Giá trị bảo hiểm là giá trị của đối tượng được bảo hiểm. Vậy, quy định của pháp luật Việt Nam về Giá trị bảo hiểm là gì? [Cập nhật 2023] cách tính và xác định giá trị bảo hiểm như thế nào? Bài vết phân tích và làm sáng tỏ vấn đề trên, mời quý bạn đọc tham khảo.
giá trị bảo hiểm là gì
1. Giá trị bảo hiểm là gì?
Giá trị bảo hiểm là Giá trị của đối tượng được bảo hiểm do thỏa thuận mà người chủ sở hữu đối tượng bảo hiểm và công ty bảo hiểm ghi trong hợp đồng bảo hiểm để xác định phí bảo hiểm và giới hạn trách nhiệm trả tiền bảo hiểm. Thông thường, giá trị tài sản cũng là giá trị bảo hiểm của tài sản được bảo hiểm.
Thông thường, giá trị tài sản cũng là giá trị bảo hiểm của tài sản được bảo hiểm. Tuy vậy, các bên kí kết hợp đồng có thể thỏa thuận giá trị bảo hiểm gồm giá trị tài sản bảo hiểm và một số chỉ phí khác có liên quan.
Trong quan hệ bảo hiểm tài sản có thể xảy ra trường hợp bảo hiểm trên giá trị, bảo hiểm dưới giả trị, bảo hiểm trùng.
Pháp luật về bảo hiểm của các nước đều thực hiện nguyên tắc chung là chống trục lợi bảo hiểm của người tham gia bảo hiểm nên nếu bảo hiểm trên giá trị thực của tài sản do người được bảo hiểm lừa dối hoặc cố ý khai sai khi kí kết hợp đồng bảo hiểm thì bên bảo hiểm có quyền hủy bỏ hợp đồng và đòi bồi thường. Trường hợp bảo hiểm trên giá trị của tài sản không có sự gian lận thì giới hạn trách nhiệm bảo hiểm là giá trị thực tế của đối tượng bảo hiểm và người được bảo hiểm không có quyền đòi phí bảo hiểm đã nộp của phần vượt giá trị Đối với trường hợp bảo hiểm dưới giá trị, doanh nghiệp bảo hiểm chỉ chịu trách nhiệm đối với các tổn thất theo fỉ lệ giữa số tiền bảo hiểm và giá trị bảo hiểm.
Theo quy định của pháp luật Việt Nam, giá trị thực của tài sẵn bảo hiểm là giá trị thị trường tại thời điểm giao kết hợp đồng. Trong trường hợp một tài sản được bảo hiểm bởi nhiều hợp đồng bảo hiểm với cùng điều kiện và sự kiện bảo hiểm thì về nguyên tắc, tổng số tiền bảo hiểm được chỉ trả từ các hợp đồng chỉ trong phạm vi giá trị thực tế của “ đối tượng bảo hiểm.
2. Các cách xác định giá trị bảo hiểm
Gía trị bảo hiểm được xác định bằng nhiều phương pháp khác nhau.
- Với tài sản mới, giá trị bảo hiểm khi mua bảo hiểm tài sản được xác định bằng giá trị mua mới trên thị trường cộng với chi phí vận chuyển, lắp đặt hoặc chi phí làm mới, xây dựng mới tài sản.
- Với tài sản đã qua sử dụng, giá trị bảo hiểm của tài sản có thể xác định bằng giá trị còn lại (nguyên giá tài sản trừ đi khấu hao). Giá trị đánh giá lại (theo kết luận của hội đồng thẩm định giá hoặc các chuyên gia giám định độc lập), hoặc theo cách khác.
3. Bảo hiểm trên giá trị và bảo hiểm dưới giá trị
Theo Luật Kinh Doanh Bảo Hiểm số 24/2000/QH10 ngày 09/12/2000 thì :
Bảo hiểm trên giá trị:
Điều 42. Hợp đồng bảo hiểm tài sản trên giá trị.
1.Hợp đồng bảo hiểm tài sản trên giá trị là hợp đồng trong đó số tiền bảo hiểm cao hơn giá thị trường của tài sản được bảo hiểm tại thời điểm giao kết hợp đồng. Doanh nghiệp bảo hiểm và bên mua bảo hiểm không được giao kết hợp đồng bảo hiểm tài sản trên giá trị.
2.Trong trường hợp hợp đồng bảo hiểm tài sản trên giá trị được giao kết do lỗi vô ý của bên mua bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm phải hoàn lại cho bên mua bảo hiểm số phí bảo hiểm đã đóng tương ứng với số tiền bảo hiểm vượt quá giá thị trường của tài sản được bảo hiểm, sau khi trừ các chi phí hợp lý có liên quan. Trong trường hợp xảy ra sự kiện bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm chỉ chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại không vượt quá giá thị trường của tài sản được bảo hiểm.
Trong thực tế, có nhiều trường hợp mua bảo hiểm trên giá trị thực tế của tài sản nhằm mục đích trục lợi bảo hiểm
Ví dụ như: Doanh nghiệp A mua bảo hiểm tài sản là nhà xưởng, giá thực tế mà doanh nghiệp A khi Doanh nghiệp xây dựng là : 1 triệu USD, nhưng khi khai báo để mua bảo hiểm là: 2 triệu USD (Người hoặc Cty bảo hiểm không biết giá trị thực). Trong quá trình kinh doanh, doanh nghiệp A cố tình gây thiệt hại (mà Cty Bảo hiểm không biết) thiệt hại 100%. doanh nghiệp A yêu cầu Cty bảo hiểm bồi thường theo STBH, nhằm mục đích trục lợi bảo hiểm
Trường hợp Cty bảo hiểm biết, chỉ bồi thường theo giá trị thực tế
Bảo hiểm dưới giá trị:
Điều 43. Hợp đồng bảo hiểm tài sản dưới giá trị.
1.Hợp đồng bảo hiểm tài sản dưới giá trị là hợp đồng trong đó số tiền bảo hiểm thấp hơn giá thị trường của tài sản được bảo hiểm tại thời điểm giao kết hợp đồng.
2.Trong trường hợp hợp đồng bảo hiểm tài sản dưới giá trị được giao kết, doanh nghiệp bảo hiểm chỉ chịu trách nhiệm bồi thường theo tỷ lệ giữa số tiền bảo hiểm và giá thị trường của tài sản được bảo hiểm tại thời điểm giao kết hợpđồng.
Thực tế, nhiều doanh nghiệp, khách hàng cố tình mua thấp hợp giá trị thực của tài sản nhằm: Giảm chi phí mua bảo hiểm xuống.
Khi Doanh nghiệp bảo hiểm biết, phần thiệt thuộc về khách hàng mua bảo hiểm, khi đó bảo hiểm sẽ tính toán bồi thường theo tỷ lệ
VD: doanh nghiệp A mua bảo hiểm tài sản cho xe Otô. Giá thực tế tại thời điểm mua bảo hiểm : 5tỷ với phí bảo hiểm phải đóng là 70triệu, nhưng khi mua bảo hiểm chỉ mua: 2,5 tỷ với phí bảo hiểm là: 35 triệu
Khi phát sinh tổn thất với chi phí là 50 triệu. Khi đó doanh nghiệp bảo hiểm sẽ tính theo tỷ lệ giữa STBH/giá trị thực tế (2.5 tỷ/5tỷ) = 50%
Vậy số tiền bồi thường phải trả cho chủ tài sản là: 50triệu x 50% = 25 triệu
Trên đây là bài viết Giá trị bảo hiểm là gì? [Cập nhật 2023] Công ty Luật ACC tự hào là đơn vị hàng đầu hỗ trợ mọi vấn đề liên quan đến pháp lý, tư vấn pháp luật, thủ tục giấy tờ cho khách hàng là cá nhân và doanh nghiệp trên Toàn quốc với hệ thống văn phòng tại các thành phố lớn và đội ngũ cộng tác viên trên tất cả các tỉnh thành: Hà Nội, TP. HCM, Bình Dương, TP. Cần Thơ, TP. Đà Nẵng và Đồng Nai... Liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời.
Nội dung bài viết:
Bình luận