Kết hôn là một sự kiện pháp lý quan trọng quy định về mối quan hệ nam nữ. Tuy nhiên nếu đã kết hôn ở nước ngoài, thì công dân Việt Nam phải tiến hành làm thủ tục ghi chú kết hôn sau khi trở về Việt Nam. Do đó, để rõ hơn về vấn đề này, bài viết dưới đây của Công ty Luật ACC sẽ cung cấp thông tin về Ghi chú kết hôn là gì? Mời các bạn tham khảo.
1. Kết hôn là gì?
Theo khoản 5 Điều 3 Luật hôn nhân và gia đình 2014, Kết hôn là việc nam và nữ xác lập quan hệ vợ chồng với nhau theo quy định của Luật này về điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn.
Như vậy, kết hôn là sự kiện pháp lý làm phát sinh quan hệ hôn nhân. Khi kết hôn, các bên nam nữ phải tuân thủ đầy đủ các điều kiện kết hôn được Luật hôn nhân và gia đình quy định và phải đăng ký kết hôn tại cơ quan đăng ký kết hôn có thẩm quyền thì việc kết hôn đó mới được công nhận là hợp pháp và giữa các bên nam nữ mới phát sinh quan hệ vợ chồng trước pháp luật.
2. Điều kiện kết hôn
Theo quy định tại Điều 8 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 thì Nam, nữ kết hôn với nhau phải tuân theo 04 điều kiện sau đây:
- Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;
Trước đây Luật Hôn nhân và gia đình năm 1986 và Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 đều quy định độ tuổi kết hôn là “Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên” dẫn đến cách hiểu là nam bắt đầu bước sang tuổi 20, nữ bắt đầu bước sang tuổi 18 đã đủ điều kiện kết hôn. Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 đã quy định chặt chẽ hơn khi bổ sung thêm từ “đủ” vào độ tuổi, có nghĩa nam phải tròn 20 tuổi không thiếu 01 ngày, nữ phải tròn 18 tuổi không thiếu 01 ngày mới đủ tuổi kết hôn.
- Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định;
Quy định này nhằm đề cao tính độc lập về suy nghĩ và sự tự nguyện, chủ động quyết định dựa trên tình cảm, tình yêu của mỗi bên nam, nữ khi kết hôn. Đây cũng là đặc điểm quan trọng của chế độ hôn nhân tiến bộ, khác với chế độ hôn nhân cổ hủ thời phong kiến với quan niệm “Cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy”, ép buộc một bên hoặc cả 02 bên nam nữ phải kết hôn trái với ý chí, nguyện vọng, tình cảm của mình.
- Không bị mất năng lực hành vi dân sự;
Năng lực hành vi dân sự là khả năng của cá nhân trong việc nhận thức, điều khiển hành vi của mình xác lập quyền, thực hiện nghĩa vụ dân sự với cá nhân, tổ chức khác.
Người bị mất năng lực hành vi dân sự là người do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình. Nếu người bị mất năng lực hành vi dân sự kết hôn với người khác sẽ không đạt được mục tiêu xây dựng được gia đình ấm no, tiến bộ, hạnh phúc; sẽ ảnh hưởng đến khả năng quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ người bạn đời của mình cũng như các thành viên khác trong gia đình. Chưa kể người bị mất năng lực hành vi dân sự kết hôn với người khác có thể ảnh hưởng đến chức năng sinh sản hoặc tạo ra các thế hệ cũng bị mất năng lực hành vi hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự.
- Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 5 của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014.
Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính.
Khoản 5 Điều 10 của Luật HN&GĐ năm 2000 quy định cấm kết hôn “giữa những người cùng giới tính” còn khoản 2 Điều 8 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định “Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính”. Quy định như vậy có nghĩa là Nhà nước sẽ không công nhận mối quan hệ hôn nhân của những người cùng giới tính là hợp pháp, không chấp nhận cho họ làm thủ tục đăng ký kết hôn tại cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Những người cùng giới có thể làm lễ cưới, thực hiện các nghi thức kết hôn như những cặp đôi nam nữ bình thường khác tuy nhiên pháp luật lại không công nhận mối quan hệ của họ là hôn nhân hợp pháp, việc họ ăn ở chung với nhau không làm phát sinh quyền, quyền lợi, nghĩa vụ, trách nhiệm như vợ chồng hợp pháp có đăng ký kết hôn.
3. Ghi chú kết hôn là gì?
Căn cứ theo quy định tại Mục II Nghị định số 123/2015/NĐ-CP có thể hiểu ghi chú kết hôn là việc cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam ghi vào Sổ hộ tịch việc đăng ký kết hôn của công dân Việt Nam đã được giải quyết tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài.
Như vậy, khi một công dân Việt Nam đã đăng ký kết hôn với một người nước ngoài tại cơ quan có thẩm quyền ở nước ngoài, hai bên có thể tiến hành thủ tục ghi chú kết hôn ở cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam. Với thủ tục này, cơ quan có thẩm quyền Việt Nam sẽ ghi nhận lại sự kiện đăng ký kết hôn đó vào sổ hộ tịch của Việt Nam. Sau khi hoàn tất thủ tục này, quan hệ hôn nhân của hai bên thực hiện thủ tục sẽ được công nhận trên phạm vi lãnh thổ Việt Nam.
Nói cách khác, thủ tục ghi chú kết hôn nhằm công nhận việc kết hôn đã được tiến hành ở nước ngoài.
4. Hồ sơ ghi chú kết hôn
Căn cứ theo điều 35 Nghị định số 123/2015/NĐ-CP quy định một số điều và biện pháp thi hành luật hộ tịch, hồ sơ ghi chú kết hôn do một trong hai bên kết hôn nộp tại cơ quan có thẩm quyền gồm các giấy tờ sau đây:
- Tờ khai theo mẫu quy định;
- Bản sao Giấy tờ chứng nhận việc kết hôn do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp;
- Ngoài các giấy tờ theo quy định nêu trên, nếu gửi hồ sơ qua hệ thống bưu chính thì còn phải nộp bản sao giấy tờ của cả hai bên nam, nữ; nếu là công dân Việt Nam đã ly hôn hoặc hủy việc kết hôn tại cơ quan có thẩm quyền nước ngoài thì phải nộp trích lục về việc đã ghi vào Sổ hộ tịch việc ly hôn hoặc hủy việc kết hôn
5. Thủ tục ghi chú kết hôn
Theo pháp luật hiện hành, thủ tục ghi chú kết hôn là một trong những thủ tục quan trọng, theo đó, công dân Việt Nam đã đăng ký kết hôn tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài khi về nước thường trú phải làm thủ tục ghi vào sổ hộ tịch.
Trình tự, thủ tục ghi chú kết hôn theo Điều 35 Nghị định 123/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật hộ tịch 2014, cụ thể như sau:
1. Hồ sơ ghi chú kết hôn do một trong hai bên kết hôn nộp tại cơ quan có thẩm quyền theo quy định tại Khoản 1 Điều 48 của Luật Hộ tịch, gồm các giấy tờ sau đây:
a) Tờ khai theo mẫu quy định;
b) Bản sao Giấy tờ chứng nhận việc kết hôn do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp;
c) Ngoài giấy tờ quy định tại Điểm a và b của Khoản này, nếu gửi hồ sơ qua hệ thống bưu chính thì còn phải nộp bản sao giấy tờ của cả hai bên nam, nữ quy định tại Khoản 1 Điều 2 của Nghị định này; nếu là công dân Việt Nam đã ly hôn hoặc hủy việc kết hôn tại cơ quan có thẩm quyền nước ngoài thì phải nộp trích lục về việc đã ghi vào Sổ hộ tịch việc ly hôn hoặc hủy việc kết hôn theo quy định tại Khoản 2 Điều 37 của Nghị định này.
2. Thời hạn giải quyết ghi vào Sổ hộ tịch việc kết hôn là 05 ngày làm việc, kể từ ngày Phòng Tư pháp tiếp nhận hồ sơ.
Trường hợp cần xác minh thì thời hạn giải quyết không quá 10 ngày làm việc.
3. Thủ tục ghi vào Sổ hộ tịch việc kết hôn được thực hiện theo quy định tại Khoản 2 Điều 50 của Luật Hộ tịch và quy định sau đây:
a) Nếu thấy yêu cầu ghi vào Sổ hộ tịch việc kết hôn là đủ điều kiện theo quy định tại Điều 34 của Nghị định, Trưởng phòng Tư pháp ghi vào sổ và báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ký cấp bản chính trích lục hộ tịch cho người yêu cầu.
b) Nếu thấy yêu cầu ghi vào Sổ hộ tịch việc kết hôn thuộc một trong các trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều 36 của Nghị định này, Trưởng phòng Tư pháp báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện để từ chối.
Thẩm quyền giải quyết: Ủy ban nhân dân cấp huyện (Khoản 1 Điều 48 Luật Hộ tịch 2014).
Trên đây là tất cả thông tin về Ghi chú kết hôn là gì? mà Công ty Luật ACC cung cấp tới các bạn đọc giả. Nếu các bạn đọc giả còn có bất kỳ thắc mắc hay góp ý nào liên quan đến bài viết hoặc những vấn đề pháp lý khác hãy liên hệ với Công ty Luật ACC để nhận được sự hỗ trợ từ đội ngũ luật sư và các tác giả. Chúng tôi luôn sẵn lòng giải đáp thắc mắc của các bạn đọc. Trân trọng!
Nội dung bài viết:
Bình luận