Giá trị tài sản ròng trong báo cáo tài chính là gì?

Khi tham gia vào thị trường tài chính, chắc hẳn bạn sẽ nghe đến thuật ngữ liên quan đến giá trị tài sản ròng. Vậy tài sản ròng là gì? Giá trị tài sản ròng có ý nghĩa như thế nào trong đầu tư? Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, mời bạn đọc cùng theo dõi bài viết: Giá trị tài sản ròng trong báo cáo tài chính là gì?

Tin Thi Truong Chung Khoan Hom Nay 14

Giá trị tài sản ròng trong báo cáo tài chính là gì?

1. Báo cáo tài chính là gì?

Theo quy định tại Khoản 1, Điều 3, Luật Kế toán số 88/2015/QH13, báo cáo tài chính là hệ thống thông tin kinh tế, tài chính của đơn vị kế toán, được trình bày theo mẫu biểu quy định tại chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán.
Nói cách khác, báo cáo tài chính giúp cung cấp thông tin về tình hình tài chính, kinh doanh và các luồng tiền của doanh nghiệp. Theo pháp luật, tất cả các doanh nghiệp trực thuộc ngành, thành phần kinh tế đều phải lập và trình bày báo cáo tài chính (BCTC) năm. Đối với các công ty (tổng công ty) có đơn vị trực thuộc, ngoài BCTC năm thì phải BCTC tổng hợp (hợp nhất) vào cuối kỳ kế toán năm, dựa trên BCTC của đơn vị trực thuộc.
Ngoài ra, các doanh nghiệp trực thuộc nhà nước và doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán bên cạnh làm BCTC năm thì phải lập BCTC giữa niên độ (báo cáo quý -trừ quý IV).

2. Mục đích và vai trò của báo cáo tài chính

Báo cáo tài chính có vai trò quan trọng, phản ánh tình hình tài chính, kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.

2.1. Mục đích của báo cáo tài chính

Điều 97, Thông tư 200/2014/TT-BTC quy định về mục đích của báo cáo tài chính như sau:
- Cung cấp các thông tin về tình hình tài chính, tình hình kinh doanh và các luồng tiền của một doanh nghiệp, đáp ứng yêu cầu quản lý của chủ doanh nghiệp, cơ quan nhà nước và nhu cầu của người sử dụng trong việc đưa ra các quyết định kinh tế.
- BCTC cung cấp thông tin về: Tài sản, nợ phải trả và vốn chủ sở hữu, doanh thu, thu nhập và các chi phí kinh doanh khác; lãi lỗ và phân chia kết quả kinh doanh; thuế và các khoản phải nộp cho nhà nước; các tài sản khác có liên quan đến đơn vị; luồng tiền ra vào luân chuyển như thế nào trên báo cáo lưu chuyển tiền tệ.
Ngoài ra, trong bản “Thuyết minh BCTC”, doanh nghiệp phải giải trình về các chỉ tiêu đã phản ánh trên BCTC tổng hợp, chính sách áp dụng để ghi nhận các nghiệp vụ phát sinh: Chế độ kế toán áp dụng; hình thức kế toán; nguyên tắc ghi nhận; phương pháp tính giá và hạch toán hàng tồn kho; phương pháp trích khấu hao tài sản cố định…

2.2. Vai trò của báo cáo tài chính

- Cung cấp chỉ tiêu về kinh tế, tài chính cần thiết để nhận biết, kiểm tra toàn diện tình hình hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
- Cung cấp số liệu, tài liệu cần thiết cho việc phân tích hoạt động kinh tế, tài chính để nhận biết và đánh giá tình hình kinh doanh, thực trạng tài chính, hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp.
- Dựa trên số liệu thể hiện trên BCTC để phân tích, phát hiện tiềm năng về kinh tế, dự đoán tình hình, xu hướng hoạt động của doanh nghiệp để đưa ra các quyết định đúng đắn, có hiệu quả.
- Cung cấp số liệu phục vụ cho việc lập kế hoạch sản xuất, kinh doanh, đầu tư cho phù hợp.
Thông tin thể hiện trên bản BCTC không chỉ nhằm đáp ứng nhu cầu quản lý, điều hành của các nhà quản lý doanh nghiệp mà còn đáp ứng thông tin của nhiều đối tượng khác. Cụ thể:
- Đối với chủ doanh nghiệp, Hội đồng quản trị, Ban giám đốc: BCTC cung cấp thông tin để doanh nghiệp phân tích, đánh giá thực trạng, tiềm năng tài chính, khả năng thanh toán, tình hình và kết quả kinh doanh; từ đó hoạch định chính sách quản lý, sử dụng tài sản và huy động vốn, dòng tiền cho hợp lý.
- Đối với các nhà đầu tư, chủ nợ, ngân hàng: Thông tin trên BCTC giúp đánh giá thực trạng và tiềm năng tài chính và các hoạt động kinh doanh, khả năng sinh lời, khả năng thanh toán và đánh giá rủi ro để có quyết định phù hợp.
- Đối với người lao động: Thông tin trên BCTC giúp NLĐ hiểu được tình hình hoạt động, khả năng tiếp tục duy trì và phát triển trong tương lai, cũng như khả năng chi trả, thanh toán của doanh nghiệp để có quyết định việc làm phù hợp.
- Đối với cơ quản quản lý nhà nước: Thông tin trên BCTC để thực hiện chức năng thanh tra, kiểm tra, giám sát việc tuân thủ luật pháp, từ đó đề ra các quyết định quản lý phù hợp.

3. Giá trị tài sản ròng trong báo cáo tài chính là gì?

Giá trị tài sản ròng (Net Worth) phản ánh tình hình tài chính chính xác nhất của mỗi doanh nghiệp. Doanh nghiệp có lợi nhuận cao chưa chắc có giá trị tài sản cao

Tài sản ròng là điều mà mỗi giám đốc hay nhà đầu tư của doanh nghiệp quan tâm. Dựa vào giá trị này có thể đánh giá tình trạng kinh tế cùng với tiến độ kinh doanh của tổ chức.

4. Giá trị tài sản ròng của một doanh nghiệp?

Tài sản ròng là kết quả sau khi lấy giá trị của tất cả tài sản (bao gồm tài sản tài chính và phi tài chính) đang sở hữu trừ đi tất cả các khoản nợ hiện chưa thanh toán.

  • Tài sản tài chính và phi tài chính: Tiền mặt, các khoản đầu tư, bất động sản, máy móc phương tiện,…
  • Nợ hiện chưa thanh toán hay nợ phải trả: Các khoản vay mua máy móc, phương tiện, vay ngân hàng,…

Nói đơn giản hơn, Net Worth là toàn bộ những gì còn lại sau khi đã trừ đi các khoản nợ.

Đối với doanh nghiệp thì tài sản ròng được hiểu rõ hơn trong hai trường hợp sau:

  • Trong kinh doanh: là vốn hoặc giá trị sổ sách của chủ sở hữu riêng của doanh nghiệp, tổ chức đó.
  • Trong báo cáo tài chính: là kết quả sau khi lấy tất cả tài sản trừ đi nợ mà doanh nghiệp, tổ chức phải trả.

5. Ý nghĩa của giá trị tài sản ròng đối với doanh nghiệp

Như đã nói bên trên, tài sản ròng trong kinh doanh của mỗi doanh nghiệp sẽ được gọi là giá trị sổ sách hoặc vốn của chủ sở hữu riêng. Giá trị này được tính toán dựa trên giá trị của tất cả những tài sản và khoản nợ phải trả của doanh nghiệp. Số liệu thực tế và cụ thể sẽ được thể hiện trên báo cáo tài chính.

  • Nếu các khoản lỗ lũy kế vượt quá số vốn của chủ sở hữu và các cổ công. Giá trị tài sản ròng lúc này sẽ bị âm, đồng nghĩa với việc nhà đầu tư, cổ đông sẽ bị lỗ.
  • Giá trị tài sản ròng là một tiêu chí đánh giá tiềm lực kinh doanh của doanh nghiệp, là cơ sở quyết định việc đầu tư của các nhà đầu tư hay quyết định cho vay vốn của ngân hàng.
  • Giám đốc doanh nghiệp căn cứ vào giá trị tài sản ròng để nắm rõ hơn về tình hình, mức độ các khoản nợ phải trả. Từ đó tìm giải pháp, kế hoạch giải quyết số nợ đó hay tiết kiệm, đầu tư tiền,…

6. Xem giá trị tài sản ròng trên bảng cân đối kế toán

Giá trị tài sản ròng không thể hiện trực tiếp trên bảng cân đối kế toán. Giá trị này phải tính dựa vào các chỉ tiêu trong bảng để xác định được giá trị tài sản ròng.

Công thức tính:

GIÁ TRỊ TÀI SẢN RÒNG = TỔNG TÀI SẢN – TỔNG NỢ PHẢI TRẢ

Theo công thức trên, ta phải tính được tổng tài sản và tổng nợ phải trả của doanh nghiệp. Giá trị tài sản ròng có thể mang dấu âm (-) nếu tổng tài sản nhỏ hơn tổng nợ phải trả.

Tính tổng tài sản

  • Tài sản ngắn hạn
  • Tiền và cách khoản đương tiền
  • Đầu tư tài chính ngắn hạn
  • Các khoản phải thu ngắn hạn
  • Hàng tồn kho
  • Tài sản ngắn hạn khác
  • Tài sản dài hạn
  • Các khoản phải thu dài hạn
  • Tài sản cố định
  • Bất động sản đầu tư
  • Tài sản dở dang dài hạn
  • Đầu tư tài chính dài hạn
  • Tài sản dài hạn khác

Tính tổng nợ phải trả

  • Nợ ngắn hạn: Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước. Các khoản phải trả người lao động, chi phí phải trả ngắn hạn,…
  • Nợ dài hạn: Phải trả người bán dài hạn. Vay và nợ thuê tài chính dài hạn, Cổ phiếu ưu đãi,…

Như vậy, tài sản ròng có giá trị vô cùng quan trọng đối với bất kì doanh nghiệp nào. Một doanh nghiệp có có lợi nhuận cao chưa hẳn là đã có giá trị tài sản cao. Nó còn phụ thuộc vào số tiền mà doanh nghiệp đó đang nợ.

Việc quản lý thu chi và các khoản công nợ của doanh nghiệp là nhiệm vụ quan trọng không chỉ đối với kế toán mà đối với cả giám đốc hay các nhà nhà trị. Hiểu được tầm quan trọng đó, nhiều doanh nghiệp đã thực hiện áp dụng công nghệ vào quá trình quản lý tài sản và công nợ.

Phần mềm hỗ trợ quản lý tài chính kế toán doanh nghiệp

Phần mềm kế toán Kaike là một trong những công cụ giải quyết bài toán theo dõi, cân bằng thu chi, ổn định tài chính cho doanh nghiệp. Được nghiên cứu và thiết kế dành riêng cho các doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ, phần mềm kế toán Kaike có nhiều chức năng nổi bật như:

  • Quản lý các tài khoản tài sản
  • Tự động lên kế hoạch dòng tiền dựa trên tình tài chính các kỳ trước
  • Tự động lập các báo cáo tài chính theo từng kỳ tùy chọn

7. Một số câu hỏi thường gặp

Thời hạn muộn nhất để nộp báo cáo tài chính với doanh nghiệp là khi nào?

Doanh nghiệp tư nhân và công ty hợp danh phải nộp báo cáo tài chính năm chậm nhất là 30 ngày kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm. Các đơn vị kế toán khác chậm nhất là 90 ngày.
Đơn vị kế toán trực thuộc nộp BCTC năm cho đơn vị kế toán cấp trên theo thời hạn quy định.

Tại sao cần phải báo cáo tài chính?

Báo cáo tài chính có ý nghĩa hết sức quan trọng không chỉ riêng với các cơ quan, doanh nghiệp mà cả với các cơ quan quan nhà nước có thẩm quyền. Báo cáo tài chính phản ánh trung thực nhất tình hình kinh doanh của một doanh nghiệp, giúp các nhà quản trị doanh nghiệp đánh giá khách quan được sức mạnh tài chính doanh nghiệp, khả năng sinh lời và triển vọng phát triển của doanh nghiệp. Ngoài ra, báo cáo tài chính giúp cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền nắm được tình hình doanh nghiệp

Có thể nộp báo cáo tài chính bổ sung không?

Báo cáo tài chính làm sai được phép khai bổ sung và nộp lại (Nhưng phải trước khi cơ quan thuế có Quyết định thanh kiểm tra).

Trên đây là các nội dung giải đáp của chúng tôi về Giá trị tài sản ròng trong báo cáo tài chính là gì? Trong quá trình tìm hiểu, nếu như các bạn cần Công ty Luật ACC hướng dẫn các vấn đề pháp lý vui lòng liên hệ với chúng tôi để được giải đáp.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo