Hướng dẫn cách kiểm tra tài khoản 131 trên bảng cân đối kế toán

Tài khoản 131 và 331 là hai tài khoản đặc biệt trong hệ thống kế toán, với tính chất lưỡng tính, có số dư đồng thời ở phía Nợ và phía Có trên bảng cân đối kế toán. Đối với kế toán, rất quan trọng để phân biệt rõ hai tài khoản này và định khoản một cách chính xác, đồng thời theo dõi chặt chẽ theo bản chất và yêu cầu của từng tài khoản.

Hướng dẫn cách kiểm tra tài khoản 131 trên bảng cân đối kế toán
Hướng dẫn cách kiểm tra tài khoản 131 trên bảng cân đối kế toán

1. KIỂM TRA VÀ XỬ LÝ SỐ LIỆU TÀI KHOẢN PHẢI THU KHÁCH HÀNG - TÀI KHOẢN 131

  • Tài khoản 131 có thể vừa có số dư bên Nợ vừa có số dư bên Có. Kế toán không được phép cấn trừ số dư bên Nợ và số dư bên Có của TK 131.
  • Tài khoản 131 có số dư Nợ khi khách hàng mua hàng nhưng chưa thanh toán cho nhà cung cấp.

Số Dư Nợ TK 131 trên sổ cái = Chỉ tiêu (MS) 131 – Phải thu khách hàng trên Bảng cân đối kế toán thuộc khoản phải thu = Số dư Nợ cuối kỳ TK 131 trên bảng cân đối số phát sinh = Số phải thu của khách hàng trên sổ theo dõi công nợ phải thu.

  • Tài khoản 131 có số dư Có khi khách hàng ứng trước tiền mua hàng cho doanh nghiệp nhưng chưa lấy hàng hoặc doanh nghiệp chưa xuất hóa đơn cung ứng dịch vụ. Kiểm tra xem tại sao doanh nghiệp chưa xuất hóa đơn, nếu đã giao hàng, hoàn thành dịch vụ đảm bảo điều kiện xuất hóa đơn thì tiến hành xuất hóa đơn cho khách hàng.

Số dư có TK 131 trên sổ cái = chỉ tiêu (MS) 313 – Người mua trả tiền trước trên bảng cân đối kế toán = Số Dư Có cuối kỳ TK 131 trên bảng cân đối số phát sinh.

2. Nguyên tắc kế toán tài khoản 131

Theo khoản 1 Điều 18 Thông tư 200/2014/TT-BTC khi hạch toán tài khoản 131 (tài khoản phải thu của khách hàng phải tuân thủ những nguyên tắc sau:

1 - Tài khoản 131 dùng để phản ánh các khoản nợ phải thu và tình hình thanh toán các khoản nợ phải thu của doanh nghiệp với khách hàng về tiền bán sản phẩm, hàng hóa, bất động sản đầu tư, tài sản cố định (TSCĐ), các khoản đầu tư tài chính, cung cấp dịch vụ. Tài khoản 131 còn dùng để phản ánh các khoản phải thu của người nhận thầu xây dựng cơ bản (XDCB) với người giao thầu về khối lượng công tác XDCB đã hoàn thành.

Lưu ý: Không phản ánh vào tài khoản 131 các nghiệp vụ thu tiền ngay.

2 - Khoản phải thu của khách hàng cần được hạch toán chi tiết cho từng đối tượng, từng nội dung phải thu, theo dõi chi tiết kỳ hạn thu hồi và ghi chép theo từng lần thanh toán. Đối tượng phải thu là các khách hàng có quan hệ kinh tế với doanh nghiệp về mua sản phẩm, hàng hoá, nhận cung cấp dịch vụ, kể cả TSCĐ, bất động sản đầu tư, các khoản đầu tư tài chính.

3 - Bên giao ủy thác xuất khẩu ghi nhận trong tài khoản 131 đối với các khoản phải thu từ bên nhận ủy thác xuất khẩu về tiền bán hàng xuất khẩu như các giao dịch bán hàng, cung cấp dịch vụ thông thường.

4 - Trong hạch toán chi tiết tài khoản 131, kế toán phải tiến hành phân loại các khoản nợ, loại nợ có thể trả đúng hạn, khoản nợ khó đòi hoặc có khả năng không thu hồi được, để có căn cứ xác định số trích lập dự phòng phải thu khó đòi hoặc có biện pháp xử lý đối với khoản nợ phải thu không đòi được.

5 - Trong quan hệ bán sản phẩm, hàng hoá, cung cấp dịch vụ theo thoả thuận giữa doanh nghiệp với khách hàng, nếu sản phẩm, hàng hoá, bất động sản đầu tư đã giao, dịch vụ đã cung cấp không đúng theo thoả thuận trong hợp đồng kinh tế thì người mua có thể yêu cầu doanh nghiệp giảm giá hàng bán hoặc trả lại số hàng đã giao.

6 - Doanh nghiệp phải theo dõi chi tiết các khoản nợ phải thu của khách hàng theo từng loại nguyên tệ.

Ngoài ra, để áp dụng đối với bảo hiểm tiền gửi Việt Nam cần bỏa đảm nguyên tắc:

- Bổ sung nội dung phản ánh các khoản nợ phải thu và tình hình thanh toán các khoản nợ phải thu của đơn vị với các tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi (BHTG) về phí BHTG, tiền phạt vi phạm về xác định số phí BHTG phải nộp và thời hạn nộp phí BHTG theo quy định. Tài khoản 131 được sử dụng cả ở Trụ sở chính và Chi nhánh của BHTG Việt Nam.

- Khoản phải thu về phí BHTG và tiền phạt cần được hạch toán chi tiết cho từng tổ chức tham gia BHTG, theo từng lần thanh toán.

3. Mọi người cùng hỏi/ Câu hỏi thường gặp

Làm thế nào để bạn phân tích một bảng cân đối kế toán?

Bảng cân đối kế toán của một công ty có thể được đánh giá bằng ba loại thước đo chất lượng đầu tư chính: vốn lưu động hoặc thanh khoản ngắn hạn, hiệu suất tài sản và cơ cấu vốn hóa.

Hệ số khả năng thanh toán là gì?

Đâу lầ các hệ ѕố thanh khoản của doanh nghiệp, có chức năng phản ánh năng lực tài chính của doanh nghiệp có đáp ứng được nhu cầu thanh toán các khoản nợ haу không.

Ý nghĩa của tỷ lệ các khoản phải thu so với các khoản phải trả là gì?

Hệ ѕố nàу thể hiện tỷ lệ giữa ᴠốn chiếm dụng ᴠà ᴠốn bị chiếm dụng của doanh nghiệp. Nếu tỷ lệ nàу cao hơn 100% thì đồng nghĩa ᴠới ᴠiệc doanh nghiệp chiếm dụng ᴠốn nhiều hơn là bị chiếm dụng, ᴠà ngược lại.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo