Chi tiết GDP bình quân đầu người dân Việt Nam [Cập nhật năm 2024]

GDP bình quân đầu người (tiếng Anh: GDP Per Capita), hay còn gọi là tổng sản phẩm quốc nội bình quân đầu người, là một số liệu GDP của mỗi quốc gia trên cơ sở mỗi cá nhân. Vậy Chi tiết GDP bình quân đầu người dân Việt Nam như thế nào? Hãy cùng ACC tìm hiểu qua bài viết dưới đây!

Business Man Hand Holding Wooden Cube With Gdp Text (gross Domes
Chi tiết GDP bình quân đầu người dân Việt Nam [Cập nhật năm 2023]

1. GDP bình quân đầu người

Khái niệm

GDP bình quân đầu người tiếng Anh là GDP Per Capita.

GDP bình quân đầu người, hay còn gọi là tổng sản phẩm quốc nội bình quân đầu người, là một số liệu GDP của mỗi quốc gia trên cơ sở mỗi cá nhân. Nó được tính bằng cách chia GDP của một quốc gia cho số lượng dân số.

GDP bình quân đầu người là một thước đo phổ quát trên toàn cầu để đo lường mức độ giàu có của các quốc gia. Trên toàn thế giới, nó được sử dụng bởi các nhà kinh tế cùng với GDP để phân tích mức độ giàu có của một quốc gia và tăng trưởng kinh tế của nó.

2. Đặc điểm của GDP bình quân đầu người

GDP bình quân đầu người là thước đo phổ biến nhất để đo lường mức độ giàu có của một quốc gia, vì các thành phần tạo nên nó thường xuyên được theo dõi trên qui mô toàn cầu, dễ dàng cho việc tính toán và sử dụng. Thu nhập bình quân đầu người cũng là một lựa chọn thứ hai để phân tích mức độ giàu có của các quốc gia trên toàn cầu mặc dù nó ít được sử dụng rộng rãi.

GDP bình quân đầu người cho thấy giá trị sản xuất kinh tế có thể được qui cho mỗi công dân. Nói cách khác, nó phản ánh mức độ giàu có của quốc gia, vì giá trị thị trường GDP đầu người cũng có thể đóng vai trò là thước đo sự thịnh vượng.

Bản thân GDP là thước đo chính của năng suất kinh tế một quốc gia. GDP kinh tế của một quốc gia cho thấy giá trị thị trường của hàng hóa và dịch vụ mà nó tạo ra. Tại Mỹ, Văn phòng nghiên cứu kinh tế báo cáo GDP hàng quí.

Các nhà kinh tế theo dõi báo cáo hàng quí này và so sánh các số liệu tăng trưởng hàng quí và hàng năm, giúp phân tích tình trạng tài chính tổng thể của nền kinh tế. Các nhà lập pháp sử dụng GDP khi đưa ra các quyết định về chính sách tài khóa. Các nhà kinh tế ngân hàng trung ương sử dụng GDP như một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến các quyết định về chính sách tiền tệ.

GDP bình quân đầu người thường được phân tích cùng với GDP. Các nhà kinh tế sử dụng số liệu này để hiểu rõ hơn về năng suất trong nước cũng như năng suất của họ so với các quốc gia khác. GDP bình quân đầu người xem xét cả GDP của một quốc gia và dân số. Do đó, điều quan trọng là phải hiểu mỗi yếu tố đóng góp vào kết quả chung như thế nào, và cách mà mỗi yếu tố ảnh hưởng đến tăng trưởng GDP bình quân đầu người.

Nếu GDP bình quân đầu người của một quốc gia đang tăng với mức dân số ổn định, nó có khả năng là kết quả của những tiến bộ công nghệ, giúp cho sản lượng sản xuất tăng nhiều hơn với cùng một mức dân số. Một số quốc gia có thể có GDP bình quân đầu người cao nhưng dân số nhỏ, điều này có nghĩa là họ đã xây dựng một nền kinh tế tự cung tự cấp dựa trên nguồn tài nguyên đặc biệt dồi dào.

Một quốc gia có thể có tăng trưởng kinh tế nhất quán nhưng nếu dân số tăng nhanh hơn GDP, tăng trưởng GDP bình quân đầu người sẽ là âm. Đây không phải là một vấn đề đối với hầu hết các nền kinh tế tiên tiến, vì tốc độ tăng trưởng kinh tế của họ vẫn có thể vượt xa tốc độ tăng trưởng dân số của họ. Tuy nhiên, các quốc gia có mức GDP bình quân đầu người thấp - bao gồm nhiều quốc gia ở châu Phi - có thể có dân số tăng nhanh với mức tăng trưởng GDP ít dẫn đến sự suy giảm dần dần về mức sống.

3. Chi tiết GDP bình quân đầu người dân Việt Nam

Năm 2021, Việt Nam xếp thứ 41 trong top 50 nền kinh tế có quy mô GDP lớn nhất thế giới và xếp thứ 5 trong các nước thuộc khu vực Đông Nam Á.

Trong năm 2021, theo dữ liệu của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), Mỹ là quốc gia dẫn đầu trong danh sách các quốc gia có quy mô GDP danh nghĩa lớn nhất thế giới với 22.940 tỷ USD còn GDP bình quân đầu người của Mỹ đạt 69.375 USD xếp thứ 5 thế giới.

Trong khi đó, xếp ngay sau Mỹ về quy mô GDP là Trung Quốc với GDP danh nghĩa đạt khoảng 16.863 tỷ USD còn GDP bình quân đầu người đạt khoảng 11.891 USD, xếp thứ 64 trên thế giới.

Top 10 quốc gia có GDP bình quân đầu người lớn nhất thế giới gồm có: Luxembourg (131.302 USD), Ireland (102.394 USD), Thụy Sĩ (93.515 USD), Na Uy (82.244 USD), Mỹ (69.375 USD), Iceland (68.844 USD), Đan Mạch (67.920 USD), Singapore (66.263 USD), Úc (62.619 USD) và Qatar (61.791 USD).

Năm 2021, GDP Việt Nam đạt khoảng 368 tỷ USD, đứng thứ 5 trong khu vực và thứ 41 trên thế giới.

Xét về GDP bình quân đầu người, Singapore là nước dẫn đầu trong nhóm các nước khu vực Đông Nam Á, đạt khoảng 66.263 USD, xếp thứ 8 trên thế giới.

GDP bình quân đầu người Việt Nam xếp thứ bao nhiêu thế giới? - Ảnh 1.

GDP bình quân đầu người của các nước trong khối ASEAN năm 2021 (USD). Nguồn: IMF.

Trong các nước thuộc khối ASEAN, xếp sau Singapore về GDP bình quân đầu người là Brunei, xếp thứ 2 trong các nước ở Đông Nam Á và xếp thứ 31 thế giới với GDP bình quân khoảng 33.979 USD.

Xếp thứ 3 là Malaysia với GDP bình quân đầu người đạt khoảng 11.125 USD, xếp thứ 69 trên thế giới. Thái Lan đứng thứ 4 với GDP bình quân đạt khoảng 7.809 USD, xếp thứ 85 trên thế giới. Đứng ở vị trí thứ 5 là Indonesia với GDP bình quân đầu người đạt khoảng 4.225 USD, xếp thứ 117 trên thế giới.

Trong khi đó, GDP bình quân đầu người của Việt Nam trong năm 2021 đạt khoảng 3.743 USD, đứng thứ 6 trong khu vực và thứ 124 trên thế giới. Sau Việt Nam, Philippines, Lào, Campuchia và Myanmar có thứ hạng trên thế giới về GDP bình quân đầu người lần lượt là 129, 139, 156 và 164.

Hiện nay, GDP bình quân của Singapore, Brunei, Malaysia, Thái Lan và Indonesia xếp trên Việt Nam. GDP bình quân của Singapore, Brunei, Malaysia, Thái Lan, Indonesia đang gấp lần lượt là 16 lần, 8 lần, 3 lần, 2 lần và 1,2 lần so với GDP bình quân của Việt Nam.

Trên quy mô thế giới, GDP bình quân đầu người của Việt Nam từng ở mức 547 USD và xếp thứ 160/195 vào năm 2002. Sau 19 năm, con số này tăng 3,7 lần đạt 3.743 USD vào năm 2021.

Việt Nam đã tích cực phát triển kinh tế và cải thiện GDP bình quân đầu người qua nhiều năm. Giai đoạn 2021-2025, Việt Nam định hướng sẽ tiếp tục thúc đẩy tăng trưởng kinh tế chủ yếu theo chiều sâu, hoàn thiện mô hình tăng trưởng đồng bộ trên cả phương diện kinh tế - kỹ thuật, kinh tế - xã hội và kinh tế - sinh thái.

Cùng với đó, Việt Nam sẽ thúc đẩy phát triển trên nền tảng đổi mới sáng tạo, nâng cao năng suất lao động, ứng dụng tiến bộ khoa học - công nghệ, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, phát huy lợi thế so sánh và chủ động hội nhập quốc tế. Từ đó, Việt Nam góp phần đưa GDP bình quân tiệm cận với các nước lớn khác trong khu vực.

Trong năm 2022, Việt Nam phấn đấu đạt GDP bình quân đầu người khoảng 3.900 USD. Cùng với đó, theo Nghị quyết số 16/2021/QH15 về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025 của Chính phủ, Việt Nam phấn đấu GDP bình quân đầu người đến năm 2025 đạt khoảng 4.700-5.000 USD.

Đến năm 2030, Việt Nam đặt mục tiêu sẽ trở thành nước đang phát triển có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao, GDP bình quân đầu người đạt khoảng 7.500 USD, người dân có chất lượng cuộc sống cao. Cùng với đó, đến năm 2045, Việt Nam đặt mục tiêu sẽ trở thành nước phát triển và có thu nhập cao.

Trên đây là Chi tiết GDP bình quân đầu người dân Việt Nam mà ACC muốn giới thiệu đến quý bạn đọc. Hi vọng bài viết sẽ hỗ trợ và giúp ích cho quý bạn đọc về vấn đề này!

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo