguyên tắc hoàn trả cả gốc và lãi.

 

3. Tranh chấp hợp đồng tín dụng là gì?

Tranh chấp hợp đồng tín dụng phát sinh khi quyền và lợi ích hợp pháp của một trong các bên bị xâm phạm. Một tranh chấp hợp đồng tín dụng chỉ được coi là có tranh chấp khi có sự xung đột, bất đồng về quyền lợi các bên đã được thể hiện ra bên ngoài bằng các hành vi xâm phạm cụ thể.

 

Như vậy, tranh chấp hợp đồng tín dụng là những mâu thuẫn phát sinh từ việc thực hiện quyền và nghĩa vụ được ghi nhận trong hợp đồng tín dụng giữa bên cho vay là tổ chức tín dụng và bên vay là cá nhân, tổ chức.

giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng ngân hàng

Giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng ngân hàng

 

đặc điểm tranh chấp hợp đồng tín dụng 02

Tranh chấp hợp đồng tín dụng là những mâu thuẫn phát sinh trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ giữa các bên.

4. Các tranh chấp phát sinh từ hợp đồng tín dụng thường gặp

Tranh chấp hợp đồng tín dụng có thể là tranh chấp tín dụng hoặc tranh chấp tài sản đảm bảo tín dụng, cụ thể

. Các tranh chấp về tín dụng

Tranh chấp về việc xác lập, thực hiện, thay đổi, chấm dứt hợp đồng tín dụng;

Tranh chấp liên quan đến nợ gốc, nợ lãi, lãi suất;

Tranh chấp về điều kiện vay, mục đích sử dụng vốn vay, hình thức bảo đảm, phương thức trả nợ,

. Các tranh chấp về tài sản bảo đảm tín dụng

Hiện nay, pháp luật quy định một số biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ như cầm cố, thế chấp, ký quỹ, bảo lãnh và tín chấp và cũng được gọi là các hợp đồng bảo đảm.

 

Bên cạnh đó, Điều 295 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định điều kiện của tài sản bảo đảm như sau

 

Tài sản bảo đảm phải thuộc quyền sở hữu của bên bảo đảm, trừ trường hợp cầm giữ tài sản, bảo lưu quyền sở hữu.

Tài sản bảo đảm có thể được mô tả chung, nhưng phải xác định được.

Tài sản bảo đảm có thể là tài sản hiện có hoặc tài sản hình thành trong tương lai.

Giá trị của tài sản bảo đảm có thể lớn hơn, bằng hoặc nhỏ hơn giá trị nghĩa vụ được bảo đảm.

Một số tranh chấp liên quan đến tài sản bảo đảm thường gặp như sau

 

Tài sản bảo đảm không còn trên thực tế;

Giá trị tài sản bảo đảm không đủ để thực hiện nghĩa vụ bảo đảm;

Một tài sản được sử dụng để bảo đảm cho nhiều nghĩa vụ khác nhau và xảy ra tranh chấp giữa các bên nhận bảo đảm;

Tài sản bảo đảm không thuộc quyền sử dụng, sở hữu hợp pháp của bên bảo đảm,

đặc điểm tranh chấp hợp đồng tín dụng 03

Các tranh chấp hợp đồng tín dụng.

5. Đặc điểm của các tranh chấp hợp đồng tín dụng

Giống như các loại tranh chấp hợp đồng nói chung, tranh chấp hợp đồng tín dụng cũng có đầy đủ những đặc điểm vốn có của một tranh chấp hợp đồng. Tuy nhiên, để phân biệt tranh chấp hợp đồng này với các loại tranh chấp hợp đồng khác, có thể kể đến những đặc điểm riêng biệt của tranh chấp hợp đồng tín dụng như sau

 

Tranh chấp hợp đồng tín dụng ngân hàng có giá trị lớn hoặc rất lớn;

Nguyên tắc giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng là nguyên tắc thỏa thuận trong khuôn khổ pháp luật của các bên tham gia tranh chấp;

Tranh chấp hợp đồng tín dụng luôn có sự tham gia của một bên là tổ chức tín dụng và phần lớn các tranh chấp HĐTD thì nguyên đơn là tổ chức tín dụng cho vay, bị đơn là bên đi vay;

Đa phần các tranh chấp liên quan đến hợp đồng tín dụng chính là các tranh chấp liên quan đến việc thực hiện nghĩa vụ hoàn trả vốn, lãi của bên vay cho tổ chức tín dụng, về mức lãi suất vay, về vấn đề bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trong hợp đồng tín dụng;

Tranh chấp hợp đồng tín dụng ngân hàng thường là tiền đề làm phát sinh và gắn liền với một quan hệ hợp đồng khác hợp đồng bảo đảm tiền vay thông qua hình thức cầm cố, thế chấp hoặc bảo lãnh của bên thứ ba;

Tranh chấp hợp đồng tín dụng phát sinh từ sự xung đột về lợi ích giữa các bên tham gia tranh chấp.

6. Các phương thức giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng

Theo quy định tại Điều 317 Luật Thương mại năm 2005 có 04 phương thức giải quyết tranh chấp thương mại bao gồm thương lượng, hòa giải, giải quyết tại trọng tài hoặc Tòa án.

 

. Thương lượng

Đây là phương thức luôn được ưu tiên khi xảy ra tranh chấp, vì các bên có thể tự do thỏa thuận về vấn dề tranh chấp và phương hướng giải quyết chung mà hai bên đều có lợi. Biện pháp này không cần có sự trợ giúp hay phán quyết của bất kỳ bên thứ ba nào, không chịu sự điều chỉnh của pháp luật. Ngoài ra, không chỉ giúp tranh chấp được giải quyết dễ dàng mà nó còn giữ mối quan hệ tốt đẹp giữa hai bên về sau. Tuy nhiên phương thức này chỉ đạt được hiệu quả khi các bên cùng đồng thuận và có thiện chí, để thực hiện kết quả thương lượng vẫn phụ thuộc vào sự tự nguyện của các bên.

 

. Hòa giải

Trường hợp tự thương lượng nhưng không thành, các bên có thể yêu cầu hòa giải viên làm trung gian hòa giải hỗ trợ giải quyết tranh chấp. Nếu không lựa chọn được thì tổ trưởng tổ hòa giải sẽ phân công hòa giải viên tiến hành hòa giải để giải quyết. Quy trình, thủ tục hòa giải tranh chấp hợp đồng đặt cọc mua bán được thực hiện theo Luật hòa giải cơ sở 2013.

 

đặc điểm tranh chấp hợp đồng tín dụng 04

Giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng bằng phương thwusc hòa giải.

. Giải quyết thông qua Tòa án

Khi đã không thể giải quyết bằng hòa giải và thương lượng. Các bên có thể lựa chọn giải quyết tranh chấp tại Tòa án. Đây là phương thức giải quyết tranh chấp được thuân theo trình tự, thủ tục nghiêm ngặt, chặt chẽ của Bộ luật Tố tụng dân sự 2015. Bản án hay quyết định của Tòa án về vụ tranh chấp buộc các bên có nghĩa vụ thi hành, nếu các bên tranh chấp không tự nguyện tuân thủ thì có thể bị cưỡng chế thi hành.

 

. Giải quyết thông qua Trọng tài

Trọng tài thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp do các bên thỏa thuận. Việc giải quyết bằng Trọng tài được tiến hành theo thủ tục, trình tự được quy định tại Luật Trọng tài thương mại 2010. Trọng tài sau khi xem xét sự việc tranh chấp, sẽ đưa ra phán quyết có giá trị cưỡng chế thi hành đối với các bên. Kết quả giải quyết bằng trọng tài được pháp luật bảo đảm theo Luật Trọng tài thương mại.

 

7. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng

. Thẩm quyền giải quyết của Trọng tài thương mại

Trọng tài thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp do các bên thỏa thuận và được tiến hành theo quy định của Luật Trọng tài thương mại. Thẩm quyền giải quyết các tranh chấp của Trọng tài theo quy định tại Điều 2 Luật Trọng tài thương mại 2010 gồm

 

Tranh chấp giữa các bên phát sinh từ hoạt động thương mại.

Tranh chấp phát sinh giữa các bên trong đó ít nhất một bên có hoạt động thương mại.

Tranh chấp khác giữa các bên mà pháp luật quy định được giải quyết bằng Trọng tài.

Theo quy định tại khoản 1 Điều 5 của Luật Trọng tài thương mại 2010, cơ chế giải quyết tranh chấp thông qua trọng tài chỉ được áp dụng khi các bên có sự thỏa thuận rõ ràng và cụ thể về việc lựa chọn trọng tài để giải quyết, nếu không, mặc nhiên các tranh chấp này chỉ có thể được giải quyết bởi tòa án có thẩm quyền.

 

. Thẩm quyền giải quyết của Tòa án

Theo quy định tại Điều 186 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015( BLTTDS 2015) thì các bên trong tranh chấp có quyền khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp.

 

Có hai trường hợp có thể xảy ra trong trường hợp này, được xác định như sau

 

Tranh chấp được xác định là vụ án dân sự thông thường theo quy định tại Khoản 3 Điều 26 BLTTDS 2015 nếu Hợp đồng tín dụng được xác lập giữa tổ chức tín dụng với cá nhân, tổ chức không có đăng ký kinh doanh, và bên vay không sử dụng việc cấp tín dụng vào mục đích kinh doanh thu lợi nhuận.

Tranh chấp được xác định là vụ án kinh doanh, thương mại theo quy định tại Khoản 1 Điều 30 BLTTDS 2015 nếu Hợp đồng tín dụng được xác lập giữa tổ chức tín dụng với cá nhân, tổ chức có đăng ký kinh doanh và đều có mục đích lợi nhuận.

Trong cả hai trường hợp trên thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm đều thuộc Tòa án nhân dân cấp huyện theo quy định tại Khoản 1 Điều 35 BLTTDS 2015.

 

Ngoài ra, Tòa án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền giải quyết xét xử theo thủ tục sơ thẩm những vụ việc dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp huyện mà Tòa án nhân dân cấp tỉnh tự mình lấy lên để giải quyết khi xét thấy cần thiết hoặc theo đề nghị của Tòa án nhân dân cấp huyện.

 

Tòa án là cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng.



Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo