Tranh chấp hợp đồng góp vốn giải quyết như thế nào?

Góp vốn là một hoạt động diễn ra phổ biến trong đời sống hằng ngày giữa cá nhân với cá nhân, cá nhân với doanh nghiệp hoặc giữa các doanh nghiệp với nhau. Mục đích của góp vốn cũng rất đa dạng: góp vốn để mua bán, góp vốn thành lập công ty, góp vốn đầu tư…Đặc biệt trong kinh doanh, góp vốn là hoạt động quan trọng ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển của nhiều doanh nghiệp.

Hợp đồng góp vốn là loại hợp đồng phổ biến, cộng tác giữa các cá nhân, tổ chức làm gia tăng nguồn vốn để thực hiện hoạt động kinh doanh. Việc hợp tác dựa vào thiện chí hợp tác của các bên, do đó trong hoạt động kinh doanh có thể tìm ẩn nhiều rủi ro dẫn đến việc tranh chấp hợp đồng góp vốn. Bài viết sau đây, ACC xin cung cấp đến quý khách hàng phương thức giải quyết tranh chấp hợp đồng góp vốn.

Hop Dong Gop Von

Tranh chấp hợp đồng góp vốn giải quyết như thế nào?

1. Hợp đồng góp vốn nghĩa là gì?

Căn cứ quy định tại Khoản 18, Điều 4 – Luật doanh nghiệp năm 2020 là văn bản quy định mới nhất về việc góp vốn như sau: “Góp vốn là việc góp tài sản để tạo thành vốn điều lệ của công ty, bao gồm góp vốn để thành lập công ty hoặc góp thêm vốn điều lệ của công ty đã được thành lập”. 

Cũng trong quy định tại Luật Doanh nghiệp 2020 đã quy định về hình thức tài sản góp vốn như sau:

Điều 34. Tài sản góp vốn

1. Tài sản góp vốn là Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, quyền sử dụng đất, quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật, tài sản khác có thể định giá được bằng Đồng Việt Nam.

2. Chỉ cá nhân, tổ chức là chủ sở hữu hợp pháp hoặc có quyền sử dụng hợp pháp đối với tài sản quy định tại khoản 1 Điều này mới có quyền sử dụng tài sản đó để góp vốn theo quy định của pháp luật.

Như vậy cá nhân, thương nhân có thể tự do thỏa thuận góp vốn bằng loại tài sản mà mình hiện có miễn sao tài sản đó thuộc sở hữu hợp pháp của cá nhân, tổ chức là có thể thực hiện việc góp vốn đầu tư kinh doanh.

2. Các loại tranh chấp hợp đồng góp vốn phổ biến

Hiện nay khi giao kết và thực hiện hợp đồng góp vốn thường xảy ra các loại tranh chấp hợp đồng góp vôn như sau:

2.1. Tranh chấp hợp đồng góp vốn do bên nhận góp vốn không tuân thủ nghĩa vụ đã ký kết

Ở đây thường xảy ra trường hợp cá nhân, tổ chức góp vốn vào công ty nhưng công ty không thực hiện được nghĩa vụ công nhận tư cách thành viên, cổ đông hoặc vi phạm nghĩa vụ đã cam kết trong hợp đồng góp vốn. Hợp đồng được giao kết theo quy định của pháp luật nhưng cá nhân, tổ chức nhận vốn góp không thực hiện hoặc thực hiện không đúng, không đầy đủ các nghĩa vụ đã thỏa thuận trong hợp đồng.

2.2. Tranh chấp góp vốn do lập hợp đồng góp vốn giao kết sai đối tượng, bị vô hiệu do trái quy định pháp luật.

Nhiều thỏa thuận góp vốn trái pháp luật vẫn được các bên ký kết, chuyển nhượng nhưng thực tế khi ra pháp luật mới phát hiện ra hợp đồng góp vốn vô hiệu.

Ví dụ: Góp vốn thành lập chi nhánh, Góp vốn vào dự án đầu tư mà pháp luật không quy định phải góp vốn (Hiện nay chỉ những dự án đầu tư xây dựng chung cư, bất động sản mới được nhận góp vốn của nhà đầu tư),… Khi hợp đồng góp vốn có thể bị tuyên bố vô hiệu đương nhiên sẽ có rủi ro pháp lý cho nhà đầu tư, thành viên góp vốn và đây là hình thức tranh chấp phổ biến nhất hiện nay.

3. Phương thức giải quyết tranh chấp hợp đồng góp vốn

Với kinh nghiệm giải quyết nhiều tranh chấp liên quan đến hoạt động góp vốn, Công ty Luật ACC thường xuyên tư vấn, hỗ trợ khách hàng giải quyết hợp đồng góp vốn qua những phương thức như sau:

  • Phương thức thương lượng, hòa giải

Thương lượng, hòa giải là hình thức giải quyết tranh chấp không chính thức, không do các cơ quan có thẩm quyền tiến hành mà do các bên trong hợp đồng tự do thỏa thuận và định đoạt.

Giải quyết tranh chấp bằng phương thức thương lượng, hòa giải có ưu điểm:Tổ chức thương lượng, hòa giải tùy nghi thời gian và địa điểm, không bị ràng buộc bởi quy trình thủ tục tố tụng, giữ được mối quan hệ cộng tác và giữ được bí mật kinh doanh. Tuy nhiên, phương thức trên chỉ có hiệu quả đối với các đối tác có thiện chí và tinh thần hợp tác, thỏa thuận trong thương lượng này không được cơ quan thi hành án hỗ trợ thi hành nên dễ đi đến thất bại và phải sử dụng phương thức khác.

  • Phương thức giải quyết tranh chấp thông qua thủ tục tố tụng tại Tòa án

Khi tranh chấp Hợp đồng góp vốn, nếu các bên không tự thương lượng, hòa giải hoặc thương lượng hòa giải không thành thì có thể chọn phương thức giải quyết tranh chấp tại Tòa án. Thủ tục tố tụng tại tòa án là phương thức giải quyết tranh chấp an toàn và có hiệu quả thi hành án cao.

Tuy nhiên thực hiện theo quy trình thủ tục tố tụng phải trải qua thời gian dài và đáp ứng đầy đầy đủ quy trình thủ tục, chứng cứ chứng minh, thiện chí hợp tác của các bên. Nếu như giá trị tranh chấp lớn bên khởi kiện còn phải đóng một khoản tạm ứng án phí.

Quan điểm của Công ty Luật ACC cho rằng: Các phương thức giải quyết tranh chấp đều có ưu nhược điểm khác nhau, căn cứ vào từng vụ việc từng hoàn cảnh cụ thể mà sử dụng phương thức giải quyết phù hợp. Khi đứng trước tranh chấp, vi phạm hợp đồng kể cả bên vi phạm và bên bị vi phạm cũng nên tìm đến cơ quan trợ giúp pháp lý để được tư vấn giải quyết tranh chấp sao cho đảm bảo quyền lợi kinh tế và mối quan hệ hợp tác lâu dài.

Như vậy, trên đây là toàn bộ nội dung liên quan đến hợp đồng góp vốn cũng như phương thức giải quyết tranh chấp hợp đồng góp vốn mà ACC đã chia sẻ đến quý bạn đọc. Hy vọng rằng bài viết trên sẽ giúp ích cho quý bạn đọc trong công việc cũng như cuộc sống. Để biết thêm nhiều thông tin khác vui lòng liên hệ với ACC để được hỗ trợ kịp thời. Công ty Luật ACC - Đồng hành pháp lý cùng bạn. 

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo