Kế toán dự phòng giảm giá đầu tư dài hạn cần biết những gì?

Khi doanh nghiệp có nhu cầu cần đầu tư dài hạn cần phải tìm hiểu những thông tin cũng như quy định liên quan. Trong đó, kế toán dự phòng giảm giá đầu tư dài hạn, những quy định về trích lập dự phòng giảm giá đầu tư dài hạn và hướng dẫn hạch toán tài khoản 229, trích lập dự phòng đầu tư tài chính là những thông tin vô cùng quan trọng mà bất cứ kế toán doanh nghiệp nào cũng cần phải biết.

dự phòng giảm giá đầu tư tài chính là gì

dự phòng giảm giá đầu tư tài chính là gì

 

1.  Dự phòng giảm giá các khoản đầu tư dài hạn 

Kế toán dự phòng giảm giá đầu tư dài hạn là việc tính trước vào chi phí hoạt động tài chính phần giá trị có thể bị giảm xuống thấp hơn giá gốc của các khoản đầu t­ư dài hạn và phản ánh giá trị thuần của khoản đầu. Dự phòng giảm giá đầu tư dài hạn, gồm: Dự phòng giảm giá chứng khoán đầu tư trong hoạt động đầu tư tài chính: Là dự phòng phần giá trị bị tổn thất do giảm giá các loại chứng khoán doanh nghiệp đang nắm giữ có thể xảy ra; Dự phòng tổn thất do giảm giá các khoản đầu tư dài hạn hoặc do doanh nghiệp nhận vốn góp đầu tư bị lỗ phải gọi thêm vốn. 

2. Quy định về trích lập dự phòng giảm giá đầu tư dài hạn 

Quá trình đầu tư dài hạn ở doanh nghiệp đôi khi phát sinh những rủi ro trong quá trình đầu tư để hạn chế tốn thất doanh nghiệp thường trích lập một khoản chi phí vào mỗi kỳ kế toán nhằm hạn chế những tốn thất mà doanh nghiệp gặp phải khi các khoản đầu tư dài hạn gặp những rủi ro, dưới đây là một số quy định về trích lập dự phòng giảm giá đầu tư dài hạn:

 – Phải lập kế toán dự phòng giảm giá đầu tư dài hạn theo đúng quy định của chế độ tài chính doanh nghiệp hiện hành: Dự phòng được trích lập vào cuối kỳ kế toán năm trước khi lập Báo cáo tài chính nếu có những bằng chứng tin cậy về sự giảm giá thường xuyên của các khoản đầu tư dài hạn mà doanh nghiệp đang nắm giữ.

 - Đối với công ty lập báo cáo tài chính giữa niên độ, trường hợp có sự thay đổi lớn về các khoản dự phòng thì được điều chỉnh giảm trừ hoặc hoàn nhập vào cuối kỳ kế toán giữa niên độ (kỳ kế toán quý). 

– Phải lập dự phòng cho từng loại, từng khoản đầu tư tài chính dài hạn đang có tại Công ty bị giảm giá trị. Mức trích lập dự phòng được xác định bằng số chênh lệch giữa giá gốc và giá trị thuần có thể thực hiện được hoặc khoản đầu tư có thể thu hồi của từng loại khoản đầu tư tài chính dài hạn. Trường hợp số dự phòng phải lập năm nay lớn hơn số dư khoản dự phòng đang hạch toán trên sổ kế toán thì phần chênh lệch được hạch toán vào chi phí tài chính trong kỳ. Nếu số dự phòng phải trích lập trong năm nay nhỏ hơn số dư khoản dự phòng đã được ghi nhận trên sổ kế toán thì phần chênh lệch được ghi giảm chi phí tài chính trong kỳ.

 Điều kiện để trích lập dự phòng giảm giá chứng khoán dài hạn là: 

- Chứng khoán công ty được công ty đầu tư theo quy định của pháp luật.

 - Được tự do mua bán trên thị trường mà tại thời điểm kiểm kê và lập báo cáo tài chính có giá thị trường đã giảm so với giá gốc ghi trên sổ sách kế toán. Đối với các khoản đầu tư dài hạn khác, phải dự phòng: nếu công ty được hưởng lợi từ khoản đóng góp mà bị lỗ thì phải gọi thêm vốn. Mức khấu trừ tối đa cho mỗi khoản đầu tư dài hạn bằng số vốn đã đầu tư. Tại thời điểm khóa sổ kế toán của năm sau, nếu công ty đầu tư vốn thực hiện có lãi hoặc giảm lỗ thì công ty phải lấy lại toàn bộ hoặc một phần số đã trích lập và ghi giảm chi phí tài chính. Dự phòng giảm giá đầu tư tài chính được sử dụng để bù đắp tổn thất thực tế của các khoản đầu tư dài hạn do các nguyên nhân như bên nhận đầu tư bị phá sản. thiên tai,... dẫn đến khoản đầu tư không có khả năng thu hồi hoặc thu hồi thấp hơn giá trị ban đầu của khoản đầu tư. Khoản dự phòng này không được sử dụng để bù đắp tổn thất do thanh lý các khoản đầu tư. 

3. Dự phòng giảm giá đầu tư dài hạn được sử dụng chủ yếu trên tài khoản 229

 – Dự phòng giảm giá đầu tư dài hạn. Tài khoản này dùng để phản ánh số hiện có và tình hình tăng, giảm các khoản dự phòng giảm giá chứng khoán đầu tư dài hạn và các khoản tổn thất khác về đầu tư dài hạn.

 Tài khoản này có cấu trúc như sau: Nợ: 

– Hoàn nhập dự phòng giảm giá TSCĐ tài chính 

– Bồi thường phần giá trị khoản đầu tư dài hạn bị tổn thất khi quyết định sử dụng khoản dự phòng đã trích lập để bù đắp phần tổn thất phải gánh chịu. Bên Có: Lập và lập bổ sung dự phòng giảm giá đầu tư dài hạn Dư Có: Giá trị dự phòng giảm giá đầu tư dài hạn hiện có cuối kỳ và các TK liên quan, như TK 635,…

 – Phương pháp Kế toán các nghiệp vụ kinh tế chủ yếu: Cuối năm tài chính, căn cứ vào tình hình giảm giá của chứng khoán dài hạn và các khoản đầu tư dài hạn khác hiện có tính đến cuối năm tài chính, kế toán tính toán khoản dự phòng giảm giá phải lập cho các khoản đầu tư dài hạn này, so sánh với số dư dự phòng giảm giá đầu tư dài hạn đã lập năm trước(nếu có) chưa sử dụng hết, xác định số dự phòng phải lập bổ sung thêm hoặc cần hoàn nhập: Trong đó(*) được lập cuối năm trước còn lại chưa sử dụng (thể hiện ở số dư Có của TK 229-Dự phòng giảm giá đầu tư dài hạn) 

* Nếu số dự phòng giảm giá đầu tư dài hạn phải lập cho năm sau lớn hơn số dự phòng giảm giá đầu tư dài hạn đã lập cho năm nay thì số chênh lệch lớn hơn được lập dự phòng bổ sung: Nợ TK 635- Chi phí tài chính Có TK 229- Dự phòng giảm giá đầu tư dài hạn

 * Nếu số dự phòng giảm giá đầu tư dài hạn phải lập cho năm sau nhỏ hơn số dự phòng giảm giá đầu tư dài hạn đã lập cho năm nay thì số chênh lệch nhỏ hơn được hoàn nhập: Nợ TK 229 – Dự phòng giảm giá đầu tư dài hạn Có TK 635- Chi phí tài chính

 * Khi tổn thất thực sự xảy ra ( như các DN nhận vốn góp bị phá sản, bị thiên tai, hoả hoạn,…) các khoản đầu tư thực sự không có khả năng thu hồi hoặc thu hồi thấp hơn giá gốc ban đầu, DN có quyết định dùng khoản dự phòng giảm giá đầu tư dài hạn đã lập để bù đắp tổn thất khoản đầu tư dài hạn, ghi: Nợ TK 111,112,… (nếu có) Nợ TK229- Dự phòng giảm giá đầu tư dài hạn (số đã lập dự phòng) Nợ TK 635- Chi phí tài chính (số chưa lập dự phòng) Có các TK 222,223,228 (giá gốc khoản đầu tư bị tổn thất).

4. Trích lập các khoản dự phòng đầu tư tài chính 

Căn cứ Tài khoản 2 Điều 5 Thông tư số 48/2019/TT-BTC ngày 08/08/2019 của Bộ Tài chính, gồm có những nguyên tắc sau:

 – Các khoản dự phòng quy định tại Thông tư này được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp trong kỳ báo cáo năm để bù đắp tổn thất có thể xảy ra trong kỳ báo cáo năm sau; đảm bảo cho doanh nghiệp phản ánh giá trị hàng tồn kho, các khoản đầu tư không cao hơn giá trên thị trường và giá trị của các khoản nợ phải thu không cao hơn giá trị có thể thu hồi được tại thời điểm lập báo cáo tài chính năm.

 – Thời điểm trích lập và hoàn nhập các khoản dự phòng là thời điểm lập báo cáo tài chính năm. 

– Doanh nghiệp xem xét, quyết định việc xây dựng quy chế về quản lý vật tư, hàng hóa, quản lý danh mục đầu tư, quản lý công nợ để hạn chế các rủi ro trong kinh doanh, trong đó xác định rõ trách nhiệm của từng bộ phận, từng người trong việc theo dõi, quản lý vật tư, hàng hoá, các khoản đầu tư, thu hồi công nợ.

 – Doanh nghiệp không trích lập dự phòng rủi ro cho các khoản đầu tư ra nước ngoài. Trên đây là nội dung kế toán khoản đầu tư vào công ty liên kết. 



Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo