1. Khái niệm sức lao động
Sức lao động là toàn bộ thể lực và trí lực tồn tại trong cơ thể con người, nó được vận dụng vào quá trình lao động sản xuất. Sức lao động là một khái niệm trọng yếu trong kinh tế chính trị Mác-xít. Mác định nghĩa sức lao động là toàn bộ những năng lực thể chất, trí tuệ và tinh thần tồn tại trong một cơ thể, trong một con người đang sống, và được người đó đem ra vận dụng mỗi khi sản xuất ra một giá trị thặng dư nào đó. Sức lao động là khả năng lao động của con người, là điều kiện tiên quyết của mọi quá trình sản xuất và là lực lượng sản xuất sáng tạo chủ yếu của xã hội. Nhưng sức lao động mới chỉ là khả năng lao động, còn lao động là sự tiêu dùng sức lao động trong hiện thực.
2. Hàng hóa sức lao động là gì
Dưới chủ nghĩa tư bản, đã xuất hiện đầy đủ hai điều kiện đó. Một mặt, cách mạng tư sản đã giải phóng người lao động khỏi sự lệ thuộc về thân thể vào chủ nô và chúa phong kiến. Mặt khác, do tác động của quy luật giá trị và các biện pháp tích luỹ nguyên thuỷ của tư bản đã làm phá sản những người sản xuất nhỏ, biến họ trở thành vô sản và tập trung tư liệu sản xuất vào trong tay một số ít người.
Việc mua bán sức lao động được thực hiện dưới hình thức thuê mướn. Quan hệ làm thuê đã tồn tại khá lâu trước chủ nghĩa tư bản, nhưng không phổ biến và chủ yếu được sử dụng trong việc phục vụ nhà nước và quốc phòng. Chỉ đến chủ nghĩa tư bản nó mới trở nên phổ biến, thành hệ thống tổ chức cơ bản của toàn bộ nền sản xuất xã hội.
Sự cưỡng bức phi kinh tế được thay thế bằng hợp đồng của những người chủ sở hữu hàng hoá, bình đẳng với nhau trên cơ sở “thuận mua, vừa bán”. Điều đó đã tạo ra khả năng khách quan cho sự phát triển tự do cá nhân của các công dân và đánh dấu một trình độ mới trong sự phát triển tự do cá nhân của các công dân và đánh dấu một trình độ mới trong sự phát triển của văn minh nhân loại. Sức lao động biến thành hàng hoá là điều kiện chủ yếu quyết định sự chuyển hoá tiền thành tư bản.
3. Điều kiện nào khiến sức lao động trở thành một loại hàng hoá?
Có thể thấy, mọi hoạt động sản xuất không thể thiếu sức lao động, nhưng sức lao động sẽ trở thành hàng hoá khi có những điều kiện sau:
- Thứ nhất, người lao động được tự do và có thể chi phối sức lao động của mình. Từ đó, họ dùng sức lao động của mình để bán, để trao đổi lấy một giá trị khác, có thể là tiền hoặc một loại hàng hoá khác. Do đó, phải đảm bảo không tồn tại mối quan hệ chiếm hữu nô lệ hay phong kiến để sức lao động có thể trở thành một loại hàng hoá.
- Thứ hai, bản thân người lao động không thể tự lao động sản xuất, nên phải bán sức lao động để phục vụ mục đích tồn tại và sinh sống.
Khi hai điều kiện trên tồn tại song hành, sức lao động sẽ trở thành hàng hoá như một điều tất yếu.
Trên thực tế, hàng hoá sức lao động đã xuất hiện từ trước thời chủ nghĩa tư bản. Nhưng chỉ đến khi chủ nghĩa tư bản hình thành, mối quan hệ làm thuê mới trở nên phổ biến và hoàn thiện bộ máy sản xuất cho nền kinh tế.
Lúc này, sự cưỡng bức lao động đã biến mất, thay vào đó là các thoả thuận giữa người thuê và người bán sức lao động. Đây chính là tiền đề khiến chủ nghĩa tự do cá nhân phát triển, đánh dấu một sự tiến bộ vượt bậc của văn minh nhân loại.
4.Tại sao nói hàng hóa sức lao động là hàng hóa đặc biệt?
Không giống với những loại hàng hoá thông thường, hàng hoá sức lao động là loại hàng hoá đặc biệt. Vì nó được hình thành bởi con người với những nhu cầu phức tạp và đa dạng, về cả vật chất lẫn tinh thần theo quá trình phát triển của xã hội.
Theo đó, công nhân không chỉ có nhu cầu đáp ứng về vật chất mà còn cần đáp ứng những nhu cầu về tinh thần như: giải trí, được khuyến khích, được tôn trọng,… Và như một lẽ dĩ nhiên, những nhu cầu này luôn thay đổi và phát triển theo thời gian và sự phát triển của xã hội.
Cũng chính vì con người là chủ thể của sức lao động, nên việc cung cấp hàng hoá đặc biệt này sẽ phụ thuộc vào nhu cầu thực tế của cá nhân với những đặc điểm riêng biệt về: tâm lý, nhận thức, văn hoá, khu vực địa lý, môi trường sinh hoạt,…
Bên cạnh đó, hàng hoá sức lao động là một loại hàng hoá tạo ra giá trị thặng dư cho xã hội. Điều này thể hiện ở chỗ người lao động luôn tạo ra những hàng hoá khác có giá trị lớn hơn giá trị của sức lao động để đáp ứng nhu cầu và mục tiêu của người sử dụng lao động.
Tóm lại, hàng hoá sức lao động là hàng hoá đặc biệt khi tồn tại đủ hai điều kiện về sự tự do và nhu cầu bán sức lao động. Để duy trì điều kiện cho hàng hoá sức lao động tạo ra những giá trị thặng dư, người sử dụng lao động phải đáp ứng những nhu cầu đặc biệt về tâm lý, văn hoá và khu vực địa lý,…
5. Hai thuộc tính của hàng hóa sức lao động là gì?
Giá trị hàng hóa sức lao động
Cũng giống như các loại hàng hóa thông thường khác, hàng hóa sức lao động được quyết định bởi một lượng thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất và tái sản xuất sức lao động. Sức lao động chỉ tồn tại như là năng lực sống của con người, muốn tái sản xuất ra năng lực đó, người công nhân trong chủ nghĩa tư bản phải tiêu dùng một lượng tư liệu sinh hoạt nhất định để ăn, uống, mặc, ở, đi lại, học nghề, đào tạo nghề… Ngoài ra, người lao động còn phải thỏa mãn những nhu cầu của gia đình và con cái họ. Chỉ có như vậy thì sức lao động mới được sản xuất và tái sản xuất một cách liên tục.
Như vậy, thời gian lao động xã hội cần thiết để tái sản xuất ra sức lao động sẽ được quy thành thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra những tư liệu sinh hoạt nuôi sống bản thân người lao động và gia đình của họ. Hay nói cách khác, giá trị hàng hóa sức lao động được đo gián tiếp bằng giá trị của những tư liệu sinh hoạt cần thiết để tái sản xuất ra sức lao động.
Giá trị sử dụng hàng hóa sức lao động
Là công dụng của hàng hóa sức lao động nhằm thỏa mãn các nhu cầu sử dụng của nhà tư bản. Giá trị sử dụng hàng hóa sức lao động được thể hiện thông qua quá trình tiêu dùng sức lao động (quá trình lao động của người công nhân). Quá trình tiêu dùng hàng hóa sức lao động khác với quá trình tiêu dùng hàng hóa thông thường ở chỗ:
Ở các hàng hóa thông thường, sau quá trình tiêu dùng, sử dụng cả giá trị và giá trị sử dụng của hàng hóa sẽ biến mất theo thời gian. Còn đối với hàng hóa sức lao động, quá trình tiêu dùng chính là quá trình sản xuất ra một loại hàng hóa nào đó, đồng thời là quá trình tạo ra một giá trị mới lớn hơn giá trị của bản thân hàng hóa sức lao động. Phần lớn hơn này được gọi là giá trị thặng dư.
Như vậy, trong bài viết này, ACC đã cung cấp tới quý độc giả những thông tin cần thiết liên quan đến Giá trị hàng hóa sức lao động bao gồm những gì?. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến nội dung bài viết hoặc các vấn đề pháp lý khác, vui lòng liên hệ ngay với ACC để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời nhé!
Nội dung bài viết:
Bình luận