Dự án phát triển kinh tế xã hội là gì?

Chương trình và dự án phát triển là gì?

Chương trình và dự án phát triển kinh tế xã hội được xem như là một công cụ triển khai thực hiện các kế hoạch phát triển nhằm giải quyết các vấn đề bức xúc về kinh tế và xã hội. Trong đó, kế hoạch phát triển được hiểu là “một công cụ quản lý và điều hành vĩ mô nền kinh tế quốc dân, nó là sự cụ thể hoá các mục tiêu định hướng của chiến lược phát triển kinh tế xã hội theo từng thời kỳ bằng hệ thống các mục tiêu chỉ tiêu và chỉ tiêu biện pháp định hướng và hệ thống các chính sách, cơ chế áp dụng trong thời kỳ kế hoạch.” (Được phân tích cụ thể trong bài viết khác của Luật Dương Gia). 

Chương trình và dự án phát triển cụ thể hóa kế hoạch thành các nội dung triển khai hoạt động cụ thể trong đó thể hiện rõ mục tiêu, nguồn lực, tiến độ thực hiện… Như vậy, chỉ khi nào các KH được triển khai thành chương trình, dự án thì các KH đó mới có cơ chế để triển khai thực hiện, mới dự kiến được nhu cầu nguồn lực để từ đó cân đối với khả năng nguồn lực sẵn có và tiến hành ưu tiên hóa nếu các cân đối nguồn lực đó không đảm bảo.

Là một phương pháp kế hoạch hoá được áp dụng nhiều nước trên thế giới, ở Việt Nam cùng với quá trình đổi mới và mở cửa nền kinh tế phương pháp kế hoạch hoá quản lý theo các chương trình dự án mà trọng tâm là các chương trình quốc gia cũng được áp dụng rộng rãi từ những năm 1992. 

Để cụ thể hơn có thể hiểu tách biệt giữa chương trình phát triển và dự án phát triển, trong đó:

Về chương trình mục tiêu quốc gia:

Hiện nay chưa có khái niệm học thuật về chương trình mục tiêu cũng như chương trình mục tiêu quốc gia. Chương trình mục tiêu quốc gia ra đời trong quá trình phát triển kinh tế, xã hội nhằm giải quyết các khó khăn, thách thức trong các vấn đề an sinh xã hội như y tế, văn hóa, giáo dục,…; xóa đói, giảm nghèo; nâng cao đời sống người dân,… Mỗi quốc gia, ở mỗi thời kỳ khác nhau sẽ có những khó khăn, thách thức khác nhau để kinh tế, xã hội của đất nước phát triển bền vững. Do đó, mỗi nước sẽ có những cách tiếp cận và giải quyết vấn đề khác nhau so cho phù hợp với đặc điểm kinh tế, xã hội của mỗi nước thông qua các chương trình mục tiêu quốc gia. Nhưng về cơ bản chương trình mục tiêu quốc gia thường được hiểu là chương trình bao gồm nhiều dự án liên quan đến nhiều vấn đề khác nhau trong một tổng thể thống nhất nhằm giải quyết các vấn đề cấp bách trong một giai đoạn nhất định.

Dù ở các giai đoạn khác nhau chương trình mục tiêu quốc gia có những cách hiểu khác nhau, nhưng tựu trung lại chương trình mục tiêu quốc gia được hiểu là tập hợp các dự án có liên quan với nhau để thực hiện các mục tiêu cụ thể của một chương trình cụ thể,  nhằm giải quyết những vấn đề có tính cấp bách, liên ngành, liên vùng và có tầm quan trọng đối với sự phát triển kinh tế – xã hội chung của một đất nước mà chính phủ phải tập trung nguồn lực và sự chỉ đạo để giải quyết.

Về dự án phát triển:

Các dự án phát triển kinh tế (dự án phát triển) là dự án trực tiếp tạo ra các sản phẩm chiến lược, thúc đẩy sự phát triển kinh tế các ngành, vùng; thúc đẩy quá trình thay đổi cơ cấu kinh tế hoặc cơ cấu thu nhập của nhiều bộ phận dân cư.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo