Bảng giá đền bù đất nông nghiệp 63 tỉnh, thành phố mới nhất 2024

1. Tìm hiểu về đất nông nghiệp

Đất nông nghiệp là loại đất được Nhà nước giao cho người dân để phục vụ nhu cầu sản xuất nông nghiệp, bao gồm trồng trọt, chăn nuôi, trồng rừng,.. là tư liệu sản xuất chủ yếu, vừa là tài liệu lao động vừa là đối tượng lao động đặc biệt không thể thay thế của ngành nông – lâm nghiệp.

Nhóm đất nông nghiệp bao gồm các loại đất sau đây: Đất trồng cây hàng năm gồm đất trồng lúa và đất trồng cây hàng năm khác; Đất trồng cây lâu năm; Đất rừng sản xuất; Đất rừng phòng hộ; Đất rừng đặc dụng; Đất nuôi trồng thủy sản; Đất làm muối; Đất nông nghiệp khác gồm đất sử dụng để xây dựng nhà kính và các loại nhà khác phục vụ mục đích trồng trọt, kể cả các hình thức trồng trọt không trực tiếp trên đất; xây dựng chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại động vật khác được pháp luật cho phép; đất trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản cho mục đích học tập, nghiên cứu thí nghiệm; đất ươm tạo cây giống, con giống và đất trồng hoa, cây cảnh,...

2. Điều kiện bồi thường khi thu hồi đất nông nghiệp

Theo Luật Đất đai năm 2013, điều kiện được bồi thường về đất khi Nhà nước thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng quy định như sau:

+/ Đối với hộ gia đình, cá nhân:

* Đang sử dụng đất không phải là đất thuê trả tiền thuê đất hàng năm;

* Có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất hoặc có đủ điều kiện để được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất;

+/ Đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài: 

* Thuộc đối tượng được sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam;

* Có Giấy chứng nhận hoặc có đủ điều kiện được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với mà chưa được cấp…

+/ Nguyên tắc bồi thường được thực hiện như sau:

* Người sử dụng đất có đủ điều kiện được bồi thường;

* Bồi thường bằng đất có cùng mục đích sử dụng với loại đất thu hồi.

Trường hợp không có đất để bồi thường thì bồi thường bằng tiền theo giá đất cụ thể của loại đất thu hồi do UBND cấp tỉnh quyết định tại thời điểm quyết định thu hồi đất.

* Việc bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất phải bảo đảm dân chủ, khách quan, công bằng, công khai, kịp thời và đúng quy định.

Xem thêm: Đất nông nghiệp là gì? Có được xây nhà ở trên đất nông nghiệp?

3. Có phải mọi trường hợp thu hồi đất nông nghiệp đều được nhận bồi thường hay không?

Người dân đang sử dụng đất nông nghiệp để trồng trọt, chăn nuôi,... khi bị Nhà nước tiến hành thu hồi đều quan tâm đến vấn đề đền bù, dù đó là một khoản tiền ít hay nhiều. Nhiều người dân mặc nhiên nghĩ rằng, cứ bị thu hồi đất là sẽ được nhận bồi thường nhưng thực tế, Luật Minh Khuê sẽ chỉ ra cho các bạn, không phải tất cả các trường hợp thu hồi đất nông nghiệp đều sẽ nhận được khoản đền bù từ Nhà nước. Theo quy định pháp luật về đất đai, những trường hợp đất nông nghiệp không nhận được đền bù bao gồm:

+/ Đất nông nghiệp được nhà đất bàn giao cho người dân để quản lý;

+/ Đất nông nghiệp được nhà nước cho thuê và thu tiền thu đất hàng năm hoặc được miễn tiền thuê đất cho cả thời gian thuê (trừ trường hợp đối tượng được miễn tiền thuê đất là người có công với cách mạng);

+/ Đất nông nghiệp thuộc quỹ đất công của địa phương;

+/ Đất nông nghiệp bị nhà nước thu hồi theo quy định;

+/ Đất nông nghiệp không đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (hay còn gọi là sổ đỏ).

4. Mức giá bồi thường cho đất đai nông nghiệp được quy định như thế nào?

Nếu khi trả lại đất mà Nhà nước không công nhận đất nông nghiệp là đất ở, nếu thửa đất có nhà ở riêng lẻ hoặc nhà ở ven kênh rạch, đường giao thông thì cá nhân, hộ gia đình được bồi thường như sau:

+/ Được bồi thường theo giá đất nông nghiệp hiện hành tại địa phương

+/ Hỗ trợ thêm 30% đến 70% giá đất ở của thửa đất đó

Bên cạnh đó, trong trường hợp có sự chênh lệch về giá trị đất mới và đất cũ thì cần được thanh toán khoản chênh lệch đó bằng tiền.

Lưu ý: Diện tích đất đai được hỗ trợ không quá 5 lần hạn mức giao đất ở tại địa phương, cá nhân hay hộ gia đình khi bị thu hồi đất nông nghiệp trong khu dân cư thuộc thị trấn, khu vực hành chính và khu dân cư nông thôn.

Cụ thể khung giá đất bồi thường cho đất nông nghiệp bị Nhà nước thu hồi là:

Giá đền bù đất nông nghiệp = Diện tích đất bị thu hồi (m2) x Giá đền bù (VNĐ/m2).

Trong đó: 

Giá đền bù = Giá đất đã được quy định trong bảng giá đất x Hệ số tăng/giảm đất nông nghiệp theo từng năm x Hệ số điều chỉnh khác (nếu có).

Thực tế cho thấy, có khá nhiều trường hợp chủ đất thắc mắc rằng, liệu bản thân có được thỏa thuận tiền đền bù đối với mảnh đất nông nghiệp bị thu hồi hay không. Câu trả lời là không. Tiền bồi thường đối với đất nông nghiệp được tích theo giá đất cụ thể và do nhà nước quyết định, điều này đã được luật hóa. Tóm lại, người dân không có quyền tham gia thỏa thuận về giá đền bù cũng như các khoản hỗ trợ có liên quan.

5. Hướng dẫn tra cứu bảng giá đất của 63 tỉnh, thành phố mới nhất năm 2023

Trong trường hợp bị thu hồi đất nông nghiệp, để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho bản thân và hộ gia đình, chúng ta cần phải biết được giá đền bù đối với đất nông nghiệp tại tỉnh, thành phố mà mình sinh sống. Giá đền bù mà Nhà nước đưa ra được tính theo công thức ở trên. Dựa vào công thức, muốn xác định đúng mức giá đền bù mà bản thân được nhận, cần phải tìm hiểu về bảng giá đất của 63 tỉnh, thành phố. Dưới đây, Luật Minh Khuê sẽ hướng dẫn các bạn cách tra cứu giá đất trong bảng giá đất của 63 tỉnh, thành phố được cập nhật mới nhất năm 2023:

Bước 1: Tìm chính xác bảng giá đất đang áp dụng

Bảng giá đất được các Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành xây dựng định kỳ 05 năm một lần và công bố công khai vào ngày 01 tháng 01 của năm đầu kỳ. Hiện nay các tỉnh, thành đã công bố công khai và áp dụng bảng giá đất giai đoạn năm 2020 - 2024.

Để biết chính xác bảng giá đất đang áp dụng, mời quý bạn đọc truy cập vào đường link sau của Luật Minh Khuê: Bảng giá đất của 63 tỉnh, thành phố cập nhật mới nhất năm 20223

Bước 2: Xem giá đất của thửa đất cần tra cứu

Tại đường link trên, Công ty Luật Minh Khuê đã thu thập các văn bản pháp luật bao gồm Nghị quyết của Hội đồng nhân dân thông qua bảng giá đất, các Quyết định của Ủy ban nhân dân quy định về bảng giá đất trên địa bản của 63 tỉnh, thành phố. Dựa vào đó, quý khách có thể dễ dàng tra cứu giá đất trong bảng giá đất tại tỉnh, thành phố mà quý khách muốn tìm hiểu.

Cần lưu ý, kết quả hiển thị  cho quý khách là những thông tin chung như tên đường, vị trí thửa đất (không nêu cụ thể thửa đất thuộc vị trí nào). Để biết chính xác giá đất của thửa đất cần tra cứu phải nắm rõ, đầy đủ các thông tin sau:

+/ Địa chỉ thửa đất.

+/ Vị trí thửa đất (vị trí 1, vị trí 2, vị trí 3, vị trí 4): Các tỉnh, thành đều quy ước vị trí 1 là vị trí thuận lợi nhất và giáp mặt đường, phố.

Để xác định thửa đất cần tra cứu thuộc vị trí nào phải nắm rõ nguyên tắc xác định vị trí đất nêu trong Quyết định ban hành bảng giá đất của các tỉnh, thành.

+/ Loại đất (mục đích sử dụng đất): Mỗi loại đất các tỉnh, thành sẽ ban hành một bảng giá đất tương ứng nên phải xác định đúng loại đất.

Ngoài các thông tin trên, trong một số trường hợp phải biết thêm thông tin khác như thửa đất thuộc khu vực đồng bằng, trung du hay miền núi, vị trí 2 bằng bao nhiêu phần trăm vị trí 1,...

Thực tế, có rất nhiều cách tra cứu bảng giá đất. Tuy nhiên, đây là một trong những cách tra cứu đơn giản nhất vì chúng tôi đã thu thập và cập nhật bảng giá đất của 63 tỉnh, thành phố. Căn cứ vào quy định về bảng giá đất tại các tỉnh, thành phố, quý khách hàng có thể áp dụng công thức, tự tính được mức giá đền bù đất nông nghiệp tại tỉnh, thành phố của mình một cách nhanh chóng và chính xác nhất.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo