Những dự thảo sửa đổi Luật thuế TNCN mới nhất (Cập nhật 2024)

Cho đến nay vẫn chưa có một khái niệm nào trên thế giới thống nhất về thuế. Đứng ở các góc độ khác nhau của các nhà kinh tế khác nhau lại có một khái niệm khác nhau về thuế. Thuế là một khoản thu bắt buộc, không bồi hoàn trực tiếp của Nhà nước đối với các tổ chức và các cá nhân nhằm đáp ứng nhu cầu chi tiêu của Nhà nước vì lợi ích chung. Những dự thảo sửa đổi Luật thuế TNCN mới nhất được quy định như thế nào? Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây mà ACC chia sẻ để biết thêm thông tin chi tiết và cụ thể về việc này.

luat thue

dự thảo luật thuế thu nhập cá nhân mới nhất

1. Định nghĩa về pháp luật thuế

Pháp luật thuế là tổng hợp các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình thu, nộp thuế giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và người nộp thuế nhằm hình thành nguồn thu ngân sách nhà nước để thực hiện các mục tiêu xác định trước.

Việc đưa ra khái niệm pháp luật thuế nhằm phân định ranh giới giữa các nhóm quan hệ, qua đó lựa chọn áp dụng các quy phạm pháp luật phù hợp, đạt được hiệu quả điều chỉnh cao.

Nghiên cứu quá trình hình thành và phát triển của luật thuế ở Việt Nam cho thấy pháp luật thuế ra đời rất sớm. Nhà nước với tư cách là chủ thể quyền lực, sử dụng công cụ riêng là pháp luật để tập trung bộ phận của cải xã hội mà không phụ thuộc vào ý chí của đối tượng nắm giữ của cải đó. Điều này cũng giúp cho việc phân biệt giữa luật thuế với luật ngân sách nhà nước mặc dù giữa luật thuế và luật ngân sách nhà nước có mối liên hệ nội tại.

2. Phân loại các loại thuế trong hệ thống pháp luật Việt Nam

Như ở trên đã đề cập, khi nói đến thuế không chỉ là một loại thuế nhất định mà Nhà nước quy định các loại thuế đánh trên các đối tượng khác nhau với những điều kiện áp dụng khác nhau. Do đó, việc thực hiện phân loại thuế thành những nhóm khác nhau có vai trò quan trọng không chỉ trong công tác ban hành pháp luật mà còn trong công tác thực thi của cả cơ quan lâp pháp và hành pháp. Trên cơ sở những tiêu chí khác nhau, thuế có thể được phân loại khác nhau, hiện nay phổ biến thuế được phân loại theo các tiêu chí như sau:

Thứ nhất, căn cứ vào mục đích điều tiết của thuế mà thuế có thể phân loại thành hai loại sau đây:

– Thuế trực thu

– Thuế gián thu

Thứ hai, bên cạnh việc phân loại thuế dựa trên cơ sở tiêu chí trên, thuế còn có thể được phân loại  căn cứ vào đối tượng đánh thuế. Việc phân loại thuế trên tiêu chí này có thể kể đến các nhóm thuế phổ biến như sau:

– Các loại thuế được đánh thuế trên tài sản, điển hình như thuế sử dụng đất, thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế giá trị gia tăng, thuế bảo vệ môi trường,…

– Các loại thuế nằm trong nhóm thuế thu nhập: Nhóm thuế này bao gồm các loại thuế đánh vào thu nhập, thực hiện đối với những đối tượng có giá trị thặng dư phát sinh từ tài sản, điển hình như thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế thu nhập cá nhân.

– Các loại thuế được phân loại nằm trong nhóm thuế được đánh vào các hành vi sử dụng, khai thác tài sản thuộc sở hữu toàn dân do nhà nước làm đại diện chủ sở hữu. Một trong những loại thuế đặc thù trong nhóm này chính là thuế sử dụng đất nông nghiệp, thuế sử dụng đất phi nông nghiệp, thuế tài nguyên,…

3. Dự thảo luật thuế thu nhập cá nhân mới nhất

Nộp thuế gấp 3 lần

Theo dự thảo, đến năm 2014, người nộp thuế sẽ được giảm trừ 6 triệu đồng/tháng và người phụ thuộc được giảm trừ 2,4 triệu đồng/tháng. Mức tăng của chiết trừ gia cảnh so với hiện nay là 50%. Cũng trong quãng thời gian này, lương tối thiểu có mức tăng 98,79%, tăng từ 830.000 đồng/tháng hiện nay lên 1.650.000 đồng/tháng vào năm 2014.

Với mức tăng chỉ bằng 1/2 lương tối thiếu, đến khi luật có hiệu lực, người đóng thuế trên thực tế phải nộp nhiều hơn hơn so với hiện nay. Ví dụ, một người độc thân có thu nhập 9 triệu đồng/tháng ở thời điểm hiện tại, trừ đi mức chiết trừ gia cảnh 4 triệu đồng, thu nhập đóng thuế là 5 triệu đồng thì số thuế phải đóng là 250.000 đồng/tháng.

Đến năm 2014, mức lương của người này sẽ tăng lên 17,89 triệu đồng/tháng (tương đương mức tăng của lương tối thiểu 98,79%), trừ đi mức chiết trừ gia cảnh 6 triệu đồng, thu nhập chịu thuế là 11,89 triệu đồng, rơi vào bậc khung thuế suất bậc 2 thay vì bậc 1 hiện nay. Số thuế phải đóng là 939.000 đồng, tăng 275% so với mức hiện tại. Nghĩa là, đến khi lương được tăng gấp đôi thì thuế phải nộp tăng gấp gần 3 lần.

Ví dụ này là minh chứng rõ ràng nhất, sự lỗi thời của ngưỡng thuế so với lương cơ bản. Mà lương cơ bản lâu nay đã luôn lỗi thời so với tốc độ tăng của giá cả. Người nộp thuế càng thêm thiệt thòi.

Một vấn đề quan trọng mà dự thảo sửa đổi luật Thuế TNCN bỏ qua là việc giãn khoảng cách thu nhập giữa các bậc chịu thuế hiện nay thay vì chỉ bỏ mức thuế suất 35%.

Ông Nguyễn Thái Sơn - Giám đốc Công ty tư vấn thuế Sài Gòn - phân tích đa số người nộp thuế TNCN rơi vào bậc 1, 2, 3 trong khi đó mức thu nhập giữa các bậc này chỉ từ 5 - 8 triệu đồng. Từ bậc 4 đến 7, mức thu nhập là từ 18 - 30 triệu đồng. Do đó việc giãn mức thu nhập giữa các bậc thuế sẽ hỗ trợ nhiều người trong khi bỏ mức thuế suất 35%, chỉ "đụng" tới một số ít người.

Vẫn phân biệt đối xử

Dự thảo đưa thêm một số khoản không tính vào thu nhập chịu thuế như các khoản trợ cấp, phụ cấp không mang tính chất tiền lương, tiền công khác theo quy định của Chính phủ. Thế nhưng, sự phân biệt đối xử giữa người trong và ngoài nước thể hiện qua luật Thuế TNCN hiện nay vẫn không được giải quyết.

Cụ thể, theo quy định hiện nay, người nước ngoài được phép trừ tiền học phí của con trước khi xác định thu nhập chịu thuế nhưng người Việt Nam thì không. Vấn đề này đã được đưa ra nhiều lần trước nhưng dự thảo không đề cập tới. Trong khi đầu tư vào việc học hành của người dân Việt Nam hiện nay rất cao, rất cần sự công bằng của chính sách thuế như áp dụng đối với người nước ngoài.

Việc trừ các chi phí trước khi nộp thuế là cách làm của nhiều nước bởi người nộp thuế phải có thu nhập bảo đảm được cuộc sống cơ bản của họ và gia đình trước khi nộp thuế. Tại Mỹ, trước khi tính thuế TNCN, Chính phủ Mỹ còn khuyến khích người dân gửi tiết kiệm hưu trí (năm 2009, đối với người dưới 50 tuổi là 5.000 USD, trên 50 tuổi là 6.000 USD) nên trừ ra khoản thu nhập này trước khi xác định thu nhập tính thuế. Ngoài ra, họ cũng được loại trừ một số khoản thu nhập như học phí cho con, chi phí chuyển nhà…

Một so sánh nhỏ cho thấy mức điều tiết của luật Thuế TNCN tại Việt Nam hiện nay quá cao khi chưa cho phép cá nhân trừ đi các khoản chi phí hợp lý. Một người độc thân tại Mỹ có thu nhập là 30.000 USD (vào năm 2009), chịu thuế là 1.930 USD, số thuế bằng 6,43% thu nhập. Trong khi đó, người Việt Nam có mức thu nhập tương đương vào thời điểm hiện nay khoảng 625 triệu đồng (tương đương 30.000 USD), số thuế đóng hơn 105 triệu đồng/năm, mức thuế điều tiết tính trên thu nhập bằng 16,8%.

Tại Mỹ, các khoản miễn thuế cho cá nhân được ấn định qua các năm theo mức độ lạm phát. Trong khi đó ở Việt Nam, luật Thuế TNCN 5 năm (2009 - 2014) mới được sửa đổi để thay đổi các khoản miễn trừ được đánh giá là đã lạc hậu ngay tại thời điểm có hiệu lực (năm 2009).

Bài viết trên là những thông tin chi tiết và cụ thể về dự thảo luật thuế thu nhập cá nhân mới nhất. Nếu có những câu hỏi và thắc mắc cần được giải đáp liên quan đến luật thuế hãy các vấn đề pháp lý, hãy liên hệ Công ty Luật ACC để được tư vấn và hỗ trợ. Chúng tôi luôn đồng hành pháp lý cùng bạn.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo